Kế hoạch giảng dạy   Quyển 1

Tuần 1 - Tiết 1, 2:

Chương 1: Làm quen với máy tính

Bài 1: Người bạn mới của em

 

  1. Mục tiêu

+ Nhận biết được các bộ phận quan trọng nhất của 1 dàn máy tính để bàn.

+ Biết cách tắt, khởi động máy.

+ Nắm được các thao tác bật, tắt máy.

  1. Chuẩn bị:
    1. Giáo viên:

+ Giáo án, chuẩn bị phòng máy.

+ Các công cụ cần thiết phục vụ cho tiết học như: phấn, viết, tranh, ảnh có liên quan.

  1. Học sinh:

+ Sách, vở, viết, ghi bài đầy đủ.

  1. Tiến trình lên lớp:

Hoạt động 1: Giới thiệu về người bạn mới của các em, đó là chiếc máy vi tính.

Hoạt động dạy

Hoạt động học

- GV: Giới thiệu về chiếc máy vi tính, người bạn mới của em bằng tranh, ảnh hoặc là cho quan sát trực tiếp chiếc máy vi tính.

- GV: Nêu ra một số câu hỏi.

+ Máy tính có một số đức tính gì?

+ Có bao nhiêu loại máy tính khác nhau?

+ Kể tên các loại máy tính mà em thường thấy?

- Tổng hợp ý kiến của học sinh và đưa ra kết luận.

- Cho HS quan sát và giới thiệu từng bộ phận của dàn máy tính. Đặt câu hỏi và nêu rõ chức năng của từng bộ phận đó.

 

+ Chúng ta điều khiển máy tính bằng thiết bị nào?

+ Màn hình máy tính dùng để làm gì?

 

+ Phần thân của máy tính có nhiệm vụ làm gì?

+ Bàn phím dùng để làm gì?

Chú ý lắng nghe.

 

 

 

Phát biểu ý kiến của mình.

- Trả lời: Chăm làm, làm đúng, chính xác,

- Trả lời: có nhiều loại máy tính.

 

- Trả lời: Máy tính để bàn và máy tính xách tay.

Ghi bài vào vở.

 

- Máy tính có 4 bộ phận quan trọng đó là: màn hình, thân máy, bàn phím, chuột.

 

HS quan sát và trả lời các câu hỏi

- Trả lời: Chuột máy tính

- Trả lời: Màn hình dùng để xem kết quả hoạt động của máy tính.

- Trả lời: Là bộ xử lí, là bộ não điều khiển mọi hoạy động của máy tính.

- Trả lời: Dùng để gửi tín hiệu vào máy tính.

 

Hoạt động 2: Giúp HS thao tác được với máy tính.

Hoạt động dạy

Hoạt động học

      GV: Hướng dẫn cách khởi động máy, tư thế ngồi khi làm việc với máy, giới thiệu màn hình Desktop và thao tác tắt máy.

+ Những hình vẽ nhỏ trên màn hình gọi là gì?

+ Có bao nhiêu biểu tượng trên màn hình nền?

+ Em hãy nêu thao tác mở máy để giao tiếp với máy tính?

 

+ Để tắt máy em làm như thế nào?

- GV gọi HS lên thực hiện lại các thao tác đó.

Kết luận.

Lắng nghe.

 

 

 

- Trả lời: Được gọi là các biểu tượng

- Trả lời: Có nhiều biểu tượng trên màn hình nền.

- Trả lời: Cách mở máy: bạt công tác trên thân máy và trên màn hình.

- Trả lời: Start/ Turn Off Computet / Turn Off.

Lên thực hiện

Ghi bài vào vở.

  1.  Củng cố:

- Cho học sinh làm một số bài tập 1, 2, 3 trang 6, 8.

- Ôn lại kiến thức đã học cho học sinh.

- Dăn dò học sinh về học bài và đọc trước bài mới.

- Cho bài tập về nhà 4, 5, 6 trang 10.

 

 

 

 

 

 

Tuần 2 - Tiết 3

Bài 2: Thông tin xung quanh ta.

 

  1. Mục tiêu:

+ Các dạng thông tin cơ bản.

+ Nhận biết được các dạng thông tin đó

  1. Chuẩn bị:
    1. Giáo viên:

       + Giáo án.

      + Tranh, ảnh.

  1. Học sinh:

      + Sách, vở, ghi bài.

      + Tranh, ảnh sưu tầm trước.

  1.    Tiến trình lên lớp:
    1. Kiểm tra bài cũ:

     + Nêu các bộ phận chính của một dàn máy tính để bàn?

     + Trong thân máy, bộ phận nào đóng vai trò là bộ não của máy tính?

  1. Bài mới: Thông tin xung quang ta.

Hoạt động 1: Biết được các dạng thông tin cơ bản.

Hoạt động dạy

Hoạt động học

- GV: Giới thiệu về một số dạng thông tin mà hằng ngày hay gặp.

+ Làm sao em biết được khi nào vào lớp?

- Đưa ra các dạng thông tin cơ bản: Văn bản, âm thanh, hình ảnh.

+ Đèn tín hiệu giao thông là thông tin ở dạng nào?

+ Truyện tranh cho em dạng thông tin gì?

+ Khi em xem Ti vi, em nhận được thông tin dạng gì?

- GV cho HS quan sát tranh, ảnh và giải thích đó là dạng thông tin gì.

-Gọi HS cho một số ví dụ và giải thích tranh mà chính các em đem tới.

- Đưa ra kết luận.

HS chú ý, lắng nghe.

 

- Trả lời: Em nghe tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp.

Lắng nghe

 

- Trả lời: Đèn tín hiệu giao thông là thông tin ở dạng hình ảnh.

- Trả lời: Hình ảnh và văn bản.

 

- Trả lời: Âm thanh và hình ảnh.

 

Quan sát và trả lời.

Phát biểu ý kiến, có thể giải thích thêm

Ghi bài vào vở.

 

VI. Hoạt động 2: Củng cố

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Cho các em làm bài tập.

- Cho bài tập về nhà 5, 6 trang 15.

 

Tuần 2, 3 - Tiết 4,5:

Bài 3,4: Bàn phím máy tính Chuột máy tính.

 

  1. Mục tiêu:

+ HS biết được khu vực chính của bàn phím.

+ Biết các thao tác sử dụng chuột.

+ Bước đầu làm quen với bàn phím, các thao tác với chuột máy tính.

  1. Chuẩn bị:
    1. Giáo viên:

      + Giáo án + Kiểm tra phòng máy.

                  + Các thiết bị liên quan: bàn phím, chuột máy tính.

  1. Học sinh:

+ Sách tin học, vở ghi chép.

  1.  Tiến trình lên lớp:
    1. Kiểm tra bài cũ:

+ Nêu các dạng thông tin cơ bản? Cho ví dụ từng dạng?

  1. Bài mới: Bàn phím máy tính Chuột máy tính.

Hoạt động 1: Làm quen với bàn phím máy tính.

Hoạt động dạy

Hoạt động học

- GV: Giới thiệu sơ lược về bàn phím máy tính. Sau đó hướng dẫn HS tìm hiểu về khu vực chính của bàn phím bằng cách quan sát bàn phím.

+ Bộ phận dùng để gõ chữ vào máy tính là bộ phận nào?

+ Đâu là khu vực chính của bàn phím? ( Khu vực mà người sử dụng hay dùng)

+ Khu vực chính của bàn phím gồm mấy hàng phím? Kể tên?

 

 

+ Lưu ý: Hàng phím cơ sở có 2 phím có gai là F và J.

+ GV tổng hợp các ý kiến và đưa ra kết luận.

HS lắng nghe

 

 

 

- Trả lời: Bàn phím máy tính.

 

- Trả lời: HS chỉ trên bàn phím máy tính.

 

- Trả lời: Gồm có 5 hàng phím đó là: Hàng phím số, hàng phím trên, hàng phím cơ sở, hàng phím dưới, hàng phím có chứa phím cách.

 

Ghi và vở.

 

Hoạt động 2: Các thao tác với chuột máy tính.

Hoạt động dạy

Hoạt động học

- GV: Giới thiệu về chuột máy tính với hình thức cho quan sát chuột.

+ Một bộ phận dùng để điều khiển máy tính đó là bộ phận nào?

+ Em hãy cho biết mặt trên của chuột máy tính bao gồm những nút nào?

- GV hướng dẫn cho HS cách đặt tay lên chuột và cách sử dụng chuột.

-GV giới thiệu các thao tác sử dụng chuột:

+ Di chuyển chuột

+ Nháy chuột.

+ Nháy đúp chuột.

+ Kéo thả chuột.

- GV làm mẫu.

- Gọi vài em lên thực hiện lại.

- Kết luận.

Quan sát

 

- Trả lời: Chuột máy tính.

 

- Trả lời: Nút chuột trái và nút chuột phải. HS có thể lên chỉ trực tiếp.

HS theo dõi và quan sát cách đặt tay lên chuột máy tính.

 

 

HS lắng nghe và ghi bài vào vở.

 

 

HS lên thực hành theo hướng dẫn.

Chép bài.

  1. Củng cố:

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Cho các em làm bài tập 3, 4 trang 18, 19

- Cho bài tập về nhà trang 22

 

 

 

 

 

 

Tuần 3 - Tiết 6 :

Bài 5: Máy tính trong đời sống.

 

  1. Mục tiêu:

+ Vai trò của máy tính trong đời sống.

+ Hiểu được quá trình hoạt động của bộ vi xử lí.

  1. Chuẩn bị:
    1. Giáo viên:

+ Giáo án, sách và một số thiết bị cần thiết như: tranh ảnh.

  1. Học sinh:

+ Sách, vở ghi chép bài.

  1. Tiến trình lên lớp:
    1. Kiểm tra bài cũ:

+ Em hãy nêu các thao tác sử dụng chuột?

+ Khu vực chính của bàn phím gồm có mấy hàng phím?  Kể tên?

  1. Bài mới: Máy tính trong đời sống.

Hoạt động 1: Vai trò của máy tính trong đời sống.

 

Hoạt động dạy

Hoạt động học

- GV cho HS quan sát tranh, ảnh về ti vi, tủ lạnh,…

+ Ti vi, tủ lạnh… hoạt động được là nhờ bộ phận nào?

- Giới thiệu về quá trình hoạt động của bộ vi xử lí và nêu ra vai trò của máy tính trong đời sống hằng ngày.

- Đưa ra một số câu hỏi.

- Kết luận.

Quan sát tranh.

 

- Trả lời: Nhờ có bộ vi xử lí.

Lắng nghe

 

 

Phát biểu ý kiến của mình.

Chép bài vào vở.

 

Hoạt động 2: Giới thiệu sơ lược về mạng máy tính.

Hoạt động dạy

Hoạt động học

- GV cho quan sát tranh (hình 27).

- Giới thiệu về mạng máy tính.

- Đặt câu hỏi.

- Kết luận.

Chú ý lăng nghe và quan sát tranh.

 

Trả lời

Ghi bài.

 

  1.           Củng cố:

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Cho học sinh tìm hiểu bài đọc thêm trong sách giáo khoa.

 

 

 

Tuần 4 - Tiết 7,8: 

Chương 2: Chơi cùng máy tính

              Bài 1: Trò chơi Blocks.

 

  1. Mục tiêu:

              + Thao tác với chuột máy tính.

              + Cách sử dụng trò chơi Blocks.

              + Luyện trí nhớ.

  1. Chuẩn bị:
    1. Giáo viên:

         + Giáo án, kiểm tra phòng máy có đủ phần mềm chưa.

  1. Học sinh:

         + Sách, vở ghi chép bài.

  1. Tiến trình lên lớp:
    1. Kiểm tra bài cũ:

+ Vai trò của máy tính trong đời sống như thế nào?

+ Như thế nào gọi là mạng máy tính?

  1. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu trò chơi Blocks.

Hoạt động dạy

Hoạt động học

- GV hướng dẫn học sinh cách mở trò chơi Block.

+ Em hãy nêu cách mở 1 biểu tượng trên màn hình nền?

+ Nêu cách khởi động trò chơi Blocks?

- Hướng dẫn cách chơi trò chơi đó: nháy chuột vào ô vuông thứ nhất, sau đó nháy chuột vào ô vuông thứ 2, nếu 2 ô vuông có hình vẽ giống nhau thi sẽ tự động biến mất, nếu khác nhau thì chúng ta nháy tiếp ô vuông thứ 3, 2 ô vuông trước sẽ tự động úp lại.

- GV hướng dẫn cách thoát phần mềm Blocks:

+ Em hãy quan sát giao diện của phần mềm Blocks và cho biết cách tắt phần mềm đó?

GV có thể đưa ra một số cách thoát phần mềm Blocks:

Cách 1: Nhấn nút X

Cách 2: Nháy chuột vào Game chọn Exit.

Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Alt+F4.

+ Gọi vài em lên thực hiện lại.

+ Đưa ra nội dung ghi bảng.

Quan sát và lắng nghe.

 

HS trả lời: Nháy đúp chuột vào biểu tượng cần mở.

- Trả lời: Nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình nền.

HS lắng nghe để nắm được quy luật của trò chơi Blocks và sau đó ghi bài vào vở.

 

 

 

 

Chú ý các thao tác và lên máy thực hiện lại.

- Trả lời: nháy chuột vào X.

 

 

HS lắng nghe và quan sát GV làm mẫu.

 

 

Chép bài vào vở.

 

Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành.

Hoạt động dạy

Hoạt động học

- Cho HS thực hành trò chơi Block, chia ra làm 2 nhóm, 2 em/ máy.

- Hướng dẫn thêm các thao tác thoát trò chơi, chọn khu vực lớn hơn,

* Muốn chọn khu vực chơi lớn hơn em có thể nháy chuột vào Skills -> Big Broad

Đến các máy và thực hành.

 

 

 

Chú ý lắng nghe và thực hành theo.

 

  1. Cũng cố:

- Dặn dò học sinh về bài mới học, về đọc trước bái sau.

 

Tuần 1 - Tiết 1,2 

Chương 1: Khám phá máy tính.

                            Bài 1: Những gì em đã biết.

 

  1. Mục tiêu:

+ Biết được các bộ phận chính của máy tính, cách sử dụng chiếc máy tính đó.

+ Nắm được các dạng thông tin cơ bản mà em đã học.

  1. Phương pháp, phương tiện:

+ Giáo án, phòng lí thuyết (phòng thực hành).

+ Tổ chức các hoạt động theo nhóm.

+ Ra chủ đề để các em thu thập thông tin.

  1. Tiến trình lên lớp:

Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cũ.

 

Hoạt động dạy

Hoạt động học

- GV đưa ra một số câu hỏi để các em nhớ lại những kiến thức cũ.

+ Máy tính giúp con người trong những việc gì?

+ Máy tính để bàn thường có bao nhiêu bộ phận? Kể tên các bộ phận đó?

+ Có bao nhiêu dạng thông thông tin cơ bản?

 

+ Máy tính có những khả năng gì?

 

- Đưa ra nhận xét và đánh giá kết quả.

- Nội dung ghi bảng.

HS lắng nghe và phát biểu ý kiến của.

 

- Trả lời: Làm việc, học tập, giải trí, liên lạc.

 

- Trả lời: 4 bộ phận đó là: thân máy, bàn phím, chuột máy tính và màn hình.

 

- Trả lời: có 3 dạng cơ bản đó là: văn bản, âm thanh, hình ảnh

- Trả lời: máy tính làm việc nhanh, chính xác, liên tục, giao tiếp thân thiện với con người.

HS lắng nghe.

 

Ghi bài vào vở.

 

Hoạt động 2: Tổ chức làm viếc theo nhóm.

Hoạt động dạy

Hoạt động học

- GV làm phiếu, viết câu hỏi vào đó.

- GV cho HS bốc thăm và trả lời câu hỏi kèm theo.

- GV nhận xét về câu trả lời của các nhóm và đưa ra kết luận.

 

 

HS bốc thăm và suy nghĩ trả lời.

 

HS lắng nghe.

 

VI. Cũng cố:

 - GV tổng hợp ý kiến và cho làm bài tập.

 - Cho bài tập về nhà 3 trang 4.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần 2 - Tiết 3,4

Bài 2: Khám phá máy tính.

  1.     Mục đích, yêu cầu:

+ Nắm được mối liên hệ giữa các bộ phận, thông tin vào, thông tin cần xử lí, thông tin ra.

+ HS biết sơ lược về sự phát triển của công nghệ thông tin từ xưa cho đến nay.

  1. Phương pháp, phương tiện:

+ Phòng lí thuyết, giáo án.

+ Làm bài tập theo nhóm để hs có thể trao đổi ý kiến.

  1. Tiến trình lên lớp:
    1. Kiểm tra bài cũ:

      - Em hãy nêu khái quát về máy tính?  Có những chức năng gì?  

  1. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu sơ lược về chiếc máy tính điện tử đầu tiên.

Hoạt động dạy

Hoạt động học

- GV cho hs quan sát tranh về chiếc máy tính điện tử đầu tiên và chiếc máy tính ngày nay.

- GV đặt câu hỏi.

+ Phân biệt sự khác nhau giữa chiếc máy tính điện tử đầu tiên và chiếc máy tinh ngày nay về khối lượng, diện tích, tốc độ xử lí, giá thành sản phẩm?

 

+ GV tổng hợp ý kiến của HS và đưa ra kết luận.

HS quan sát tranh, lắng nghe và đưa ra ý kiến của mình.

 

Tiêu chí

MT đầu tiên

MT ngày nay

KL

To, nặng khoảng 27 tấn

Nhẹ hơn nhiêu, khoảng 15kg

DT

Chiếm 167m2

Chiếm khoảng nữa m2

TĐXL

Chậm hơn

Nhanh hơn

GT

Đắc hơn

Rẻ hơn nhiều

Chép bài vào vở.

 

Hoạt động 2: Làm bài tập.

Hoạt động dạy

Hoạt động học

- Đưa ra bài tập. Có nội dung kèm theo.

- Hướng dẫn sơ lược.

- Gọi em nào đại diện nhóm lên làm bài.

- Sửa bài.

Lắng nghe và tự làm bài tập.

 

Lên bảng làm bài.

 

Hoạt động 3: Nắm được chức năng của các bộ phận máy tính.

Hoạt động dạy

Hoạt động học

- GV cho HS quan sát tranh về các bộ phận đó.

- Giải thích các thiết bị xuất, nhập, xử lí thông tin.

- Kết luận.

- Củng cố lại bài bằng các bài tập, có nội dung kèm theo.

HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

Ghi bài.

Về nhà làm bài tập.

 

VI. Cũng cố:

- Dặn dò các em về ôn lại kiến thức đã học và đọc trước bài mới.

- Bài tập về nhà 6,7 trang 8.

Tuần 3:Tiết 5, 6 :

Bài 3: Chương trình máy tính được lưu ở đâu?

 

  1. Mục tiêu:
    1. Về kiến thức:

+ Biết được các chương trình máy tính được lưu trữ ở đâu?

+ Nhận biết được các thiết bị lưu trữ.

  1. Về kĩ năng:

+ Nhận biết các khe cắm các thiết bị lưu trữ.

+ Thực hiện thao tác cắm thiết bị nhớ flash vào thân máy.

  1. Về thái độ:

+ Nghiêm túc, cẩn thận với các thiết bị máy tính.

+ Quan sát, chú ý.

  1. Chuẩn bị:
    1. Giáo viên:

+ Giáo án, phòng máy.

+ Các thiết bị lưu trữ nếu có như: đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa CD.

  1. Học sinh:

+ Sách Tin học, vở ghi chép.

  1. Tiến trình lên lớp:
    1. Kiểm tra nài cũ:
    2. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu về các thiết bị lưu trữ.

 

Hoạt động dạy

Hoạt động học

- GV giới thiệu về các thiết bị lưu trữ bằng hình ảnh, thiết bị thật.

+ Khi làm việc với máy tính, em có thể lưu kết quả để dùng lại ở đâu?

- Hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị đó.

GV cho các em quan sát các thiết bị lưu trữ và chỉ rõ các thiết bị đó được gắn ở đâu.

- Đĩa cứng được gắn ở đâu trong máy tính?

 

- Cho HS lên sử dụng các thiết bị đó dưới sự hướng dẫn của GV.

- Đưa ra kết luận.

HS lắng nghe và quan sát tranh.

 

- Trả lời: Cớ thể lưu trên thiết bị lưu trữ như: đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash….

 

HS quan sát và chú ý.

- Trả lời: Đĩa cứng được gắn trực tiếp trên thân máy tính.

Quan sát các thao tác thực hiện của GV để lên thực hành lại.

Chép bài.

 

 Hoạt động 2: Thực hành.

Hoạt động dạy

Hoạt động học

- HS thực hành theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV với nội dung sau:

+ Quan sát máy tính để tìm vị trí của ổ đĩa mềm, ổ đĩa CD, nhận biết khe cắm thiết bị nhớ flash.

+ Quan sát đĩa CD, đĩa mềm, cách đặt đĩa CD, đĩa mềm vào ổ đĩa.

Thực hành theo hướng dẫn của GV

 

 

Chú ý quan sát để hoàn thành nội dung thực hành, để nhận biết được ổ đĩa CD, ổ đĩa mềm, cách đặt đĩa CD, đĩa mềm vào ổ đĩa, cách căm thiết bị nhớ flash.

 

VI. Cũng cố:

 - Cho làm bài tập 1, 2 trang 11.

 - Về nhà đọc thêm bài Sử dụng đĩa CD.

Tuần 4 - Tiết 7, 8  

   Chương 2: Em tập vẽ.

       Bài 1: Những gì em đã biết.

 

  1. Mục tiêu:
    1. Về kiến thức:

+ Nhớ lại cách khởi động phần mềm vẽ, cách tô màu,…

+ Cách vẽ đường cong, đường thẳng.

  1. Về kĩ năng:

+ Thao tác được với phần mềm vẽ.

  1. Về thái độ:

+ Nghiêm túc học tập, chú ý theo dõi.

  1. Chuẩn bị:

 + GV: Giáo án, kiểm tra phòng máy.

 + HS: Sách, vở ghi chép.

  1. Tiến trình lên lớp:
    1. Kiểm tra bài cũ.

 - Dữ liệu học em có thể lưu ơ đâu?

  1. Bài mới:

Hoạt động 1: Nhắc lại kíến thức cũ.

 

Hoạt động dạy

Hoạt động học

+ Nhắc lại cách khởi động phần mềm vẽ, cách tô màu, vẽ đường thẳng….

+ GV làm mẫu sau đó gọi vài em lên thực hành lại.

+ Đưa ra nội dung ghi bảng.

HS lắng nghe.

 

 

Lên thực hành lại

 

Ghi bài vào vở.

 

Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành

Hoạt động dạy

Hoạt động học

+ GV hướng dẫn cho HS thực hành.

+ Giải trình những thắc mắc của HS.

HS thực hành.

 

Đưa ra ý kiến.

 

 

 

 

 

 

 

1

GVTH: Bạch Thanh Đăng    Trang

nguon VI OLET