Tuần 10

Bài dạy: Bài 5. Máy tính trong đời sống

(Tiết 19, 20)

Ngày soạn: 30/10/2011.

Ngày dạy: 1 -5/11/2011.

 

I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU.

1. Kiến thức:

- Biết các ứng dụng của máy tính trong đời sống hằng ngày, biết khái niệm mạng máy tính.

2. Kỹ năng:

- Hình thành kĩ năng sử dụng máy tính.

3. Thái độ:

-Rèn luyện tác phong nghiêm túc khi làm việc với máy tính

II. PHƯƠNG PHÁP-PHƯƠNG TIỆN.

1. Phương pháp:

- Phương pháp thuyết trình, trực quan, diễn giảng.

2. Phương tiện:

- Giáo viên: Giáo án, máy tính, phòng máy, tranh ảnh.

- Học sinh:  Đọc trước nội dung bài học, vở bút ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.

1. Ổn định tổ chức: (1phút).

2. Bài cũ: 7 phút.

- Câu 1: Cách cầm chuột máy tính?

- Câu 2: Em hãy chỉ ra các thao tác sử dụng chuột?

3. Bài mới:.

a. Đặt vấn đề (1 phút)

Ngày nay, máy tính càng được ứng dụng nhiều trong đời sống của con người và giúp ích rất nhiều cho con người từ làm việc, học tập, giải trí và liên lạc. Để tìm hiều rỏ hơn thì chúng ta cùng tìm hiểu bài 5. Máy tính trong đời sống.

b. Bài mới

TL

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

 

20’

Hoạt động 1:  Trong gia đình

 

 

GV: Máy tính hoạt động được là nhờ bộ phận nào?

 

 

GV: Nhận xét, giảng giải và cho HS ghi bài.

GV: Giới thiệu một số thiết bị điện tử trong gia đình và hoạt động theo chương trình.

GV: Yêu cầu HS kể những thiết bị điện tử đó.

GV: Nhận xét câu trả lời, giảng giải và cho HS ghi chép bài.

HS: Trả lời (Máy tính hoạt động được là nhờ có bộ xử lí).

HS: Quan sát.

 

HS: Lắng nghe, ghi bài.

 

HS: Lắng nghe và quan sát.

 

 

HS: Trả lời (Máy giặt, tivi, đồng hồ điện tử).

HS: Lắng nghe, ghi chép bài.

 

 


 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Trong cơ quan, cửa hàng, bệnh viện

 

 

GV: em hãy cho biết những công việc nào được thực hiện nhanh chóng và chính xác nhờ có máy tính?

GV: Trong bệnh viện những thiết bị dùng để làm gì?

GV: Nhận xét câu trả lời, giải thích cho học sinh hiểu và ghi bài.

GV: Lấy ví dụ minh họa cụ thể, trình chiếu những hình ảnh minh họa cho HS quan sát.

 

HS: Trả lời (soạn và in văn bản, cho mượn sách thư viện, bán vé máy bay, rút tiền tự động….).

HS: Trong bệnh viện các thiết bị có gắn bộ xử lí có thể được dùng để theo dõi bệnh nhân.

 

HS: Chú ý lắng nghe, quan sát.

 

10’

Hoạt động 3: Trong phòng nghiên cứu, nhà máy.

 

 

GV: Cho học sinh quan sát một đoạn video clip về việc lắp ráp ôtô trên máy tính.

GV:  Cho thảo luận nhóm, qua đoạn video clip vừa xem em cho biết máy tính giúp ích con người trong những công việc gì?

 

HS: Chú ý quan sát.

 

 

HS: Thảo luận nhóm (Máy tính giúp ích con người trong việc tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc).

 

 

 

 

Hoạt động 4: Mạng máy tính

 

 

GV: Trình chiếu bức ảnh minh họa những máy tính được kết nối với nhau, gợi ý cho HS trả lời thế nào là mạng máy tính?

GV: Trình bày giải thích về việc trao đổi thông tin giữa các máy tính được kết nối với nhau.

GV: em đã từng nghe nói khái niệm Internet, vậy Internet là gì?

GV: Nhận xét câu trả lời, giải thích cho HS và cho HS ghi bài.

HS: Quan sát và trả lời.

 

 

 

HS: Chú ý nghe giảng.

 

 

HS: Trả lời (Rất nhiều máy tính trên thế giới kết nối với nhau tạo thành mạng Internet).

HS: Chú ý lắng nghe và ghi bài.

 

 

4. Cũng cố:

- Những ứng dụng của máy tính trong các lĩnh vực đời sống.

5. Dặn dò

- Về nhà thực hành, học bài và làm bài tập.

- Xem trước phần bài học tiếp theo.

 

 

 


IV. RÚT KINH NGHIỆM

.............................................................................                                                                                                                                           

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

 


Tuần 11

Bài dạy: LUYỆN TẬP

(Tiết 21, 22)

Ngày soạn: 6/11/2011.

Ngày dạy: 7-12/11/2011.

I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU.

1. Kiến thức:

- Biết được các phím ở hàng phím trên, phím dưới, phím cơ sở, phím số.

2. Kỹ năng:

- Hình thành kĩ năng gõ bàn phím bằng 10 ngón.

3. Thái độ:

-Rèn luyện tác phong nghiêm túc khi làm việc với máy tính

II. PHƯƠNG PHÁP-PHƯƠNG TIỆN.

1. Phương pháp:

- Phương pháp thuyết trình, trực quan, diễn giảng.

2. Phương tiện:

- Giáo viên: Giáo án, máy tính, phòng máy, tranh ảnh.

- Học sinh:  Đọc trước nội dung bài học, vở bút ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.

1. Ổn định tổ chức: (1phút).

2. Bài cũ: bỏ qua.

3. Bài mới:.

a. Đặt vấn đề (1 phút)

Ở các tiết trước các em đã được học về các khu vực bàn phím, hôm nay nhằm giúp các em nắm rỏ hơn về các khu vực bàn phím thì các em sẽ thực hành gõ bàn phím với phần mềm Mario.

b. Bài mới

TL

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

 

40’

Hoạt động 1:  Tập gõ phím với phần mềm Mario

 

 

GV: Với phần mềm Mario, các em khởi động phần mềm bằng cách nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình nền.

 

GV: Ta nháy chuột chon màn chơi 1, khi thấy trên màn hình xuất hiện chữ cái gì thì em gõ phím đó.

 

 

 

GV: Qua màn chơi thì các em nháy chuột vào nút Next và chơi tiếp.

 

 

 

GV: Để thoát khỏi phần mềm thì các em nhấn phím Esc và phím Q.

HS: Quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

HS: Lắng nghe, ghi bài.

 

 

 

 

 

HS: Lắng nghe và quan sát.

 

 

 

 

HS: Chú ý quan sát.

 


 

 

 

GV: Yêu cầu HS làm thực hành và quan sát, giúp đỡ HS làm thực hành.

 

 

 

 

 

HS: Làm thực hành theo yêu cầu của giáo viên.

 

 

 

4. Cũng cố:

- Nhắc lại những khu vực của bàn phím.

5. Dặn dò

- Về nhà thực hành, học bài và làm bài tập.

- Xem trước phần bài học tiếp theo.

 

IV. RÚT KINH NGHIỆM

.............................................................................                                                                                                                                           

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

 

nguon VI OLET