Tröôøng Tieåu hoïc Hoaø Minh A – Giaùo aùn tin hoïc lôùp 4

 

Tuần 1

Từ ngày 29 tháng 8 đến 1 tháng 9 năm 2016

Ngày soạn: 24/8/2016

 

Bài 1: NHỮNG ĐIỀU EM ĐÃ HỌC

 

 I. Mục tiêu bài học 

Học xong bài học này các em củng cố kiến thức và kĩ năng thực hành phần mềm Paint đã được học ở lớp 3; biết sử dụng các công cụ vẽ đã học để vẽ các vật dụng thông thường trong gia đình.

 II. Chẩn bị

- GV: Giáo án, SGK, máy tính.

- HS: Vở ghi và bút ghi.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

TIẾT 1

1.Ổn định lớp:

Báo cáo sỉ số:

Tên học sinh vắng:

2. Dạy bài mới: Những điều em đã học Hoạt động 1: Công dụng của máy tính

- Cho tên và công dụng của các công cụ, mẫu vẽ:

- Yêu cầu học sinh gọi tên và điền công dụng của biểu tượng trong bảng còn thiếu cho đầy đủ và chính xác.

Hoạt động 2: Khám phá

- Quan sát tranh vẽ, thảo luận nhóm.

+ Em vẽ mẫu nào trước, mẫu nào sau?

+ Làm thế nào để có bức tranh treo tương?

TIẾT 2

Hoạt động 3: Vẽ theo mẫu

- Hướng dẫn học sinh cách vẽ theo trình tự như sau:

1 Mở tệp hình Mickey1.bmp

2 Dùng tổ hợp phím Ctrl +A để chọn toàn bộn tranh

3 Chọn lệnh Copy hoặc Ctrl + C

4 chuyển sang hình đang vẽ

5. Chọn lệnh Paste hoặc Ctrl +V

6. Chuyển mẫu vẽ đến vị trí thích hợp.

7. Vẽ khung tô màu.

- Hướng dẫn điền số theo thứ tự vào các ô của bức tranh

Hoạt động 4: Sáng tạo

- Gợi ý cho các em tự trang trí căn phòng của mình với màu sắc và bố cục khác nhau.

- Giới thiệu sản phẩm tốt của các em với bạn bè

- Động viện các em học sinh chưa có sản phẩm tốt

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe

 

- Thảo luận nhóm hoàn thành nội dung

 

 

 

- Quan sát tranh vẽ

- Trả lời

 

 

 

 

- Lắng nghe

 

- Quan sát giáo viên thực hiện

- Thực hiên theo hướng dẫn

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thực hiện điền số vào các ô theo thứ tự thực hiện vẽ bức tranh 

 

- Tự trang trí căn phòng của mình theo ý thích

 

- Trình bày sản phẩm của mình cho các bạn xem

 

IV. Củng cố - dặn dò

- Nhận xét tiết học

- Nhắc lại một số công cụ thường được sử dụng và mang lại hiệu quả nhất.

- Đưa ra một số ý cho học sinh tự nhận xét đánh giá bản thân.

 

                                             DUYỆT CỦA PHÓ HIỆU TRƯỞNG

        Ngày… tháng… năm 2016

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần 2

Từ ngày 5 đến 10 tháng 9 năm 2016

Ngày soạn: 24/8/2016

 

Bài 2: VẼ THEO MẪU: KHU VƯỜN NHÀ EM

 

 I. Mục tiêu bài học 

- Biết sử dụng các công cụ vẽ đã học để vẽ khu vương nhà em.

- Làm quen với tranh vẽ có bố cục.

 II. Chẩn bị

- GV: Giáo án, SGK, máy tính.

- HS: Vở ghi và bút ghi.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

TIẾT 1

1.Ổn định lớp:

Báo cáo sỉ số:

Tên học sinh vắng:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Để lấy lại hình trước đó hoặc tô màu bị nhầm em nhấn tổ hợp phím gì?

- Muốn di chuyển được hình vẽ em thực hiện như thế nào?

3. Dạy bài mới: Vẽ theo mẫu: Khu vườn nhà em

Hoạt động 1: Khám phá

- Cho quan sát tranh vẽ

- Yêu cầu thảo luận nhóm với câu hỏi em vẽ mẫu nào trước, mẫu nào sau?

1. ……………………………………..

2………………………………………

3…………………………………………

4……………………………………….

5………………………………………..

Hoạt động 2: Vẽ theo mẫu

- Hướng dẫn cách vẽ theo hình mẫu

+ Vẽ ngôi nhà và cây ăn quả.

+ Di chuyển mẫu vẽ xuống góc bên dưới bức tranh.

+ Vẽ cụm mây bằng công cụ Oval, tẩy xóa các chi tiết thừa, tô màu.

+ Vẽ bãi cỏ bằng công cụ Curve.

+ Di chuyển ngôi nhà vào vị trí thích hợp

+ Sao chép cây ăn quả, di chuyển vào vị trí phù hợp.

+ Vẽ hàng rào

+ Tô màu hoàn chỉnh

- Lưu ý khi sao chép cây ở vị trí xa cần được thu nhỏ.

- Sắp xếp lại các bức tranh bằng cách ghi số.

 

TIẾT 2

Thực hành vẽ theo mẫu

- Chia nhóm thực hành

- Yêu cầu học sinh thực hành vẽ theo mẫu đã hướng dẫn

- Quan sát giúp các em thực hành yếu

Hoạt động 3: Sáng tạo

- Trang trí thêm cho bức tranh

- Giới thiệu những sản phẩm có sự sáng tạo đẹp cho các em học sinh khác tham khảo .

- Động viện các em học sinh chưa có sản phẩm tốt

 

 

 

 

 

 

 

- Trả lời : Ctrl + Z

- Chọn phần hình vẽ, Nhấn giữ phím Shift trong lúc kéo thả chuột

 

 

 

 

 

- Lắng nghe

- Thảo luận nhóm hoàn thành nội dung

 

 

 

 

 

 

 

 

- Quan sát tranh vẽ

- Quan sát giáo viên thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thực hiện thu nhỏ

 

- Thực hiện điền số vào các ô theo thứ tự thực hiện vẽ bức tranh 

 

 

 

 

- Thực hiện ngồi theo nhóm

- Vẽ theo mẫu

 

 

 

- Tự trang trí bức tranh của mình theo ý thích

- Trình bày sản phẩm của mình cho các bạn xem

 

IV. Củng cố -dặn dò

- Nhận xét tiết học, lưu ý một số lỗi mắc phải khi thực hành

- Lưu ý khi nhìn vào tranh thì các vật ở gần, ta có cảm giác chúng to hơn so với khi ở xa, đó là do luật phối cảnh.

- Đưa ra một số ý cho học sinh tự nhận xét đánh giá bản thân. 

 

 

                                                                    DUYỆT CỦA PHÓ HIỆU TRƯỞNG

        Ngày… tháng… năm 2016

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần 3

Từ ngày 12 đến 17 tháng 9 năm 2016

Ngày soạn: 2/9/2016

 

Bài 3: VẼ THEO MẪU: CẢNH BIỂN QUÊ HƯƠNG

 

 I. Mục tiêu bài học 

 Biết sử dụng các công cụ vẽ tự do(pencil), sử dụng các công cụ vẽ đã học để vẽ cảnh biển.

 II. Chẩn bị

- GV: Giáo án, SGK, máy tính.

- HS: Vở ghi và bút ghi.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

TIẾT 1

1.Ổn định lớp:

Báo cáo sỉ số:

Tên học sinh vắng:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Tổ hợp phím Ctrl + C tương ứng với nút lệnh gì?

- Tổ hợp phím Ctrl + V tương ứng với nút lệnh gì?

3. Dạy bài mới: Vẽ theo mẫu: Cảnh biển quê hương

Hoạt động 1: Khám phá

- Cho quan sát tranh vẽ

- Yêu cầu thảo luận nhóm với câu hỏi em vẽ mẫu nào trước, mẫu nào sau?

1. ……………………………………..

2………………………………………

3…………………………………………

4……………………………………….

5………………………………………..

Hoạt động 2: Vẽ theo mẫu

- Hướng dẫn cách vẽ theo hình mẫu

+ Vẽ đường chân trời, đường bờ biển bằng công cụ (Curve).

+ Vẽ núi bằng công cụ (Pencil).

+ Vẽ cụm mây bằng công cụ Oval, tẩy xóa các chi tiết thừa.

+ Vẽ ghe và thuyền buồm bằng công cụ (Curve, Rectangle, Triangle, Line).

+ Sao chép ghe và thuyền buồm.

+ Vẽ cây dừa và sao chép bằng công cụ (Curve)

+ Vẽ mây trắng và tô màu hoàn chỉnh

- Lưu ý các vật ở càng xa thì phải vẽ càng nhỏ

- Em hãy sắp xếp lại các bức tranh bằng cách ghi số vào ô tròn.

 

TIẾT 2

Thực hành vẽ theo mẫu

- Chia nhóm thực hành

- Yêu cầu học sinh thực hành vẽ theo mẫu đã hướng dẫn

- Quan sát giúp các em thực hành yếu

Hoạt động 3: Sáng tạo

- Em hãy trang trí thêm cho bức tranh của em

- Giới thiệu những sản phẩm có sự sáng tạo đẹp cho các học sinh khác tham khảo. .

- Động viện các em học sinh chưa có sản phẩm tốt

 

 

 

 

 

 

- Trả lời : nút lệnh Copy

 

- Trả lời : nút lệnh Paste

 

 

 

 

 

- Quan sát tranh vẽ

- Lắng nghe

- Thảo luận nhóm hoàn thành nội dung

 

 

 

 

 

 

 

- Quan sát tranh vẽ

- Quan sát giáo viên thực hiện

dẫn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sắp xếp lại các bức tranh bằng cách ghi số vào ô tròn.

 

 

 

 

 

 

- Thực hiện ngồi theo nhóm

- Vẽ theo mẫu

 

 

 

 

- Tự trang trí bức tranh của mình theo ý thích

- Trình bày sản phẩm của mình cho các bạn xem

 

IV. Củng cố -dặn dò

- Nhận xét tiết học, lưu ý một số lỗi mắc phải khi thực hành

- Lưu ý học sinh khi vẽ tranh phong cảnh, ta cần phải chú ý đến luật phối cảnh: vật càng xa thì phải vẽ càng nhỏ và mờ hơn so với khi vật ở gần.

- Đưa ra một số ý cho học sinh tự nhận xét đánh giá bản thân 

 

                                                                  DUYỆT CỦA PHÓ HIỆU TRƯỞNG

        Ngày… tháng… năm 2016

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần 4

Từ ngày 19 đến 24 tháng 9 năm 2016

Ngày soạn: 8/9/2016

 

Bài 4:GIỚI THIỆU MICROSOFT POWERPOINT

 

I. Mục tiêu bài học 

- Biết cách khởi động và thoát khỏi chương trình powerpoint.

-  Làm quen với giao diện chương trình. 

- Biết thiết kế các slide với những mẫu có sẵn.

I. Chẩn bị

- Giáo án, SGK, máy tính.

- Vở ghi và bút ghi.

III. Các hoạt động dạy học

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

TIẾT 1

1.Ổn định lớp:

Báo cáo sỉ số:

Tên học sinh vắng:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Dạy bài mới: Giới thiệu Microsoft Powerpoint

Hoạt động 1: Giới thiệu Microsoft Powerpoint

- Microsoft PowerPoint là một công cụ thuộc bộ phần mềm văn phòng của Microsoft, công cụ này giúp em tạo ra những trang trình diễn sinh động, giúp cho phần trình bày của em trở nên thu hút hơn

- Cho học sinh xem một sản phẩm PowerPoint và sau đó thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi sau:

1. Vì sao khi trình bày có sử dụng sản phẩm PowerPoint  sẽ thu hút người nghe hơn?

- Ghi nhận

2. Để khởi động công cụ PowerPoint, ta có thể thực hiện theo 2 cách

- Cách thứ nhất

+ Nhấp chuột chon nút Start

+ Nhấp chuột chọn All Programs

+ Sau đó chọn Microsoft Office

+ Rồi chọn Microsoft Office PowerPoint

- Cách thứ 2:

+ Em có thể khởi động PowerPoint thông qua các biểu tượng

- Sau khi sử dụng xong em có thể tắt PowerPoint bằng cách: File -> Exit hoặc Alt + F4, chọn nút Close

- Nhìn vào các thao tác minh họa em hãy điền vào chỗ trống phần chú thích (SGK trang 18)

Hoạt động 2: Giao diện Microsoft Powerpoint

- Khởi động chương trình Powerpoint cho học sinh quan sát làm quen

- Giới thiệu cho học sinh các thành phần Powerpoint : Thanh tiêu đề( Title bar), Thanh trình đơn(Menu bar), thanh Ribbon, cửa sổ Slides,Khu vực thiết

kế(Work Area), Khung ghi chú(note), Thanh trạng thái(Status bar) - Cho học sinh ghi tên gọi các thành phần vào ô trống (SGK trang 19).

 

TIẾT 2

Hoạt động 3: Tạo bài trình diễn của em

Sau khi khởi động PowerPoint, em đã có sẵn một trang(slide) trắng đầu tiên, em có thể chọn các mẫu trình bày do PowerPoint đã thiết kế sẵn bằng cách thực hiện theo các bước sau:

(Vừa nói vừa thực hành cho học sinh xem)

- Chọn thẻ Design

- Chọn một trong những mẫu em thích

Chèn thêm Slide thứ hai:

- Chọn thẻ Home

- Nháy chọn New Slide

- Chọn mẫu trong Office Theme

Chọn mẫu cho Slide mới:

- Nhấp chọn Slide, sau đó nhấp phải chuột vào mẫu, rồi chọn Apply to Selected Slides.

- Thực hành lại lần 2 nhanh hơn cho học sinh xem lại

*Em cần biết

- Sau khi thiết kế xong bài trình diễn để xem bài trình diễn toàn màn hình máy tính, em dùng phím F5, khi cần sang trang kế, em dùng phím Enter cho đến khi kết thúc bài trình diễn, hoặc em có thể dùng phím ESC để tắt.

Hoạt động 4: Thực hành

Yêu cầu học sinh tạo bài trình diễn với 5 Slide có mẫu giống nhau, sau đó thay đổi thiết kế để các Slide có mẫu khác nhau.

- Quan sát theo dõi quá trình thực hành của học sinh

- Giúp đở học sinh gặp khó khăn trong quá trình thực hành

- Giới thiệu sản phẩm hoàn thành sớm đạt yêu cầu cho các nhóm tuyên dương

- Động viên các nhóm còn lại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe

 

 

 

 

 

- Quan sát bày trinh diễn của giáo viên

- Lắng nghe

- Thảo luận nhóm trình bày

+ Trình chiếu sinh động hơn, ít chữ có hình ảnh minh họa…

 

- Lắng nghe

 

- Ghi bài vào vở

 

- Lắng nghe

- Ghi bài

 

- Theo dõi, ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Quan sát tìm hiểu các thành phần trên giao diện chương trình

 

 

 

- Lắng nghe

- Theo dõi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Quan sát ghi nhớ để thực hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thực hành theo yêu cầu

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- Trình bày sản phẩm cho các bạn tuyên dương

 

IV. Củng cố -dặn dò

- Nhận xét tiết học tuyên dương nhóm hoàn thành tốt bài thực hành.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị xem tiếp bài tiếp theo.

- Đưa ra một số ý cho học sinh tự nhận xét đánh giá bản thân. 

 

                                                                        DUYỆT CỦA PHÓ HIỆU TRƯỞNG

        Ngày… tháng… năm 2016

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần 5

Từ ngày 26/9 đến 01tháng 10 năm 2016

Ngày soạn: 22/9/2016

 

Bài 5:TẠO NỀN VÀ CHUYỂN CẢNH

 

I. Mục tiêu bài học 

- Em có thể tự thiết kế nền slide theo ý thích.

- Có thể tạo hiệu ứng chuyển cảnh giữa các slide. 

- Trình diễn slide bằng cách sử dụng bàn phím.

I. Chẩn bị

- GV: Giáo án, SGK, máy tính.

- HS: Vở ghi và bút ghi.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

TIẾT 1

1.Ổn định lớp:

Báo cáo sỉ số:

Tên học sinh vắng:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Thực hiện chèn thêm slide thứ hai có cùng mẫu với Slide thứ nhất .

- Thực hiện chèn thêm slide thứ ba không cùng mẫu với slide thứ hai.

 

 

3. Dạy bài mới: Tạo nền và chuyển cảnh

Hoạt động 1:Những gì em đã biết

- Yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng nhất

1. Cách khởi động nào nhanh nhất trong ba cách sau đây

a/ Nháy đúp vào biểu tượng

b/ Nháy chuột vào biểu tương powerpoint

 

c/ -> ->

      ->

2. Tổ hợp phím dùng để thoát chương trình Microsoft PowerPoint:

a. Shift + F4                   b. Ctrl + F4

c. Alt + F4                      d. + F4

Hoạt động 2: Tự thiết kế nền:

Trong quá trình thiết kế Slide trình diễn, có những lúc các mẫu thiết kế có sẵn không phù hợp với bài trình diễn của em, khi đó, em có thể tự tạo ra cho mình các mẫu nền theo ý thích

Thực hiện mẫu cho học sinh quan sát

- Nhấp phải chuột vào Silde -> Format Background

- Giải thích ý nghĩa trong Format Background

- Solid fill: Màu đơn sắc

+ Color: Chọn màu

+ Transparency: Chỉnh độ trong suốt

-Gradient fill: Màu tô chuyển

+ Preset colors: Chọn màu (được cài đặt sẵn)

+ Direction: Hướng tô chuyển

- Picture or texture fill: Nền có vân gỗ - đá hoặc dùng hình ảnh làm nền

+ Texture: Chọn vân gỗ đá

- Insert from: Chọn hình ảnh làm nền

+File…: Hình có sẵn trên đĩa

+Clipboard: Hình lưu trong bộ nhớ

+ Clip Art…: Hình trong thư viện

- Thực hiện tạo 2 Silde có nền vân gỗ đá khác nhau 

- Thực hiện tạo 2 Silde có nền là hình ảnh trong thư viện.

Hoạt động 3: Hiệu ứng chuyển cảnh

Chuyển cảnh là chuyển Silde giúp cho bài trình diễn thêm sinh động

- Thực hiện tạo hiệu ứng chuyển cảnh cho học sinh theo dõi

+ Chọn Silde

+ Chọn Menu Transitions

+ Chọn một trong những hiệu ứng mà em thích

+ Có thể chọn âm thanh đi kèm, tốc độ hiệu ứng

+ Apply to all: Áp dụng cho tất cả các Silde

Hoạt động 4: Trình diễn với bàn phím

Sau khi đã thiết kế xong em có thể xem sản phẩm bằng các phím trên bàn phím:

- F5: Bắt đầu bài trình diễn từ Silde đầu tiên.

- Shift + F5 : Trình diễn từ Silde đang được chọn.

- Một trong 4 phím này cho phép tiếp tục trình diễn: ↓ ,→ , Enter, phím cách

- Một trong 3 phím này cho phép trở lại hiệu ứng trước đó: ↑  , ← , Backspace

- Thoát khỏi chế độ trình diễn: Esc

TIẾT 2

Hoạt động 5: Thực hành

- Chia nhóm thực hành

Các em hãy hoàn tất các bài tập sau:

1. Tạo bài trình diễn 5 slide, mỗi slide có background vân gỗ - đá khác nhau.

- Tạo hiệu ứng chuyển cảnh và áp dụng cho tất cả các slide.

- Trình diễn bằng cách sử dụng bàn phím

2. Thay đổi background, sử dụng hình ảnh làm nền.Thiết kế mỗi slide có hiệu ứng chuyển cảnh khác nhau.

- Quan sát nhắc nhở giúp đở học sinh chưa làm được.

- Tuyên dương nhóm hoàn thành nội dung đúng đạt yêu cầu

 

 

 

 

 

- Nháy chuột vào mũi tên bên dưới New slide -> Chọn mẫu trong Office Theme giống mẫu thứ nhất

- Chọn New Slide -> Chọn vào slide mới tạo -> chọn Design phải chuột vào mẫu em muốn -> Apply to Selected Silde

 

 

 

- Chọn đáp án đúng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe

 

 

 

 

- Quan sát

- Lắng nghe và quan sát

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Quan sát cách thực hành của GV

 

- Quan sát cách thực hành của GV

 

 

- Lắng nghe

 

- Quan sát

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe

 

- Ghi bài

 

- Ghi bài

 

- Ghi bài

 

- Ghi bài

 

- Ghi bài

 

 

- Tiến hành thực hành theo nhóm

- Thực hành theo từng nội dung

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nghiêm túc thực hành

 

- Trình chiếu sản phẩm cho các bạn xem

 

IV. Củng cố - dặn dò

- Nhận xét tiết học, nhắc lại một số phím khi trình diễn bài cần lưu ý tập dượt thường xuyên.

- Về nhà xem lại bài, tìm hiểu bài tiếp theo “hình ảnh và chữ nghệ thuật”.

- Đưa ra một số ý cho học sinh tự nhận xét đánh giá bản thân. 

 

                                             DUYỆT CỦA PHÓ HIỆU TRƯỞNG

        Ngày… tháng… năm 2016


Tuần 6

Từ ngày 03 đến 08tháng 10 năm 2016

Ngày soạn: 26/9/2016

 

Bài 5. HÌNH ẢNH VÀ CHỮ NGHỆ THUẬT

 

I. Mục tiêu bài học 

Em có thể tự trang trí cho slide bằng cách bổ sung thêm hình ảnh và chữ nghệ thuật vào trang trình diễn.

I. Chẩn bị

- GV: Giáo án, SGK, máy tính.

- HS: Vở ghi và bút ghi.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

TIẾT 1

1.Ổn định lớp:

Báo cáo sỉ số:

Tên học sinh vắng:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Thực hiện tạo hình nền cho slide.

 

 

 

- Thực hiện tạo hiệu ứng chuyển cảnh cho slide.

 

 

3. Dạy bài mới: Hình ảnh và chữ nghệ thuật

Hoạt động 1: Chèn và chỉnh sữa hình ảnh

- Để minh hoạ cho bài trình diễn của mình, em có thể chèn thêm hình ảnh vào slide.

- Giáo viên thao tác trước cho học sinh quan sát cách chèn hình ảnh vào slide:

+ Vào menu Insert chọn picture hoặc chọn Clip Art hoặc chọn Photo Album.

- Sau khi chèn hình ảnh em có thể thay đổi kích thước hình ảnh vừa chèn vào slide bằng cách nhấp chuột chọn hình ảnh, sau đó nhấn giữ và kéo thả chuột trái tại các điểm định vị.

- Sau khi đã chèn hình ảnh vào slide, em có thể thực hiện thêm các thao tác chỉnh sắc độ cho hình và tạo khung hình.

- GV thực hành trước cho học sinh quan sát.

Hoạt động 2: Thực hành chèn và chỉnh sửa hình ảnh

- Yêu cầu học sinh làm việc nhóm đôi, tạo một trang trình diễn, sau đó lần lượt chèn hình ảnh vào slide, tiến hành chỉnh sửa hình ảnh bằng các thao tác đã học theo trình tự như sau:

1. Chèn hình

2. Chỉnh kích thước

3. Sao chép hình

4. Chọn kiểu khung viền

5. Chỉnh màu sắc, độ sáng/tối, độ tương phản.

Hoạt động 3: Tạo chữ nghệ thuật – WORDART

- Là công cụ thuộc nhóm Microsoft Office, nên thao tác tạo chữ nghệ thuật trong Microsoft  Powerpoint hoàn toàn không có gì khác với WordArt trong Microsoft Word.

- GV: hướng dẫn cho học sinh cách tạo chữ wordart trong powerpoint:

1.  Vào menu Insert

2. Nháy chọn WordArt

3. Chọn mẫu chữ cần thể hiện tại khung mẫu chữ.

4. Nhập nội dung của WordArt.

TIẾT 2

Hoạt động 4: Thực hành tổng hợp

- Chia nhóm thực hành

Các em hãy hoàn tất các bài tập sau:

1. Chèn hình và WordArt.

2. Trang trí hình đã chèn.

3. Trang trí cho WordArt.

4. Tạo hiệu ứng chuyển cảnh.

5. Trình diễn bằng cách sử dụng bàn phím

- Quan sát nhắc nhở giúp đỡ học sinh chưa làm được.

- Tuyên dương nhóm hoàn thành nội dung đúng đạt yêu cầu

 

 

Hs báo cáo

 

 

- Nháy phải chuột chọn Format background, chọn solide: màu đơn sắc. Gradient fill: màu tô chuyển. Picture or texture fill: nền có vân gỗ - đá.

- Chọn slide trong cửa sổ slides. Chọn menu transitions, chọn 1 trong những hiệu ứng mà em thích.

 

 

 

 

 

- Lắng nghe

 

 

- Hs quan sát giáo viên thực hành

 

 

 

- Lắng nghe

 

 

 

 

- Lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên

 

- Quan sát

 

 

 

- Thực hành theo yêu cầu của giáo viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe

 

 

 

 

- Quan sát giáo viên thực hành

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hs thực hành theo yêu cầu của giáo viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Củng cố - dặn dò

- Nhận xét tiết học, nhắc lại cách chèn và chỉnh sửa hình ảnh.

- Về nhà xem lại bài, tìm hiểu bài tiếp theo “sử dụng khung nhập văn bản”.

- Đưa ra một số ý cho học sinh tự nhận xét đánh giá bản thân. 

 

                                             DUYỆT CỦA PHÓ HIỆU TRƯỞNG

        Ngày… tháng… năm 2016

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

nguon VI OLET