§ Tên chủ đề/ chuyên đề: Sự vận động của cơ thể

Giới thiệu chung về chủ đề : Sự vận động của cơ thể có được là nhờ sự phối hợp của cơ và xương .Trong quá trình tiến hóa bộ xương người có những điểm sai khác so với động vật để phù hợp với dáng đứng thẳng và lao động bằng hai tay.
Chủ đề: sự vận động của cơ thể gồm các nội dung chính sau:
1. Bộ xương
2. Cấu tạo và tính chất của xương
3. Cấu tạo và tính chất của cơ.
4. Hoạt động của cơ
5. Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động
6. Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương
Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 6 tiết
I. Muc tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
* Kiến thức:
- Nêu ý nghĩa của hệ vận động trong đời sống
- Kể tên các phần của bộ xương người - các loại khớp
- Mô tả cấu tạo của xương dài và cấu tạo của một bắp cơ
- Nêu được cơ chế lớn lên và dài ra của xương
- Nêu mối quan hệ giữa cơ và xương trong sự vận động.
- So sánh bộ xương và hệ cơ của người với thú, qua đó nêu rõ những đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo (có sự phân hoá giữa chi trên và chi dưới).
* Kỹ năng :
- Rèn luyện HS kỉ năng hoạt động nhóm, tư duy độc lập
- Rèn hs kĩ năng phân tích, tổng hợp tư duy, quan sát hình, mô hình tìm kiến thức, Kĩ năng suy luận logic
- Biết sơ cứu khi nạn nhân bị gãy xương.
* Thái độ :
- Bảo vệ cơ thể giữ gìn vệ sinh cá nhân, tránh tác động mạnh vào một số cơ quan quan trọng
- Thái độ yêu thích môn học.
- Giáo dục ý thức nghiêm túc, yêu thích môn học, vệ sinh phòng sau khi làm thực hành
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:
* Năng lực kiến thức:
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề này là gì?
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập.
- HS vận dụng kiến thức giải thích được các hiện tượng thực tiễn, trong cuộc sống.
* Năng lực sống:
- Hình thành và phát triển năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề của mỗi học sinh
- Hình thành và phát triển năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin liên quan đến bộ môn sinh học người.
- Năng lực làm việc, hợp tác theo nhóm, làm việc cá nhân, giao tiếp với tập thể, giáo viên
- Hình thành và phát triển năng lực Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
- Hình thành và phát triển năng lực quan sát, phân tích hình ảnh…
- Hình thành và phát triển năng lực tự học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho mỗi học sinh.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1.Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh, phim, bảng phụ và các phiếu học tập… liên quan đến chủ đề
2.Học sinh: Sách, vở, xem trước bài, tìm hiểu thông tin theo yêu cầu giáo viên.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/khởi động

Mục tiêu hoạt động:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh.
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

Sự vận động của cơ thể có được là nhờ sự phối hợp của cơ và xương .Trong quá trình tiến hóa bộ xương người có những điểm sai khác so với động vật để phù hợp với dáng đứng thẳng và lao động bằng hai tay.
Giáo viên đặt vấn đề:
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm ( 2 HS ) để trả lời vấn đề sau:
? con người vận động được là do đâu
? Bộ xương con người và động vật giống và khác nhau như thế nào?

- Con người vận động được là nhờ sự phối hợp của cơ và xương
- bộ xương người có những điểm sai khác so với động vật để phù hợp với dáng đứng thẳng và lao động bằng hai tay.


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu hoạt động:
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học
nguon VI OLET