Ngày soạn: 06 / 09 / 2016

Ngày dạy:   07 / 09 / 2016

                                                   Tuần: 1 - Tiết: 1

                                       THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT

SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI TRẦN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-         Biết được khái quát về quá trình xây dựng và phát triển của mĩ thuật thời Trần.

-         Hiểu sơ lược các giai đoạn phát triển và nắm bắt được một số kiến thức chung về MT thời Trần.

2. Kĩ năng:

-         Nhớ được vài nét về đặc điểm mĩ thuật thời Trần

-         Nhớ được một số công trình mĩ thuật tiêu biểu (Kiến trúc,điêu khắc,trang trí và gốm) thời Trần

-         Phân tích được một số nét cơ bản về một số công trình kiến trúc, điêu khắc thời Trần.

3. Thái độ:

-         Nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, biết trân trọng và yêu quý vốn cổ của cha ông để lại.

4. Định hướng năng lực cần đạt:

  - Năng lực chung: NL tư duy, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề

   - Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát và xử lý thông tin, Năng lực cảm thụ thẫm mỹ, Năng lực phân tích và tổng hợp.

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Phương pháp quan sát, vấn đáp, đánh giá, luyện tập.

III/ CHUẨN BỊ:

Giáo viên.

-         Một số công trình kiến trúc, tác phẩm mĩ thuật thời Trần.

-         Sưu tầm một số tranh ảnh thuộc mĩ thuật thời Trần đã in trong sách, báo...

Học sinh.

-         Sưu tầm tranh ảnh, bài viết trên báo chí có liên quan đến mĩ thuật thời Trần.

-         Đọc trước bài giới thiệu trong sách giáo khoa.

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

- KIểm tra đồ dùng học tập của HS

3. Nội dung bài mới:

+ Đặt vấn đề vào bài mới:  Ở chương trình Mỹ thuật lớp 6 các em đã được học sơ lược về Mỹ thuật thời Lý. Tiếp theo sau thời Lý là thời Trần. Vậy Mỹ thuật thời Lý và thời Trần khác nhau và giống nhau như thế nào? Có những nét gì mới trong Mỹ thuật thời Trần. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung chính

HOẠT ĐỘNG 1:

Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về b/cảnh xã hội.

- GV yêu cầu HS nhắc lại một số thành tựu của mỹ thuật thời Lý đã học ở lớp 6.

- Mỹ thuật thời Trần là sự tiếp nối của mỹ thuật thời Lý nhưng có những nét đặc trưng riêng.

- GV yêu cầu 1HS đọc phần I trong SGK.

- GV trình bày bối cảnh xã hội thời Trần một cách ngắn gọn :

+Việt Nam vào đầu thế kỉ XIII có những biến động , quyền trị vì đất nước  từ nhà Lý chuyển sang nhà Trần.

+Vai trò lãnh đạo đất nước có thay đổi nhưng nhìn chung cơ cấu xã hội không có gì thay đổi lớn , chế độ trung ương tập trung quyền được củng cố , mọi kỉ cương và thể chế được duy trì , phát huy.

+Ở thời Trần , vời ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyên , tinh thần tự lập tự cường , tinh thần thượng võ được dâng cao , trở thành hào khí dân tộc. Đó cũng là yếu tố tạo sức bật cho văn học - nghệ thuật trong đó có mỹ thuật.

 

 

 

- HS : chùa một cột , tượng Adiđà, con rồng …

 

 

 

 

 

-  HS đọc bài.

 

-  Lắng nghe.

 

 

I/. Vài nét về bối cảnh xã hội:

+Nhà Trần có nhiều chính sách tiến bộ để xây dựng đất nước.

  +Ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông, tinh thần tự cường , tự chủ dân tộc ngày càng cao, đất nước giàu mạnh. Đó là nguyên nhân tạo điều kiện cho nghệ thuật phát triển.

HOẠT ĐỘNG 2:

Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về Mỹ thuật thời Trần.

GV gọi 1 HS đọc phần II SGK.

- MT thời Trần là sự tiếp nối mỹ thuật thời Lý nhưng cách thể hiện của nó như thế nào?

 

-  Yếu tố tạo nên nét đặc trưng đó là gì?

 

- GV gọi 1 HS đọc phần kiến trúc.

- GV rút ra kết luận:

 

 

 

 

 

 

- Em hãy kể tên một số ngôi chùa tháp mà nhà Trần đã xây dựng?

 

 

 

- GV giới thiệu hình 1.Tháp chùa Phổ Minh(Nam Định)

- GV gọi 1 HS đọc phần trong SGK.

+Tượng phật được tạc nhiều để làm gì?

-  Phật giáo thời Trần rất phát triển, các pho tượng phật được tạc khá nhiều bằng chất liệu đá và gỗ nhưng do chiến tranh tàn phá, do khí hậu khắc nghiệt nên các pho tượng gỗ không còn nữa (những tác phẩm này phần lớn chỉ còn ghi lại trong thư tịch cổ).

+ Hãy kể tên một số pho tượng đá ở các khu lăng mộ và chùa?

 

 

 

 

- GV giới thiệu hình 3.SGK 80 - Sư tử (tượng đá – Chùa Thông, Thanh Hóa).

- Hình rồng thời Trần có đặc điểm  gì khác với hình rồng thời Lý?

 

 

 

 

 

 

-Chạm khắc để làm gì?

 

 

 

- Kể tên một số bức chạm khắc gỗ?

- GV cho HS xem tranh.

 

 

- Gọi 1 HS đọc SGK.

- Nêu đặc điểm của gốm thời Trần?

 

- Đồ gốm gia dụng phát triển mạnh. Gốm hoa nâu, gốm lam với nét vẽ khoáng đạt không gò bó, đã nói lên tình phóng khoáng của nghệ nhân làm gốm thời Trần.

- Đề tài trang trí trên gốm chủ yếu là gì?

- GV cho HS xem hình ảnh tr 81.SGK

 

 

 

- HS đọc bài.

+  Mỹ thuật thời Trần tiếp nối nền Mỹ thuật thời Lý nhưng cách tạo hình hiện thực khoáng đạt, khỏe khoắn hơn.

+Sự giao lưu văn hóa rộng rãi, tinh thần thượng võ được phát huy.

- HS đọc bài

 

 

 

 

 

 

 

 

-  Chùa Bồi Khê (Hà Tây), tháp chùa Phổ Minh (Nam Định), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc),…

 

 

- HS xem hình ảnh.

 

-  HS đọc bài.

 

-  Để thờ cúng.

 

-  HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tựơng hổ tại lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình),

tượng sư tử ở chùa Thông, tượng các con thú ở lăng Trần Hiến Tông (Đông Triều– Quảng Ninh).

- HS xem tranh.

 

 

- Hình rồng thời Trần có thân mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ hơn rồng thời Lý.

 

 

 

 

 

- Chạm khắc chủ yếu là để trang trí, làm tôn lên vẻ đẹp của các công trình kiến trúc.

- Cảnh dâng hoa – tấu nhạc, vũ nữ múa, rồng,…

- HS xem tranh.

 

 

-  HS đọc bài.

- Có xương dày, thô và nặng hơn so với gốm thời Lý.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS trà lời: Chủ yếu là hoa sen, hoa cúc…

II.Vài nét về Mỹ thuật thời Trần.

1.Nghệ thuật kiến trúc.

a/  Kiến trúc cung đình:

- Tu bổ kinh thành Thăng Long, xây dựng khu cung điện Thiên Trường, xây dựng những khu lăng mộ Trần Thủ Độ  (Thái Bình), An Sinh (Quảng Ninh).

Kết luận:

+ Kiến trúc cung đình nhà Trần cho tu bổ lại kinh thành Thăng Long, xây dựng khu cung điện Thiên Trường. Ngoài ra còn cho xây dựng các khu lăng mộ nổi tiếng như lăng Trần Thủ Độ, An Bình Sơn.

   b/ Kiến trúc phật giáo:

b/ Kiến trúc phật giáo:

+ Kiến trúc phật giáo nhà Trần đã xây dựng và để lại các ngôi chùa tháp nổi tiếng như tháp chùa Phổ Minh, tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc),…

 

 

2.Nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí.

a/ Điêu khắc:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

nguon VI OLET