Giáo viên: Phạm Doãn Nho Liêm – Trường TH Lê Hồng Phong  quận Kiến An Năm học 2015- 2016

 

TUẦN:1

( Từ 17/ 8 – 21/8)

Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2015

Khối 4

TIẾT 1

Học bài hát:

ÔN TẬP 3 BÀI HÁT VÀ

KÝ HIỆU GHI NHẠC

I Mục tiêu.

- H/s nhớ lại một số bài hát đã học ở lớp 3.

- Nhớ một số ký hiệu ghi nhạc đã học.

II. Chuẩn bị của giáo viên

 - Nhạc cụ quen dùng.

- Đĩa nhạc bài Quốc ca.

III. hoạt động dạy học

- n định lớp. Nhắc h/s tư thế ngồi học ngay ngắn.

- Bài mới.

 

Hoạt động của gv

Hoạt động của hs

+) Hoạt động 1: (20-25’)   

Ôn 3 bài hát lớp 3

- Chọn 3 bài hát cho h/s ôn lại

   + Quốc ca Việt Nam

   + Bài ca đi học.

   + Cùng múa hát dưới trăng.

- H/d h/s tập hát kết hợp một số hoạt động như gõ đệm, vận động.

- Mời h/s lên biểu diễn trước lớp dưới nhiều hình thức.

 

+) Hoạt động 2: ( 8-10’)

Ôn tập các kí hiệu ghi nhạc.

    + Ở lớp 3 các em đã học những kí hiệu ghi nhạc gì?

 

    + Em hãy kể tên các nốt nhạc đã học.?

 

+ Em biết những hình nốt nhạc nào?

 

- Cho h/s tập nói tên nốt nhạc trên khuông.

- Y/c h/s viết một số nốt nhạc trên khuông( bao gồm tên nốt hình nốt)

 

 

- Ôn lại bài hát theo h/d của G

 

 

 

- Ôn lần lượt 3 bài hát kết hợp gõ đệm và vận động phụ họa.

- Biểu diễn trước lớp dưới nhiều hình thức như song ca, tốp ca…

 

 

 

- Nhớ lại các kí hiệu ghi nhạc.

        + Khuông nhạc, khóa son,dấu nghỉ, hình nốt tên nốt…

        + Tên nốt: Đồ, rê, mi, pha, son, la, si.

        + Hình nốt: Trắng đen, nốt móc đơn…

- Nói tên các nốt nhạc trên khuông theo y/c của G

- Viết một số nốt nhạc trên khuông.

1

 


 

Giáo viên: Phạm Doãn Nho Liêm – Trường TH Lê Hồng Phong  quận Kiến An Năm học 2015- 2016

 

      VD: Son đen, son trắng, la đen…

+) Củng cố.( 3-5’)

- Nhận xét giờ học động viên khích lệ những em hát thuộc và đúng y/c bài hát.

- Cả lớp hát lại một bài hát đã ôn.

 

………………………………………..

Thứ ba ngày 18 tháng 8 năm 2015

Khối 5

TIẾT 1

Ôn bài hát:

ÔN MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC

I Mục tiêu.

- Giúp h/s nhớ một số bài hát đã học ở lớp 4.

II. Chuẩn bị của giáo viên

 - Nhạc cụ quen dùng.

III. Hoạt động dạy học

 

Hoạt động của gv

Hoạt động của hs

+) Hoạt động 1: (13-15’)   

Ôn một số bài hát.

- Chọn một số bài hát cho h/s ôn lại.

     + Quốc ca việt Nam.

     + Em yêu hòa bình.

     + Chúc mừng.

     + Thiếu nhi thế giới liên hoan.

- H/d h/s hát lại bài hát Quốc ca với tư thế đứng trang nghiêm chào cờ và hát Quốc ca.

- H/d h/s các bài hát khác kết hợp một số hoạt động như gõ đệm, vận động.

+) Hoạt động 2: ( 20-22’)

Biểu diễn bài hát

- Y/c h/s biểu diễn trước lớp 3 bài hát dưới nhiều hình thức đơn ca, song ca, tốp ca…

- G- H nhận xét chung.

+) Củng cố.( 3’)

- Nhận xét giờ học.

- H/s về ôn luyện lại các bài hát còn lại đã học trong chương trình lớp 4.

 

 

- Ôn lại bài hát theo h/d của G.

 

 

 

 

- H/s đứng hát đúng tư thế hát khi chào cờ và hát Quốc ca.

 

- Ôn lần lượt 3 bài hát đã học kết hợp gõ đệm.

 

 

- Biểu diễn các bài hát dưới nhiều hình thức theo yêu cầu của G.

 

 

 

 

…………………………………………….

1

 


 

Giáo viên: Phạm Doãn Nho Liêm – Trường TH Lê Hồng Phong  quận Kiến An Năm học 2015- 2016

 

 

Thứ năm ngày 20 tháng 8 năm 2015

Khối 3

TIẾT 1

Học bài hát:

QUỐC CA VIỆT NAM - Lời 1

.I Mục tiêu.

- H/s hiểu bài hát Quốc ca của nhạc sĩ Văn Cao là bài hát nghi lễ của nhà nước, được cử nhạc khi chào cờ.

- Hát thuộc lời ca đúng giai điệu, cao độ trường độ, tính chất hùng tráng của bài hát.

- Giáo dục h/s ý thức trang nghiêm khi dự lễ chào cờ và hát quốc ca.

II. Chuẩn bị của giáo viên

 - Nhạc cụ quen dùng.

- Đĩa nhạc bài Quốc ca.

III. hoạt động dạy học

1-    n định lớp. Nhắc h/s tư thế ngồi học ngay ngắn.

2-    Bài mới.

 

Hoạt động của gv

Hoạt động của hs

+) Hoạt động 1: (20-25’)   

Học hát Quốc ca lời 1.

    + Gtb: giới thiệu bài, tác giả, nội dung bài hát: Quốc ca trước đây là bài hát Tiến quân ca viết năm 1944 của nhạc sĩ Văn Cao với nội dung kêu gọi toàn dân vùng lên cứu nước. Quốc ca được hát khi làm lễ chào cờ hoặc cử nhạc phải đứng trang nghiêm mắt nhìn hướng Quốc kì.

- Cho h/s xem tranh h/ả lá cờ Việt Nam và lẽ chào cờ.

- Cho h/s nghe băng bài Quốc ca.

- H/d h/s đọc lời ca theo tiết tấu lời 1.

- Giải thích những từ khó trong bài để h/s hiểu được lời ca.

- Dạy từng  câu theo lới móc xích.

Lưu ý những tiếng ngân nghỉ 3 phách để h/s hát đúng.

- Cho h/s hát lại nhiều lần để thuộc lời ca và giai điệu- Giữ nhịp cho h/s trong khi hát.

 

 

- Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

- Xem tranh.

 

- Nghe băng.

- Tập đọc lời ca theo tiết tấu.

- Nghe giải thích từ khó.

 

- Học hát theo h/d của G.

 

 

- Luyện hát phát âm rõ lời gọn tiếng.

+ H đồng thanh.

+ Theo tổ nhóm, cá nhân…

1

 


 

Giáo viên: Phạm Doãn Nho Liêm – Trường TH Lê Hồng Phong  quận Kiến An Năm học 2015- 2016

 

 

 

+) Hoạt động 2: ( 8-10’)

Trả lời câu hỏi.

- Kiểm tra nhận thức của h/s đối với bài Quốc ca.

    + Bài Quốc ca được hát khi nào?

    + Khi chào cờ và hát Quốc ca chúng ta phải có thái độ ntn? - Nhận xét h/s trả lời

- Nêu lại yêu cầu khi chào cờ và hát Quốc ca để h/s ghi nhớ.

+) Củng cố.( 3-5’)

- Nhận xét giờ học động viên khích lệ những em hát thuộc và đúng y/c bài hát.

- H/s về học thuộc lời 1.

Đứng hát thể hiện t/chất hùng tráng của bài.

 

 

 

 

- Trả lời.

 

 

 

- Ghi nhớ nghi lễ khi chào cờ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 


 

Giáo viên: Phạm Doãn Nho Liêm – Trường TH Lê Hồng Phong  quận Kiến An Năm học 2015- 2016

 

TUẦN:2

( Từ 24/ 8 – 28/8)

Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2015

Khối 4

TIẾT 2

Học bài hát:

EM YÊU HÒA BÌNH

Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn.

I Mục tiêu.

- H/s hát đúng và thuộc bài “em yêu hòa bình”

- Qua bài hát giáo dục các em yêu hòa bình, yêu quê hương đất nước.

II. Chuẩn bị của giáo viên

 - Nhạc cụ quen dùng.

 - Tranh ảnh quê hương đất nước.

III. hoạt động dạy học

 

Hoạt động của gv

Hoạt động của hs

+) Hoạt động 1: (20-25’)   

Học bài hát.

*) Gtb: Cho h/s nghe một bài hát về chủ đề hòa bình, rồi dẫn dắt vào bài “ Em yêu hòa bình”

- Giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn.

*) Học hát.

- Y/c h/s đọc lời ca bài hát từ 1-2 lần.

- H/d h/s khởi động giọng theo  âm tượng thanh i, ê, a, ô, u…

- Hát mẫu bài hát.

- Dạy hát từng câu theo lối móc xích.

Lưu ý các tiếng có luyến và cao độ của tiếng “ cánh đồng” “dòng sông…xanh thắm…” đảo phách, lưu ý trường độ.

- Cho h/s hát lại nhiều lần giúp các em nhớ giai điệu và thuộc lời ca.

- Sửa sai cho h/s ở những câu hát khó, h/s hát chưa đúng.

+) Hoạt động 2: ( 8-10’)

Hát kết hợp gõ đệm.

- H/d h/s hát và gõ đệm theo nhịp và tiết tấu lời ca.

VD: Theo nhịp.

 

 

- Lắng nghe.

- Phát biểu cảm nghĩ của mình về bài hát.

 

 

 

- Đọc lời ca.

- Khởi động giọng theo h/d của G

 

 

- Tập hát theo h/d của G

  Lưu ý các tiếng có luyến. Đảo phách.

 

 

- Hát theo tổ nhóm, cá nhân.

 

- Hát thật chuẩn xác.

 

 

 

- Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.

 

 

1

 


 

Giáo viên: Phạm Doãn Nho Liêm – Trường TH Lê Hồng Phong  quận Kiến An Năm học 2015- 2016

 

Em yêu hòa bình, yêu đất nước

          *            *            *

Việt Nam…

          *

VD: Theo tiết tấu lời ca.

Em yêu hòa bình, yêu đát nước

   *    *    *     *        *     *     *

Việt Nam…

    *     *

- Cho h/s luyện nhiều lần.

 

+) Củng cố.( 3-5’)

- G chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm hát 1 câu. Đến câu thứ 5 cả lớp cùng hòa giọng đến hết bài.

- H/s thực hiện theo h/d của G.

 

 

 

 

- Tập hát theo tiết tấu lời ca.

 

 

 

+ Luyện theo nhóm.

+ Luyện cá nhân.

………………………………………..

Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2015

Khối 5

TIẾT 2

Học bài hát:

REO VANG BÌNH MINH

Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước.

I Mục tiêu.

- Hát đúng giai điệu và lời ca, ngắt câu và lấy hơi đúng chỗ.

- Cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên buổi sáng qua nội dung diễn đạt trong bài hát.

II. Chuẩn bị của giáo viên

-         Nhạc cụ quen dùng.

-         Tranh ảnh minh họa cảnh buổi sáng.

-         Tư liệu về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

III. Hoạt động dạy học

 

Hoạt động của gv

Hoạt động của hs

+) Hoạt động 1: (13-15’)   

Học bài hát.

+ Gtb: Bài hát “ Reo vang bình minh” trích trong vở ca kịch “ Diệt sói lang” của nhạc sĩ lưu Hữu Phước. Bài hát ra đời năm 1947. Giai điệu trong sáng, tươi vui, đầy màu sắc rực rỡ của buổi bình minh.

+ Học hát.

 

 

- Nghe giới thiệu tìm hiểu nội dung bài hát.

 

 

 

 

 

1

 


 

Giáo viên: Phạm Doãn Nho Liêm – Trường TH Lê Hồng Phong  quận Kiến An Năm học 2015- 2016

 

- Cho h/s nghe giai điệu của bài và trình bày bài hát mẫu.

- Y/c h/s đọc lời ca.

- H/d h/s khởi động giọng, chia câu và chỗ lấy hơi trong bài.

- Dạy hát từng câu theo lối móc xích qua giai điệu. Cao đ của đàn.

- Cho h/s hát lại nhiều lần giúp các em nhớ giai điệu và lời ca.

+) Hoạt động 2: ( 20-22’)

Hát kết hợp gõ đệm.

- H/d h/s hát kết hợp gõ đệm theo phách.

VD:

Reo vang reo, ca vang ca…

   *             *    *            *  *

- H/d h/s tập đứng hát nhún chân theo nhịp2 nhịp nhàng.

+) Củng cố.( 3’)

- Em biết những bài hát nào miêu tả cảnh buổi sáng?

- Nghe giai điệu, theo dõi G trình bày.

 

- Đọc lời ca, 1-2 h/s đọc.

- Khởi động giọng theo h/d của G. Đánh dấu câu và chỗ lấy hơi.

- Học hát theo h/d của G

 

-  Luyện tập theo tổ nhóm, cá nhân.

 

 

 

- Tập hát kết hợp vỗ tay theo phách.

 

 

 

- Đứng tại chỗ hát kết hợp vận động theo nhịp.

 

- ( Gà gáy- Trời đã sáng rồi- Nắng sớm…)

……………………………………………..

Thứ năm ngày 27 tháng 8 năm 2015

Khối 3

TIẾT 2

Học bài hát:

QUỐC CA VIỆT NAM - Lời 2

.I Mục tiêu.

- H\s hát thuộc lời 2, hát đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện tính chất hùng tráng trong bài.

- Tiếp tục giáo dục cho h/s ý thức trang nghiêm khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca.

II. Chuẩn bị của giáo viên

 - Nhạc cụ quen dùng.

- Đĩa nhạc bài Quốc ca.

III. hoạt động dạy học

  1. Nhắc h/s tư thế ngồi ngay ngắn.
  2. KTBC: (2’) H/s hát lời 1- G nhận xét đánh gía.
  3. Bài mới.

 

Hoạt động của gv

Hoạt động của hs

+) Hoạt động 1: (20-25’)   

Học hát Quốc ca lời 2.

- Tóm tắt nội dung lời 2.

 

 

 - Lắng nghe

1

 


 

Giáo viên: Phạm Doãn Nho Liêm – Trường TH Lê Hồng Phong  quận Kiến An Năm học 2015- 2016

 

- Cho h/s nghe băng Quốc ca lời 2.

- H/d h/s đọc lời ca theo tiết tấu.

- Giải thích các từ khó như: Lầm than, gông xích, căm hờn.)

- Dạy hát từng câu theo lối móc xích.

Lưu ý cho h/s về cao độ các tiếng : Ngừng, thù.

- Cho h/s hát lại nhiều lần để các em nhớ giai điệu và lời ca. Giữ nhịp cho h/s trong quá trình hát.

+) Hoạt động 2: ( 8-10’)

Hát và tập tư thế chào cờ.

- H/d h/s tư thế chào cờ và hát Quốc ca. Đứng nghiêm mắt hướng nhìn về hướng Quốc kì, thái độ nghiêm túc.

- Mời một vài h/s lên làm tư thế mẫu.

- Cho h/s tập đứng chào cờ và hát Quốc ca- Nhận xét.

+) Củng cố.( 3-5’)

- Nhận xét giờ học.

- H/s về học thuộc 2 lời ca.

- Nghe lời 2.

 -  Đọc đồng thanh lời ca theo tiết tấu.

 -  Lắng nghe.

 

- Tập hát theo h/d của G.

 

 

- Chú ý phát âm rõ lời, gọn tiếng.

 

 

 

 

-   Quan sát lắng nghe.

 

 

 

- Luyện tập tư thế khi hát chào cờ và hát Quốc ca.

 

 

……………………………………………………………………………………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 


 

Giáo viên: Phạm Doãn Nho Liêm – Trường TH Lê Hồng Phong  quận Kiến An Năm học 2015- 2016

 

TUẦN:3

( Từ 31/ 8 – 04/9)

Thứ hai ngày 31 tháng 8 năm 2015

Khối 4

TIẾT 3

Ôn bài hát:

EM YÊU HÒA BÌNH

BÀI TẬP CAO ĐỘ VÀ TIẾT TẤU.

 

I Mục tiêu.

- H/s học thuộc bài hát, tập biểu diễn trước lớp kết hợp biểu diễn vận động phụ họa. Đọc được bài tập cao độ và thể hiện tốt bài tập tiết tấu.

II. Chuẩn bị của giáo viên

 - Nhạc cụ quen dùng.

- Bảng phụ chép bài tập cao độ và tiết tấu.

III. hoạt động dạy học

 

 

 

Hoạt động của gv

Hoạt động của hs

+) Hoạt động 1: (10- 15’)   

Ôn bài hát. 

- Đệm đàn giai điệu bài hát.

- Cho h/s ôn lại bài hát

- Gọi một số h/s lên hát đơn ca trước lớp.

- Chia nhóm, N1 hát, N2 gõ đệm sau đó đổi lại. H/d h/s tập gõ tiết tấu trên bảng phụ.

+) Hoạt động 2: ( 18- 20’)

Bài tập cao độ và tiết tấu.

- Giới thiệu vị trí các nốt C- D- E- G- A_ C.

- H/d h/s đọc đúng cao độ.

+ Luyện tập tiết tấu.

- H/d h/s đọc bài tập tiết tấu bằng âm tượng thanh.

- Thay bài tập tiết tấu bằng tiếng trống.

  + Luyện tập cao độ và tiết tấu.

- Gọi h/s đọc tên nốt.

- Cho h/s nghe cao độ trên đàn.

- Đọc mẫu và h/d cả bài.

- Đọc và gõ mẫu bài tập tiết tấu.

 

 

- Nhẩm lời ca theo tiết tấu trên đàn,

- Hát đồng thanh bài hát.

- Hát và biểu diễn bài hát dưới nhiều hình thức song ca, đơn ca, tốp ca…kết hợp vận động phụ họa.

 

 

 

- Theo dõi lắng nghe.

 

- Đọc cao độ theo h/d của G.

 

- Tập đọc bài tiết tấu theo h/d.

 

- Đọc kết hợp gõ tiết tấu.

 

- Đọc tên nốt.

- Nghe cao độ.

- Tập đọc cả bài.

- Đọc và gõ theo h/d của G.

1

 


 

Giáo viên: Phạm Doãn Nho Liêm – Trường TH Lê Hồng Phong  quận Kiến An Năm học 2015- 2016

 

 

 

 

+) Củng cố.( 3-5’)

- Cả lớp hát đồng thanh bài “ Em yêu hòa bình”

      + Đọc đồng thanh.

      + Đọc theo nhóm.

      + Đọc cá nhân.

 

………………………………………..

Thứ ba ngày 01 tháng 9 năm 2015

Khối 5

TIẾT 3

Ôn bài hát:

REO VANG BÌNH MINH

TĐN SỐ 1: CÙNG VUI CHƠI

I Mục tiêu.

- Hát đúng giai điệu và lời ca, thể hiên sắc thái của bài hát.

- Tập hát đối đáp, lĩnh xướng kết hợp vận động phụ họa.

- Thể hiện đúng cao độ, trường độ bài TĐN kết hợp ghép lời ca, gõ phách.

II. Chuẩn bị của giáo viên

 - Nhạc cụ quen dùng.

- Bảng phụ chép bài TĐN số 1. 

III. Hoạt động dạy học

 

Hoạt động của gv

Hoạt động của hs

+) Hoạt động 1: (13-15’)   

Ôn bài hát.

- Y/c h/s nhắc lại tên bài hát, tác giả bài hát giờ trước học?

- Đệm đàn cho h/s hát đồng thanh bài hát. Lưu ý đoạn 1 h/d h/s hát với sắc thái vui tươi, rộn ràng. Đoạn 2 thể hiện linh động, linh hoạt, hát nẩy, gọn, âm thanh trong sáng không ê….a

- H/d h/s tập hát có lĩnh xướng và hòa giọng.

Đoạn 1 lĩnh xướng, đoạn 2 hòa giọng. Hát giữ tốc độ đều đặn, sang lần 2 có thể vỗ tay đệm theo.

Chia nhóm: N1 hát, N2 gõ đệm theo tiết tấu và ngược lại.

+) Hoạt động 2: ( 18-20’)

TĐN số 1: Cùng vui chơi.

- H/d h/s khởi động giọng với thang âm ở giọng đô. C- D- E- G- C.

 

 

- Trả lời.

 

- Hát thể hiện sắc thái t/c của bài hát theo từng đoạn.

 

 

 

- Tập hát lĩnh xướng và hát đối đáp kết hợp gõ đệm theo h/d của G.

 

 

 

- Thực hiện theo nhóm.

 

 

 

-Khởi động giọng qua cao độ theo h/d của G.

1

 


 

Giáo viên: Phạm Doãn Nho Liêm – Trường TH Lê Hồng Phong  quận Kiến An Năm học 2015- 2016

 

 

 

 

- Cho h/s làm quen với bài tập tiết tấu trên bảng phụ

- Đàn cao độ và trường độ bài TĐN.

- Đàn từng câu với tốc độ chậm h/d h/s đọc.

- Ghép cả bài với tốc độ nhanh hơn.

- Sau khi h/s đọc thuần thục h/d h/s ghép lời ca( Tốc độ vừa phải)

 

 

+) Củng cố.( 3- 5’)

- H/s đọc đồng thanh bài TĐN và ghép lời ca kết hợp gõ theo tiết tấu.

- Chia nhóm: N1 đọc nhạc, N2 ghép lời và ngược lại.

 

 

 

 

- Tập gõ âm hình tiết tấu.

 

- Nghe và nhẩm theo.

- Đọc bài tập theo h/d của G.

 

- Đọc ghép cả bài.

+Đọc đồng thanh.

+Đọc theo nhóm, dãy

      + Đọc cá nhân.

 

 

- Luyện tập theo y/c của G.

……………………………………………..

Thứ năm ngày 03 tháng 9 năm 2015

Khối 3

TIẾT 3

Học bài hát:

BÀI CA ĐI HỌC(LỜI 1)

Nhạc và lời: Phan Trần Bảng.

I Mục tiêu.

- H/s hát thuộc lời , hát đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện tính chất vui tươi trong sáng của 2 lời ca trong bài hát.

 - Giáo dục h/s biết yêu trường lớp, bạn bè.

II. Chuẩn bị của giáo viên

 - Nhạc cụ quen dùng.

- Đĩa nhạc băng nhạc.

III. hoạt động dạy học

 

Hoạt động của gv

Hoạt động của hs

+) Hoạt động 1: (8-10’)   

Học hát.

+ KTBC: H/s nghe giai điệu nhắc tên bài hát, tên tác giả đã học ở giờ trước.

- Cả lớp đứng hát kết hợp vỗ tay theo nhịp- G nhận xét.

 

 

- Lắng nghe, trả lời.

 

- Thực hiện.

 

1

 

nguon VI OLET