BÀI HỌC LỊCH SỬ 6 HK1 NH 2016-2017
PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỶ X
CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA
BÀI 8: THỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA.
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

1.Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
- Việt Nam là nơi đã có dấu tích người tối cổ sinh sống.
+ Ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn) người ta đã tìm thấy những chiếc răng của người tối cổ.
+ Ở núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai) người ta phát hiện nhiều công cụ đá, được ghè đẽo thô sơ.
( VN là một trong những quê hương của loài người.
2. Ở giai đoạn đầu người tinh khôn sống như thế nào?
- Cách đây khoảng 3- 2 vạn năm người tối cổ dần trở thành người thinh khôn.
- Di tích được tìm thấy ở: Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An....
- Họ cải tiến việc chế tác công cụ đá. Từ ghè đẽo thô sơ đến những chiếc rìu đá có mài, sắc hơn, dễ lao động hơn.
( Cuộc sống dần được ổn định.
3.Giai đoạn phát triển của người tinh khôn có gì mới?
- Sống cách chúng ta từ 12.000 đến 4.000 năm. Ở Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An) ...
- Các công cụ đá phong phú đa dạng hơn. Hình thù gọn gàng, biết mài sắc bén hơn.
- Năng suất lao động cao hơn, cuộc sống ổn định và cải thiện hơn.



Bài 9: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THUỶ
TRÊN ĐẤT NƯỚC TA



NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Đời sống vật chất.
- Người nguyên thuỷ luôn cải tiến công cụ lao động.
- Họ biết làm gốm, tre, gỗ …
- Họ biết trồng trọt và chăn nuôi.
- Sống trong hang động, mái đá, túp lều.
2. Tổ chức xã hội:
- Sống thành từng nhóm.
-Tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thuỷ là chế độ thị tộc mẫu hệ.
3. Đời sống tinh thần:
- Làm đồ trang sức bằng ốc, đá, xương …
- Tục chôn người chết cẩn thận


CHƯƠNG II : THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC
Bài 10 : NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

1. Công cụ sản xuất và thuật luyện kim
a. Công cụ sản xuất
- Công cụ sản xuất : Rìu đá có vai mài nhẵn 2 mặt, lưỡi đục, công cụ bằng xương, sừng đồ gốm…
- Xuất hiện đồ trang sức bằng đá.
b. Thuật luyện kim
- Cuộc sống định cư buộc con người cải tiến công cụ và đồ dùng.
- Từ kỹ thuật làm gốm ( kỹ thuật luyện kim.
- ý nghĩa: nhờ công cụ bằng đồng đã làm cho năng suất tăng, diện tích đất mở rộng, chăn nuôi phát triển( con người đỡ vất vả.
2. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
- Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở các đồng bằng ven sông, các thung lũng, ven suối….
- Ý nghĩa: con người có thể sống định cư ở đồng bằng ven sông lớn.



BÀI 11: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

1. Sự phân công lao đông được hình thành như thế nào?
- Trong xã hội đã có sự phân công lao động giữa nam giới và phụ nữ.
-Chế độ mẫu hệ chuyển sang giai đoạn phụ hệ.
2. Xã hội có gì đổi mới?
- Nhiều chiềng chạ (thị tộc) họp lại với
nhau thành bộ lạc.
- Đứng đầu bộ lạc là một tộc trưởng (già làng)
- Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo.
3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?
- Do sx phát triển (công cụ đồng thay thế
- công cụ đá ( phân biệt đàn ông – đàn bà
XH đã có sự phân biệt người giàu người nghèo.

BÀI 12: NƯỚC VĂN LANG

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

1. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Nhân dân ta phải đấu tranh với thiên nhiên.
- Họ đấu tranh với ngoại xâm.
( Nhà nước Văn Lang ra đời.
2. Nước Văn Lang thành lập.
- Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã thống nhất các bộ lạc ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ thành liên minh bộ lạc.
- Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian TK VII TCN Đứng đầu là Hùng
nguon VI OLET