Tuần: 1 Ngày soạn: 12/8
Tiết: 1
1: BÀI MỞ ĐẦU

I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học.
- Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.
- Nêu được các phương pháp đặc thù của môn học.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh phóng to các hình SGK trong bài.
- Bảng phụ.
III. CÁC BƯỚC
1. Ổn định
- Trong chương trình sinh học 7 các em đã học các ngành động vật nào?
( Kể đủ các ngành theo sự tiến hoá)
- Lớp động vật nào trong ngành động vật có xương sống có vị trí tiến hoá cao nhất?
(Lớp thú – bộ khỉ tiến hoá nhất)
2. Kiểm tra bài cũ
Lớp 8 các em sẽ nghiên cứu về cơ thể người và vệ sinh.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Vị trí của con người trong tự nhiên
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học

- Cho HS đọc thông tin mục 1 SGK.

- Xác định vị trí phân loại của con người trong tự nhiên?
- Con người có những đặc điểm nào khác biệt với động vật thuộc lớp thú?
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập ( SGK.
- Đặc điểm khác biệt giữa người và động vật lớp thú có ý nghĩa gì?
- Đọc thông tin, trao đổi nhóm và rút ra kết luận.



- Cá nhân nghiên cứu bài tập.


- Trao đổi nhóm và xác định kết luận đúng bằng cách đánh dấu trên bảng phụ.
- Các nhóm khác trình bày, bổ sung ( Kết luận.
Kết luận:
* Kết luận:
- Loài người thuộc lớp thú.
- Con người có tiếng nói, chữ viết, tư duy trừu tượng, hoạt động có mục đích ( làm chủ thiên nhiên.

Hoạt động 2: Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh
- Yêu cầu HS đọc ( SGK mục II để trả lời :
- Học bộ môn cơ thể người và vệ sinh giúp chúng ta hiểu biết những gì?
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 (1.3, liên hệ thực tế để trả lời:
- Hãy cho biết kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội?
- Cá nhân nghiên cứu ( trao đổi nhóm.
- Một vài đại diện trình bày, bổ sung để rút ra kết luận.

- Quan sát tranh + thực tế ( trao đỏi nhóm để chỉ ra mối liên quan giữa bộ môn với khoa học khác.
Tiểu kết:
- Cung cấp những kiến thức về cấu tạo và chức năng sinh lýcủa các cơ quan trong cơ thể.
Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường từ đó để đề ra biện pháp cơ thể, rn luyện thân thể, bảo vệ môi trường.


Hoạt động 3: Phương pháp học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh
- Yêu cầu HS nghiên cứu ( mục III SGK, liên hệ các phương pháp đã học môn Sinh học ở lớp dưới để trả lời:
- Nêu các phương pháp cơ bản để học tập bộ môn?
- Cho HS lấy VD cụ thể minh hoạ cho từng phương pháp.
- Cho 1 HS đọc kết luận SGK.
- Cá nhân tự nghiên cứu (, trao đổi nhóm.



- Đại diện nhóm trình bày, bổ sung để rút ra kết luận.

- HS lấy VD cho từng phương pháp.
Kết luận:
- Quan sát tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, mẫu sống để hiểu rõ hình thái, cấu tạo.
- Bằng thí nghiệm ( tìm ra chức năng sinh lý các cơ quan, hệ cơ quan.
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế, có biện pháp vệ sinh rèn luyện cơ thể.

4. Kiểm tra, đánh giá
? Trình bày những đặc điểm giống và khác nhau giữa con người và động vật thuộc lớp thú? Điều này có ý nghĩa gì?
? Lợi ích của việc học bộ môn “ Cơ thể người và sinh vật”.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu 1, 2 SGK.
- Kẻ bảng 2 vào vở.
- Ôn lại hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú.
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------





Tiết:2
CHƯƠNG
nguon VI OLET