MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG

PHẦN MỞ ĐẦU
2

PHẦN NỘI DUNG
2

Chuyên đề 1: Lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước
2

Chuyên đề 2: Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo
4

Chuyên đề 3: Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng XHCN
6

Chuyên đề 4: Giáo viên với công tác tư vấn học sinh trong trường THCS
6

Chuyên đề 5: Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường THCS
5

Chuyên đề 6: Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II
10

Chuyên đề 7: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS
12

Chuyên đề 8: Thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường THCS
14

Chuyên đề 9: Sinh hạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường THCS
18

Chuyên đề 10: Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường THCS
20

ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG THỰC TIỄN
24

TÀI LIỆU THAM KHẢO
27





PHẦN MỞ ĐẦU
Qua thời gian học tập, nghiên cứu khóa học bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II, cùng với sự hướng dẫn và giảng dạy của các thầy cô trường Đại học sư phạm Huế, tôi đã bổ sung và rút ra thêm cho bản thân những vấn đề sau:
Nắm vững hơn những kiến thức lý luận về hành chính , đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục THCS; chủ động cùng đồng nghiệp thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và pháp luật Nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục cấp THCS nói riêng vào thực tiễn công tác dạy học và giáo dục học sinh.
Được cập nhất các xu thế, chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hiện nay; quan điểm, mục tiêu và các giải pháp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, các đặc trưng của trường học hiện đại. Hiểu rõ hơn về vai trò, vị trí của người dạy và người học trong giáo dục Việt Nam hiện nay.Đồng thời cung cấp, cập nhật kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên.Từ đó vận dụng thành thạo những kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
PHẦN NỘI DUNG
Chuyên đề 1: Lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước
Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước (các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền) tác động đến đối tượng quản lý (các cá nhân, tổ chức sinh sống, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia) bằng công cụ quyền lực là pháp luật, chính sách, kế hoạch để quản lý xã hội nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng thống nhất của nhà nước.
Hành chính nhà nước là một trong những hoạt động của quản lý nhà nước, là sự tác động có tổ chức bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình và hành vi hoạt động của công dân do các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương tiến hành, nhằm mục đích thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Ởnước ta việc quản lý nhà nước thực hiện theo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc Đảng cầm quyền lãnh đạo hành chính nhà nước, nguyên tắc pháp trị, nguyên tắc phục vụ và nguyên tắc hiệu quả.
Ngoài ra nhà nước còn quản lí theo nguyên tắc hoạt động hành chính nhà nước phải chịu sự giám sát chặt chẽ của công dân và xã hội và nguyên tắc tập trung dân chủ. Từ thực tiễn công tác và nội dung đã học, bản thân tôi nhận thấy việc quản lí đơn vị công tác phải thực hiện theo các nguyên tắc cụ thể để đảm bảo sự thống nhất trong các hoạt động và tạo sự hiệu quả cao trong công việc, cụ thể:
+ Nâng cao vai trò của Đảng trong đơn vị công tác: xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ, công tác chuyên môn của đơn vịtheo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoàn thành nghĩa vụ của đơn vị đối với Nhà nước. Đề cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động sáng tạo, không ngừng cải tiến phương pháp làm việc, nâng cao hiệu quả công
nguon VI OLET