CHỦ ĐỀ 4: SÁNG TẠO VỚI NHỮNG CHIẾC LÁ
Thời lượng: 2 tiết
1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
1. 1. Về phẩm chất
Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, siêng năng, trung thực, tinh thần trách nhiệm, bảo vệ môi trường ở học sinh, cụ thể qua một số biểu hiện:
- Quan sát sự đa dạng của các loại lá, kết hợp các loại lá với các vật liệu, chất liệu khác như: màu vẽ, dây màu, hột, hạt... đê tạo ra sản phẩm.
- Biết tôn trọng sản phẩm của mình và của người khác làm ra.
- Trung thực khi đưa ra các ý kiến cá nhân về sản phẩm.
- Biết thể hiện tình cảm của mình với mọi vật xung quanh và ý thức bảo vệ môi trường thông qua sản phẩm.
1.2. Về năng lực
Chủ đề góp phần hình thành, phát triên ở học sinh những năng lực sau:
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực quan sát và nhận thức thâm mĩ: nhận biết được đặc điêm hình dạng cấu trúc của chiếc lá như hình tròn, hình tam giác, hình bầu dục,… nhận biết được các hoạ tiết, màu sắc có trên những chiếc lá như chấm, nét, đậm nhạt; nhận biết được dấu hiệu của nguyên lí tạo hình ờ sản phẩm thủ công như cân bằng, lặp lại, tương phản, hài hòa.
+ Năng lực sáng tạo và ứng dụng thâm mĩ: Xác định được mục đích sáng tạo, biết sử dụng yếu tố tạo hình làm trọng tâm sản phẩm, thể hiện được dấu hiệu của nguyên lí tạo hình như cân bằng, tương phản, lặp lại..trong sản phẩm; biết lựa chọn, phối hợp các vật liệu tự nhiên, vật liệu nhân tạo, tái sử dụng để làm được một sản phẩm.
+ Năng lực phân tích và đánh giá thâm mĩ: biết trình bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.
- Năng lực chung
+ Năng lực tự chủ và tự học: chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đôi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết lựa chọn và sử dụng vật liệu, công cụ, họa phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm, thê hiện tính ứng dụng của sản phẩm vào cuộc sống.
- Năng lực đặc thù khác
+ Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói, thuyết trình trong trao đôi, thảo luận, giới thiệu sản phẩm.
+ Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về các hình học cơ bản như hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình trụ, hình tam giác...
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
2.1. Giáo viên
- Mẫu sản phẩm của lớp trước, hình ảnh một số loại cây.
- Một số lá cây (lá rụng, lá khô) nhiều hình dáng, giấy vẽ, băng dính hai mặt, keo dán, kéo…
2.2. Học sinh
- Một số lá cây (lá rụng, lá khô) nhiều hình dáng, giấy màu, giấy vẽ, băng dính hai mặt, keo dán, kéo…
- Kết hợp: sợi len, đá, ốc, màu vẽ,…
3. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, làm mẫu, thực hành, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
- Quy trình theo PPĐM: Quy trình xây dựng cốt truyện.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
4. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sỉ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh.
Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Đồ dùng thiết bị dạy học

Hoạt động khởi động (3-5 phút)

- Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh một số loại cây và yêu cầu học sinh nêu lợi ích của những loại cây đó đối với cuộc sống con người.
- Giáo viên kết luận và giới thiệu vào bài.
Học sinh quan sát, hình ảnh, lắng nghe câu hỏi, thảo luận và trinh bày ý kiến cá nhân.
Hình ảnh một số loại cây quen thuộc: Cây xoài, cây bàng,…

Hoạt động quan sát và nhận thức thâm mĩ (10-15 phút)

- Giáo viên chia học sinh thành 6 nhóm.
- Quan sát hình 4.1 SGK và một số
nguon VI OLET