Ngày soạn: 17/09/2011

Ngày dạy: 19,20,21,22,23/09/2011

Bài 2. Thông tin xung quanh ta

Tiết 3

I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU.

1. Kiến thức:

- Học sinh nhận biết được 3 dạng thông tin cơ bản.

- Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

2. Kỹ năng:

- Phân biệt ba dạng thông tin cơ bản.

- Có khả năng đưa các ví dụ về ba dạng thông tin cơ bản.

3. Thái độ:

- Nhận thức được máy tính có thể sử dụng cả ba dạng thông tin đáp ứng công việc trong cuộc sống.

II. PHƯƠNG PHÁP-PHƯƠNG TIỆN.

1. Phương pháp:

- Phương pháp thuyết trình, trực quan, diễn giảng.

2. Phương tiện:

- Giáo viên: Giáo án, máy tính, phòng máy, tranh ảnh, một số câu chuyện về vai trò của máy tính trong đời sống xã hội.

- Học sinh:  Đọc trước nội dung bài học, vở bút ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.

1. Ổn định tổ chức: (1phút).

2. Bài cũ: 7 phút.

Câu 1: Em hãy nêu các bộ phận chính của một máy tính để bàn?

Câu 2: Em hãy nêu chức năng của các bộ phận chính của máy tính để bàn?

3. Bài mới:.

a. Đặt vấn đề (1 phút)

Trong cuộc sống hàng  ngày các em được tiếp nhận và sử dụng nhiều dạng thông tin khác nhau? Vậy có báo nhiêu dạng thông tin cơ bản, chúng ta tiếp nhận các dạng thông tin ấy bằng cách nào và sử dụng nó như thế nào? Đó chính là nội dung của bài học hôm nay.

b. Bài mới

TL

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

17

Hoạt động 1:  Thông tin dạng văn bản

 

GV: Đưa một số mẫu văn bản: Thời khóa biểu lớp 3, bảng nội quy ở lớp học, trang sách.

GV: Các em biết được những thông tin gì qua các tài liệu trên?

 

GV: Tờ giấy ghi thời khóa biểu, bảng thông báo ở lớp học và trang sách ghi thông tin ở dạng văn bản.

 

GV: Vì sao trong các tàu liệu trên người ta sử dụng nhiều cỡ chữ, màu sắc của chữ và kiểu chữ khác nhau?

 

GV: Yêu cầu 2 học sinh lấy 2 ví dụ về thông tin ở dạng văn bản

 

 

 

 

 

HS: Trả lời câu hỏi

 

 

HS: Lắng nghe

 

 

HS: Trả lời( Nội dung trên trang sách có màu chữ khác nhau, kiểu chữ khác nhau để gây sự chú ý, thích thú cho người đọc, bảng thông báo có chũ to để mọi người ở xa có thể đọc được)

HS: Lấy ví dụ

 

 

17

Hoạt động 2: Thông tin dạng hình ảnh

 

GV: Cho học sinh quan sát bức tranh vẽ các con vật nuôi trong nhà.

GV: Các bức tranh trên vẽ các con vật gì, hình dạng các con vật như thế nào?

 

GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa

GV: Các em biết được những điều gì qua các bức tranh trên?

 

GV: Các bức tranh, các biển báo cho ta những thông tin ở dạng hình ảnh.

GV: Yêu cầu 2 học sinh lấy 2 ví dụ về thông tin ở dạng hình ảnh

 

 

HS: Quan sát.

 

HS: Trả lời.

 

HS: Quan sát.

 

HS: Trả lời( Đèn giao thông cho ta biết lúc nào được đi qua đường, lúc nào phải dừng. Hình 14cho ta biết đoạn đường gàn trường học, hình 15 cho ta biết đây là nơi cấm đổ rác và hình 16 cho ta biết nơi ưu tiên cho người tàn tật.

HS: Lắng nghe.

 

HS: Lấy ví dụ.

 

 

 

4. Cũng cố: 3’

- Nhắc lại ba dạng thông tin cơ bản

- Yêu cầu học sinh sưu tập thông tin thuộc ba dạng đã học. Các thông tin đó được thu thập ở đâu, bằng cách nào?

5. Dặn dò

- Về nhà thực hành, học bài xem bài tiếp theo.

- Xem trước phần bài học tiếp theo.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

.............................................................................                                                                                                                                           

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

 

nguon VI OLET