Tuần 1
Tiết 1
Ngày soạn: Bài 1: Thường thức mĩ thuật
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI TRẦN(1226 - 1440)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh hiểu và nắm được một số kiến thức chung về mĩ thuật thời Trần.
2. Kỹ năng: Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc.
3. Thái độ: Biết trân trọng, yêu quý vốn cổ của cha ông để lại.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên.
Đồ dùng mĩ thuật 7, một số tài liệu có liên quan đến mĩ thuật thời Trần.
2.Học sinh: Soạn bài .
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức

*HĐ1: Tìm hiểu vài nét về bối cảnh lịch sử.
GV: cho học sinh đọc SGK?
Vào thời Trần có nét gì đặc biệt về xã hội?
HS: Trả lời theo SGK
GV: kết luận.
HS: chú ý lắng nghe.

*HĐ2:Tìm hiểu vài nét khái quát về mĩ thuật thời Trần
GV: Kiến trúc thời Trần gồm những thể loại nào?
HS: kiến trúc cung đình và kiến trúc Phật giáo.
GV:Nêu một số công trình KT cung đình?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Điêu khắc thời Trần có đặc điểm gì?
HS: Phát triển về tượng tròn, hình rồng mập mạp, uốn khúc
GV: So sánh điêu khắc của mĩ thuật thời Trần Và thời Lý có gì khác nhau?
HS: Trả lời
GV: Đặc điểm của gốm thời Trần.
HS: xương gốm dày, họa tiết trang trí chủ yếu là hoa sen.
GV: nhận xét, bổ sung và chốt lại
HS: chú ý lắng nghe




*HĐ3: Tìm hiểu đặc điểm chung của mĩ thuật thời Trần.
GV: Cho một vài em nêu đặc điểm chung của mĩ thuật thời Trần, sau đó giáo viên tổng kết lại




I. Vài nét về bối cảnh xã hội.
- Vào đầu thế kỉ XIII có những biến động quyền trị vì đất nước từ Lý -> Trần.
- Chế độ trung ương tập quyền được củng cố
- Ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông.

II. Vài nét về mĩ thuật.
1. Kiến trúc.
a. Kiến trúc cung đình.
- Cơ bản tiếp thu toàn bộ di sản mĩ thuật thời Lý
- Sau chiến thắng giặc ngoại xâm, Thăng Long được xây dựng lại nhưng đơn giản hơn.
b. Kiến trúc Phật giáo:
Nhà Trần đã xây dựng những ngôi chùa, tháp nổi tiếng .
2. Điêu khắc - trang trí
- Điêu khắc: phát triển về tượng tròn, hình rồng mập mạp, uốn khúc hơn mĩ thuật thời Lý.
- Trang trí chạm khắc:
Chạm khắc chủ yếu để trang trí, làm cho các công trình kiến trúc đẹp hơn.
Chạm khắc trang trí bệ đá hoa sen rất phổ biến ở thời Trần.
3. Đồ gốm:
So với thời Lý, bên cạnh việc phát huy được truyền thống trước đây, gốm thời Trần đã có một số nét nổi bật .
III. Đặc điểm của MT thời Trần:
- Mĩ thuật thời Trần mang hào khí thượng võ của dân tộc với ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên, thể hiện được vẻ đẹp ở sự khoáng đạt và khỏe mạnh.
- Tuy thừa kế mĩ thuật thời Lý nhưng mĩ thuật thời Trần hiện thực, giản dị và đôn hậu hơn.

4. Củng cố: Em hãy nêu tóm tắt lại nội dung chính của bài vừa học.
5. Dặn dò . Học bài và chuẩn bị cho bài sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM:












Tuần: 2
Tiết : 2
Ngày soạn:
. Bài 8: Thường thức mĩ thuật

MỘT SỐ CÔNG TRÌNH MĨ THUẬT THỜI TRẦN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và cung cấp thêm cho học sinh một số kiến thức chung về mĩ thuật thời Trần .
2. Kỹ năng: Học sinh hiểu giá trị các công trình MT thời Trần.
3. Thái độ: Học sinh trân trọng và yêu thích nền mĩ thuật thời Trần nói riêng, nghệ thuật dân tộc nói chung.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Đồ dùng mĩ thuật 7, một số tài liệu có liên quan đến mĩ thuật thời Trần
2. Học sinh: Soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ
nguon VI OLET