phòng giáo dục & đào tạO QUẬN 12
TRƯỜNG THCS AN PHÚ ĐÔNG
----------( ( (----------


GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP QUẬN
MÔN LỊCH SỬ 8
CHƯƠNG II: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918

BÀI 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP
VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM


TIẾT 47
CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP



Giáo viên: Bùi Thị Ngọc
Đơn vị: trường THCS An Phú Đông

















Năm học: 2017 –2018
Ngày dạy: 7/4/2018

CHƯƠNG II: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918

Bài 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP
VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
(2 Tiết)
Tiết 47 :I – Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp (1897 – 1914)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam: Mục đích, kế hoạch, nội dung, cách tiến hành.
- Những chuyển biến về kinh tế: Xuất hiện đồn điền, mỏ, cơ sở sản xuất công nghiệp nhẹ, đường sắt.
- Những chuyển biến về xã hội, sự ra đời các giai cấp, tầng lớp mới: Công nhân, tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
Học sinh cần:
- Biết được các chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp. Qua đó hiểu được mục đích và phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam.
- Những nét chính về sự biến đổi về kinh tế, cơ cấu xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa.
- Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc mới.
2. Về kĩ năng
- Sử dụng bản đồ.
- Rút ra đặc điểm của các giai cấp, tầng lớp xã hội, trên cơ sở đó, lập bảng biểu so sánh để ghi nhớ.
- Có tinh thần thảo luận nhóm.
3. Thái độ
- Thấy được âm mưu và dã tâm của thực dân Pháp; mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX; thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp đối với độc lập dân tộc.
- Ý thức học tập để xây dựng và bảo vệ đất nước
- Trân trọng hành động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX.
4. Định hướng phát triển năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Phát hiện kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, trả lời câu hỏi.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: trình bày, lập luận, thể hiện chính kiến về một tình huống cụ thể trong bài học.
- Năng lực hợp tác: Có khả năng hợp tác cùng hoạt động nhóm và thi đua…
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực thực hành bộ môn: quan sát tranh ảnh, video và sử dụng lược đồ lịch sử.
- Năng lực nhận xét, giải thích một vấn đề lịch sử.
- Năng lực vận dụng, liên hệ, so sánh kiến thức.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Bản đồ Liên bang Đông Dương thuộc Pháp.
- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên.
- Ngoài tranh ảnh trong SGK có thêm tranh ảnh về nhà máy, trường học, đường xá,… của Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Tài liệu Văn học, Sử học,… có liên quan đến những nội dung SGK đề cập tới.
- Sách giáo khoa Lịch sử 8, Sách giáo viên Lịch sử 8, Giáo án Lịch sử 8.
- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
2. Học sinh
- Đọc trước bài, tìm hiểu các câu hỏi trong SGK
- Sưu tầm các tư liệu lịch sử, tranh ảnh.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định lớp
- Giới thiệu Ban giám khảo
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Ở Chương I, chúng ta đã được học và tìm hiểu những cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược tại Việt Nam trong những năm 1858 đến cuối thế kỉ thứ XIX. Sau khi Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành bình định Việt Nam, Thực dân
nguon VI OLET