1. Định nghĩa về đá cầu

Trước hết, đá cầu là môn thể thao đặc thù và thường xuyên được chơi ở nhiều nước Châu Á như : Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản,… người chơi có thể nhiều hoặc ít nhưng về cơ bản bộ môn này đòi hỏi sự khéo léo và phản xạ đôi chân cũng phải thuộc dạng khá mới có thể chơi được. Hiểu nôm na, người chơi môn này sẽ dùng chân hoặc bất cứ những bộ phận nào ở cơ thể ngoài tay để điều khiển không cho quả cầu rơi xuống đất, đá cầu có thể đá theo thể thức đá đôi hoặc đá ba, đá nhiều người cùng một lúc bằng cách xếp thành hình vòng tròn, những người tham gia cứ thế chuyền qua lại quả cầu cho nhau sao cho quả cầu không bị rơi xuống đất càng lâu càng tốt.

Bộ môn này địa điểm thường được chơi ở trong nhà với sàn gỗ rộng,  nhưng thường môn đá cầu được chơi ở sân ngoài trời là chủ yếu. Đá cầu là môn ai cũng có thể chơi được, không phân biệt nam nữ hay già trẻ bởi nó cũng chỉ là môn thể thao mang tính vận động nhẹ, không phải tốn sức di chuyển quá nhiều.

Đá cầu chỉ phổ biến ở các nước Châu Á, còn những nước Châu Âu không mấy khi chơi môn thể thao này. Gần như chỉ có các nước Bắc Âu mới biết môn thể thao này, nhưng trong những năm gần đây, các nước Mĩ- Latinh cũng rất ưa chuộng môn đá cầu .

Chi phí để tổ chức một buổi đá cầu cũng là khá thấp, chỉ cần mất 5000 đồng để mua một quả cầu và kêu gọi một nhóm nhỏ người chơi cùng là đã có thể chơi được môn thể thao này.

2. Lược sử hình thành môn đá cầu

Theo nhiều tài liệu, môn thể thao này ra đời vào khoảng thế kỉ thứ 6 trước công nguyên, nó bắt nguồn từ Trung Quốc. Ngay từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc bộ


môn này đã ra đời và phát triển mạnh mẽ. Ngay từ thời Hán và Tống,  bộ môn đá cầu đã được xếp vào môn thi đấu của chung đình. Các vị vua chúa thời nhà Hán hay Tống đều rất ưa thích môn thể thao này, xem nó như thú vui của quý tộc.

 Trung Quốc, lần đầu tiên bộ môn đá cầu được đưa vào thi đấu là vào năm 1934  tại Đại hội thể dục thể thao toàn Trung Quốc , đến ngày nay trên khắp các giải đấu thể thao lớn nào của Trung Quốc có nhiều bộ môn thi đấu thì đá cầu vẫn chiếm vị trí quan trọng trong số đó.

Năm 2002 tại Seagames 22, bộ môn này chính thức có mặt ở một giải đấu ngoài Đông Á. Hiện nay trên thế giới có hai nước đó là Việt Nam và Trung Quốc.

Đá cầu được chia làm hai hệ thống chính, đó là đá cầu nghệ thuật và đá cầu thi đấu. Đá cầu nghệ thuật khó hơn vì nó đòi hỏi kỹ thuật rất phức tạp, miễn ai làm được nhiều động tác khó hơn thì đội đó sẽ giành chiến thắng. Đá cầu thi đấu đòi hỏi tốc độ và sự dẻo dai cộng với kỹ thuật, sẽ thi đấu theo luật tính điểm, đội nào giành được nhiều điểm hơn thì đội đó thắng.

3. Tóm lược về luật đá cầu

Cũng giống như luật thi đấu của các môn thể thao khác, luật đá cầu thường diễn biến theo quá trình lịch sử. Cho đến nay luật đá cầu gồm có tổng cộng 19 điều luật. Sau đây là vài điều luật cần lưu tâm.

a) Điều 1, về sân thi đấu


Sân thi đấu trong bộ môn cầu mây bắt buộc phải là hình chữ nhật, địa điểm thi đấu có thể ở trong nhà và ngoài trời. Sân có kích thước dài hơn 11m, chiều rộng là 6m tính đến mép của đường giới hạn.

b) Điều 5, về trọng tài có ghi

Trọng tài giám sát của một trận đấu đá cầu  phải ngồi trên một chiếc ghế cao có chiều dài 1m23 đến 1m50, sẽ được đặt ở giữa sân bên cạnh mép lưới. Trợ lý trọng tài thì ngồi thấp hơn với chiều cao ghế của trọng tài chính, chiều cao 0,8m-1m đặt phía cạnh đối diện trọng tài chính

c) Điều 6, về đấu thủ thi đấu

Trận đấu đơn gồm có 2 đội thi đấu, mỗi đội sẽ có một đối thủ. Trận đấu đôi diễn ra giữa 2 đội và 2 đấu thủ.

d) Trang phục thi đấu

Những vận động viên cầu mây mặc định phải đi giày thể thao, có một số giải đấu quy định những vận động viên phải đi một loại giày chuyên dùng để đá cầu. Cũng giống như bóng đá, các vận động viên của môn cầu mây phải mặc số áo sau lưng thi đấu.

e) Luật thay người

Được phép thay người không giới hạn, nhưng thông thường các đội không thay quá nhiều người, tối đa trong suốt hai hiệp là 6 người

f) Luật thi đấu

Có tối đa 21 điểm cho mỗi trận cầu thi đấu, khi đối phương vướng phải lỗi phát cầu, đội kia được tính một điểm và được phép thực hiện giao cầu. Trong trường hợp hai đội hòa trận đấu, sẽ phát cầu luân lưu để đến khi một bên có đến 2 điểm cách biệt thì một trong hai đội đó sẽ giành chiến thắng.

Ở giữa mỗi hiệp đấu mỗi đội có thể được xin phép hội ý không quá 3 lần,  thời gian không quá 30 giây cho mỗi lần.

Các cầu thủ không được đang thi đấu mà rời khỏi sân thi đấu để hội ý, chỉ có huấn luyện viên mới là người có quyền thực hiện điều này. Các đối thủ đối phương phải giữ nguyên vị trí của mình.

Trong trận đấu nếu bị tạm dừng, chỉ có người đội trưởng của mỗi đội  mới có quyền nói chuyện với các trọng tài và trực tiếp nhận giao cầu.

Các trọng tài có quyền được dừng trận đấu nếu như gặp sự cố hoặc có vật cản, mỗi khi vận động viên hai đội gặp phải chấn thương, trọng tài có quyền dừng trận đấu 5 phút để các bác sĩ vào khu vực thi đấu thăm khám vết thương.


Trong giờ nghỉ giữa mỗi hiệp các cầu thủ và kể các trọng tài phải đứng đúng vị trí của mình.

Các trọng tài cũng có quyền phạt thẻ vàng thẻ đỏ các vận động nhiên nếu như họ cố tình làm sai luật hoặc có hành vi phi thể thao- không đẹp. Trọng tài có quyền hành lớn nhất trong mỗi trận đấu. Nếu gặp bất kỳ những tình huống gây tranh cãi nào thì họ chính là người đưa ra những quyết định cuối cùng.

4. Một số các quy tắc luật khác

Khi đối phương phát cầu, quy định đội còn lại phải tuân theo là không được đứng trong đường vạch vôi trắng kéo dài chiều dọc của sân. Tuyệt đối giữ im lặng, không được phép làm đối phương phân tâm làm hỏng đường giao cầu. Nếu vi phạm sẽ bị kỉ luật và nặng nhất là phạt thẻ.

Trong trường hợp đấu thủ bên đội bạn phát cầu, các đấu thủ số 2 và số 3 trong sân nhất quyết không được đứng trong đường vạch vôi nối giữa chiều dọc của sân.

Khi đỡ cầu, các vị trí phải tuân thủ đúng với vị trí của mình, quy định bởi các số thứ tự 1-2-3. Quy định rằng các cầu thủ số 1 và 2 phải đứng sát ở đường biên ngang của sân mình nhất, không được ra ngoài khỏi phạm vi các vạch trong khung thi đấu. Cầu thủ số 3 phải đứng sát lưới đóng nhiệm vụ đỡ cầu và tấn công trực tiếp, số 3 được phép dùng đầu để tác động lên cầu bay sang phần sân của đối phương.

Trọng tài chỉ tính điểm khi, quả cầu chạm đất trong phạm vi sân của đối phương, trong pha cầu mà đối phương không đỡ được thì điểm sẽ được tính cho đội tạo nên pha cầu đó.

Trên đây là bài viết tổng quát một cách sơ lược nhất về môn đá cầu, luật thi đấu của bộ môn được ưa chuộng nhất Châu Á.

nguon VI OLET