Chương 5: EM TẬP SOẠN THẢO
Bài 1: BƯỚC ĐẦU SOẠN THẢO

I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này các em có khả năng:
- Hiểu được khái niệm "soạn thảo văn bản", nắm được tính năng ưu việt của máy tính trong việc soạn thảo.
- Biết khởi động phần mềm soạn thảo Word, nhận diện được giao diện làm việc của Word.
- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình thực hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Giáo án, bảng, phấn, thước, máy tính.
- HS: Sách giáo khoa, vở, máy tính.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP:
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
3. BÀI MỚI:

NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu:


















2. Phần mềm soạn thảo:




























3. Soạn thảo:
















4. Thực hành:









- Giáo viên lấy ví dụ cho hs hiểu để hình thành khái niệm soạn thảo, soạn thảo văn bản.
- Soạn thảo: Là việc tạo ra, sửa đổi và trình bày các trang chứa các con chữ cũng như các đối tượng khác.
Soạn thảo văn bản: Chủ yếu tạo ra các trang chữ.
- Vai trò của máy tính trong việc soạn thảo:
+ Đem lại hiệu quả kinh tế như tiết kiệm giấy, mực.
+ Tách rời việc gõ văn bản và trình bày văn bản.
+Khả năng chỉnh sửa cao hơn hẳn so với việc viết trên giấy.
+ Khả năng lưu trữ rất lâu. Sau này ta có thể dùng lại.

- Trong chương này chúng ta sử dụng phần mềm soạn thảo Word. Word là phần mềm soạn thảo phổ biến nhất hiện nay ở nước ta.
- Khởi động Word:
+ C1:Nháy đúp chuột vào biểu tượng Word  có trên màn hình.
+ C2: Vào Start/ Programs/ Microsoft Office/ Microsoft Word.
- Sau khi khởi động sẽ xuất hiện giao diện của phần mềm như sau:


- Vùng trắng lớn ở giữa là vùng soạn thảo. Nội dung soạn thảo sẽ thể hiện ở vùng này.

- Soạn thảo bằng cách: Gõ các chữ hay kí hiệu từ bàn phím.
- Trên vùng soạn thảo có một vạch đứng đó là con trỏ soạn thảo.
- Khi gõ phím, chữ hoặc kí hiệu tương úng sẽ xuất hiện tại vị trí của con trỏ soạn thảo.
- Các phím đặc biệt trong việc soạn thảo:
+ Phím Enter: Dùng để xuống dòng và bắt đàu đoạn văn mới. Word tự xuống dòng khi con trỏ soạn thảo sát lề phải, không còn chỗ cho chữ mới gõ vào.
+ Các phím mũi tên: Dùng để di chuyển con trỏ soạn thảo (lên trên, xuống dưới, sang trái, sang phải).
Chú ý: Có thể nháy chuột để đặt con trỏ soạn thảo tại vị trí bất kì trong văn bản.
- Khởi động phần mềm Word lên và thực hành soạn thảo như sau:
+ Gõ các từ như bài tập T1 trang 73 SGK.
+ Gõ đoạn thơ (không gõ dấu) ở bài tập T2 trang 74 SGK.
- Nhắc nhở học sinh trong khi thực hành như ngồi đúng tư thế, gõ 10 ngón, đặt tay trên bàn phím cho đúng.
- Nhận xét quá trình thực hành của học sinh.
- Chú ý lắng nghe.


















- Chú ý lắng nghe và ghi chép vào vở.




























- Chú ý lắng nghe và ghi chép vào vở.















- Thực hành dưới sự hướng dẫn của gv.






- Chú ý lắng nghe và rút kinh nghiệm.


4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhắc nhở học sinh về nhà đọc lại bài.
- Về nhà đọc trước bài “Chữ Hoa”.
IV. NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM:





Bài 2: CHỮ HOA

I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này các em có khả năng:
- Biết cách sử dụng phím Shift, phím CapsLock khi gõ chữ hoa.
-
nguon VI OLET