GIÁO ÁN

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

                        Chủ đề:    Trường tiểu học

               Đề tài:        Sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng

               Thời gian: 30- 35 phút

               Giáo viên : Nguyễn Hải Yến

               Đơn vị:      Trường mầm non Thanh Thùy

 

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ hiểu cách sắp xếp của 3 loại đối tượng lặp đi, lặp lại nhiều lần theo một trình tự nhất định gọi là sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng.

- Trẻ biết cách sắp xếp của 3 loại đối tượng theo mộy trình tự nhất định và lặp lại.

- Trẻ nhận ra mẫu sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng, biết sao chép lại các mẫu sắp xếp và sắp xếp theo ý thích.

- Trẻ hiểu cách chơi trò chơi. Biết một số đồ dùng của học sinh lớp 1.

2. Kỹ năng

- Trẻ xếp được 3 loại đối tượng theo trình tự nhất định của quy tắc.

- Trẻ phát hiện và nêu rõ ràng cách sắp xếp của quy tắc.

- Trẻ xếp được 3 loại đối tượng theo các mẫu sắp xếp cho trước. Sắp xếp các đối tượng theo quy tắc giáo viên yêu cầu.

- Trẻ tự tạo ra cách sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng theo ý thích.

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.

- Trẻ  đoàn kết cùng các bạn trong nhóm để taọ ra sản phẩm.

II. Chuẩn bị

* Đồ dùng của cô:

- Máy tính, giáo án điện tử và các slies để chơi trò chơi.

- Các bài hát: “ Tạm biệt búp bê thân yêu” “ Cháu vẫn nhớ trường mầm non” “ Em yêu trường em” “ Ngỗng và vịt ”.

-  Bảng quay 2 mặt. 10 mũ Gấu.

* Đồ dùng của trẻ :

- Mỗi trẻ một rổ lô tô có: Cặp sách, bút , quyển sách.

- Mỗi tổ một rổ hột hạt  có đủ 3 màu.xanh đỏ vàng để chơi xâu vòng.

 

 

 

 

 

III. Cách tiến hành

 

Hoạt động của cô

 

Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức

- giới thiệu khách.

- Các con ơi! Lại đây với cô nào.rất vinh dự cho lớp mình hôm nay được đón rất nhiều các cô về dự giờ đấy? các con chào các cô nào?

2. Nội dung

* HĐ1: Ôn cách sắp xếp theo quy tắc của 2 đối tượng.

- Cô có một bức tranh muốn dành tặng lớp mình các con cùng xem bức tranh vẽ về những đồ dùng nào nhé.

- Bạn nào biết những đồ dùng này là của ai ?

Chỉ còn thời gian ngắn các bé sẽ tạm biệt trường mẫu giáo, tạm biêt những đồ chơi thân quen để đến với Trường tiểu học ở đó có rất  nhiều điều mới lạ đang chờ các con đấy.

- Tổ chức trò chơi: “ Tập làm diễn viên

- Cho trẻ hát vận động theo bài “ Cháu vẫn nhớ trường mầm non” khi cô nói “Tập làm diễn viên” thì đứng về theo tổ của mình  hình chữ U và làm dáng vẻ giống Bác Gấu và em bé

Búp bê.

- Bạn đóng Bác Gấu đứng rồi đến bạn đóng Em bé búp bê cạnh một bạn đóng Bác Gấu, bạn Búp bê.

( Cô mở nhạc “ Cháu vẫn nhớ trường mầm non )và cùng chơi với trẻ

- Cô hỏi trẻ! Ai có nhận xét gì về đội hình của lớp mình lúc này nhỉ.

- Đội hình lớp mình một bạn đứng làm Bác gấu . Một bạn ngồi làm Búp bê. Cả lớp quan sát xem “ Một bác gấu, một bạn Búp bê lặp lại  một Bác gấu một bạn Búp bê”

- Lớp mình đã sắp xếp đội hình như thế nào? Vì sao?

* Một Bác gấu, một bạn búp bê. Lặp lại một Bác gấu một bạn Búp bê… Đây là cách sắp xếp của 2 loại đối tượng mà các con đã học.

*Cô sẽ thưởng cho bác gấu một rổ quà màu đỏ, bạn Búp bê rổ quà màu xanh và về đội hình 3 hàng ngang theo tổ. các con cùng đi lấy rổ quà nào?

- Các con cùng để rổ quà ra trước mặt nào?

Khi bày rổ quà ra các con nhìn thy các rổ quà trong tổ của các con sắp xếp như thế nào?

Ai giỏi nào? Cô mời bạn…( 2- 3 bạn trả lời)

- Sự sắp xếp 1 rổ quà màu xanh 1 rổ quà màu đỏ lặp lại 1 rổ quà màu xanh 1 rổ quà màu đỏ là quy tắc sắp xếp của mấy loại đối tượng?

=>1 rổ quà màu đỏ 1 rổ quà màu xanh lặp lại 1 rổ quà màu đỏ 1 rổ quà màu xanh là quy tắc sắp xếp của 2  loại đối tượng.

 

* HĐ2: Dạy trẻ sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng.

- Cô hỏi bạn A trong rổ quà của con có những loại đồ dùng gì?

- Đây là những đồ dùng của ai?

- Có mấy loại đồ dùng trong rổ?

- Cả lớp cùng kiểm tra có đúng 3 loại đồ dùng không?

- À mỗi con có 3 loại đồ dùng  trong mỗi rổ đấy.

- Cô cũng có những đồ dùng của học sinh lớp 1. Các con chú ý xem cô sắp xếp các đồ dùng này như thế nào nhé!

* Sắp xếp theo mẫu của cô.

+ Lần 1:

- 1 cặp sách – 1 quyển sách – 1 bút chì - lặp lại  - 1 cặp sách – 1 quyển sách – 1 bút chì .

Bạn nào có nhận xét gì về cách sắp xếp trên bảng ?

- Các con cùng đọc cách sắp xếp  trên bảng của cô.

( Cho trẻ đọc 1 cặp – 1 sách – 1 bút lặp lại  1 cặp – 1 sách – 1 bút là cách sắp xếp của 3 loại đồ dùng hay còn gọi là cách sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng.

Các con cùng xếp giống như trên nào?

               ( Cô bao quát sửa sai)

- Cho trẻ nhắc lại quy tắc của 3 loại đối tượng.

+ Lần 2:

Các con hãy xếp 3 loại đồ dùng theo yêu cầu

- 1 bút chì – 2 quyển sách – 1 cặp  sách  lặp lại 1 bút chì– 2 quyển ch – 1 cặp  sách.

- (Cô kiểm tra kết quả của trẻ, sửa sai và giải thích cho cá nhân).

- Cô phụ gắn đồ dùng lên bảng

- Ai có nhận xét gì về cách sắp xếp này?

- Vì sao con biết đây là sắp xếp theo quy tắc?

- Đây là cách sắp xếp theo quy tắc của mấy loại đối tượng?

- Đối tượng là những đồ dùng nào?

- Cả lớp cùng đọc với cô: 1 bút chì 2 quyển sách – 1 cặp sách  lặp lại 1 bút - 2 sách – 1 cặp.

=> Đây cũng chính là cách sắp xếp của 3 loại đồ dùng.

- 1 cặp sách – 1 quyển sách – 1 bút chì - lặp lại  - 1 cặp sách – 1 quyển sách – 1 bút chì .

- 1 bút chì – 2 quyển sách – 1 cặp  sách  lặp lại 1 bút chì– 2 quyển sách – 1 cặp  sách.

 

- Cô giải thích cho trẻ hiểu 2 cách sắp xếp:

=> Đây là 2 cách sắp xếp 3 loại đồ dùng được lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định của các loại đồ dùng thì gọi là cách sắp xếp theo quy tắc của  3 loại đối tượng.

+ Lần 3:

Cô xếp : 1 quyển sách – 1 bút chì– 2 cặp sách.

- Cô cho trẻ nhắc cách sắp xếp.

- Vậy muốn  sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng này thì tiếp theo phải xếp đến loại đồ dùng nào? Ai lên xếp tiếp?

- Cô mời một trẻ lên xếp các bạn ở dưới cùng xếp.

- Cô bao quát hướng dẫn và cùng kiểm tra kết quả

Lần 4: 1 quyển sách – 2 cặp sách - 1 bút chì.

Cô cho trẻ nhắc cách sắp xếp và gọi trẻ lên xếp tiếp.

Cả lớp ở dưới cùng xếp.

 Cô nhấn mạnh:  Có rất nhiều cách sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng. Sự sắp xếp được lặp đi lặp lại nhiều lần theo một trình tự  của 3 loại đối tượng gọi là sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng đấy.

- Cả lớp cùng nhắc lại quy tắc vừa sắp xếp.

* Cho trẻ xếp theo ý thích

Các con tự sắp xếp  3 loại đồ dùng theo sự sáng tạo của mình nào?

Cô bao quát và dành thời gian cho trẻ xếp.

- Với 3 loại đồ dùng các con  đẫ xếp đồ dùng của mình như thế nào?

* Cô hỏi các nhân trẻ:

- Cô hỏi trẻ A

 - Cô phụ minh họa cách xếp theo ý thích của bạn A và hỏi bạn A  đã xếp đúng quy tắc của 3 loại đối tượng hay chưa?

- Vì sao con biết đây là quy tắc sắp xếp của 3 loại đối tượng?

- Những bạn nào có cách xếp giống bạn?

- Có những bạn nào có cách xếp khác bạn  A?

- Cô mời bạn B.

( Cô phụ minh họa cách sắp xếp của trẻ lên bảng)

- Bạn B đã xếp được thành quy tắc chưa? Đó là quy tắc sắp xếp quy tắc của mấy loại đối tượng? Đó là những loại đối tượng nào?

- Cô mời bạn C.

Cô đọc từng cách sắp xếp theo ý thích của trẻ lên bảng và nói?

=> Với 3 loại đồ dùng các bạn đã có nhiều cách sắp xếp khác nhau, các cách sắp xếp đó là sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đố tượng.

- Thế nào là sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng?

Cô hỏi 2 -3 trẻ.

Cô động viên và yêu cầu trẻ cất đồ dùng.

-Vận động: “ Ngỗng và vịt và cho trẻ chuyển đội hình.

 

HĐ3: Trò chơi luyện  tập củng cố.

-Trẻ về chỗ ngồi đội hình vòng cung xem màn hình.

- Vừa rồi chúng mình học cách sắp xếp của mấy loại đối tượng?

- Con sắp xếp như thế nào? Lặp lại nhiều lần với 3 loại đồ dùng.

- Vừa rồi chúng muình được học với 3 loại đồ dùng rất là đẹp.

Ngoài ra còn những loại đồ dùng gì? Cô mở màn hình.

Với những đồ dùng này cô sẽ thưởng cho các co một trò chơi.

- Trò chơi 1: “ Ai thông minh

các con hãy quan sát kỹ quy tắc sắp xếp và tìm loại đối tượng bị  thiếu điền vào chỗ trống.

Ai trả lời đúng sẽ là người thông minh học giỏi đấy?

* cho trẻ quan sát.

Dãy 1:

 

1 bảng

1 tẩy

 

1 bảng

 

1 gọt bút

 

Cả lớp cùng đọc quy tắc sắp xếp nào.

 

Vậy ô trống điền đồ dùng gì?

Bạn nào giỏi Cô mời bạn…? Nào cùng nhìn đáp án nhé.. Khen trẻ.

Dãy 2:

 

1 bảng

2 tẩy

1 gọt bút

 

2 tẩy

 

 

Dãy 3:

 

1 bảng

2 tẩy

2 gọt bút

 

 

2 gọt bút

 

* Nhận xét động viên trẻ.

Tiếp theo sau đây là trò chơi Xâu vòng tặng bạn Búp bê: Nào cô mời ccác con ngồi theo 3 nhóm 3 tổ.

- Trò chơi 2: “ Xâu vòng tặng bạn Búp bê”

Cô tặng cho mỗi nhóm một rổ hột hạt và một chiếc dây cô đã sắp xếp 3 loại đối tượng, nhiệm vụ các con sẽ cùng thảo luận và tiếp tục xâu sao cho tạo thành quy tắc sắp xếp của 3 loại đối tượng.

Đội nào mà xâu xong trước đội đó giành chiến thắng.

- Cô mời đại diện 3 tổ lên lấy đồ dùng của mình.

Cô mở nhạc nhẹ bài “ Sách bút thân yêu ơi” khi trẻ xâu.

- Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi.

- Cô nhận xét kết quả chơi của từng tổ- Khen trẻ.

3) Củng cố nhận xét tuyên dương.

- Các con cùng quan sát xem lớp mình có đồ dùng nào, hình ảnh nào được sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng.

( Cho trẻ tìm trong lớp)

Cô cho trẻ đọc và kiểm tra kết quả.

Với 3 loại đối tượng được sắp xếp lặp đi lặp lại theo trình tự gọi là  sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng.

Cho trẻ hát bài Em yêu trường em – Kết thúc hoạt động.

 

- Trẻ đứng quanh cô.

 

 

 

 

 

- Trẻ đọc tên những đồ dùng.

- Trẻ trả lời.

 

 

 

 

- Cả lớp cùng chơi trò chơi.

 

 

 

 

 

 

- Cá nhân trẻ trả lời

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ hát theo bài:

“ Cháu vẫn nhớ trường mầm non” và về đội hình 3 hàng ngang

 

 

 

 

- Trẻ để rổ quà ra trước mặt.

- Trẻ nhận xét.

 

 

- Trẻ trả lời.

 

 

 

 

 

 

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

-         Trẻ trả lời

 

Cả lớp đọc

 

 

 

 

- Trẻ thực hành

 

- Trẻ xếp theo yêu cầu của cô.

 

 

 

 

- Trẻ nêu ý kiến

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Cả lớp đọc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ đọc cách sắp xếp.

 

 

- Trẻ thực hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ xếp đồ dùng

 

 

- Trẻ nêu ý kiến.

 

 

 

 

- Trẻ nêu ý kiến.

 

- Trẻ nêu ý kiến.

 

- Trẻ nêu ý kiến.

 

- Trẻ đọc quy tắc vừa xếp

 

 

 

- Trẻ nêu ý kiến.

 

 

- Trẻ nêu ý kiến.

 

- Trẻ cất đồ dùng.

- Trẻ chuyển đội hình.

 

 

- Trẻ quan sát và kể tên đồ dùng trẻ nhìn thấy.

 

 

 

 

- Trẻ quan sát dãy quy tắc.

 

 

 

 

-Trẻ trả lời

 

 

 

- Trẻ quan sát dãy quy tắc.

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ quan sát dãy quy tắc.

 

 

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ thảo luận .

- Trẻ hoạt động theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ quan sát lớp và nêu ý kiến.

 

 

 

- Trẻ đọc thơ ra chơi.

 

1

 

nguon VI OLET