Trường TH Liên Minh Công Nông Lớp: 1/4 GV: Lê Thị Hồng Trang

Thứ hai, ngày 26 tháng 8 năm 2019

Đạo đức

Em là học sinh lớp Một (tiết 1)

I.Mục tiêu:

-Biết được trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. Vào lớp có bạn mới, thầy giáo, cô giáo mới.

-Rèn tính dạn dĩ, biết nói lên sở thích của mình và biết giới thiệu tên mình trước mọi người.

-Thái độ vui vẻ, phấn khởi đi học, tự hào đã trở thành học sinh lớp một. Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp.

*HSKT: Tự giới thiệu được bản thân.

II.Chuẩn bị:

-GV:Các điều khoản 7, 28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em

Các bài hát về quyền được học tập “Tạm biệt trường Mầm non”, “Đi học”, “ Em yêu trường em”

-HS: Vở bài tập Đạo đức

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động của HSKT

1)Khởi động: Hát

Bài hát: “Tạm biệt trường Mầm non”

 

Giới thiệu bài: Em là học sinh lớp Một

 

 

2)Các hoạt động chính:

 

 

Hoạt động 1: Vòng tròn giới thiệu tên (bài tập 1)

Hoạt động nhóm.

 

Mục tiêu: Giúp HS biết giới thiệu tên, tự giới thiệu họ của mình và nhớ họ tên hoặc tên của các bạn trong lớp, biết trẻ em có quyền có họ tên.

 

 

Cách tiến hành:

 

 

Tổ chức cho HS chơi: “Vòng tròn giới thiệu tên”

HS thực hiện theo yêu cầu của trò chơi.

 

-Lớp chia thành 5 nhóm theo mỗi màu sắc khác nhau, mỗi nhóm đứng thành một vòng tròn.

Tập hợp thành vòng tròn, thực hiện trò chơi.

 

-Cách chơi: Bạn đầu tiên tự giới thiệu tên mình. Sau đó, bạn thứ 2 giới thiệu lại họ tên hoặc tên bạn thứ nhất và họ tên mình. Đến bạn thứ 3 lại giới thiệu họ tên hoặc tên bạn thứ 1, 2 và họ tên mình… Cứ như vậy cho đến khi tất cả mọi người trong vòng được giới thiệu tên.

HS lần lượt giới thiệu tên mình và tên bạn.

Giới thiệu được tên của mình.

-GV quan sát các nhóm chơi, gợi ý cho các

 

 

1

 


Trường TH Liên Minh Công Nông Lớp: 1/4 GV: Lê Thị Hồng Trang

em.

 

 

-GV tập hợp lớp, hỏi:

 

 

+Các em có thích trò chơi này không?

 

 

+Vì sao các em thích?

+Vì em biết được tên nhiều bạn và bạn cũng biết được tên em.

 

+Qua trò chơi các em đã biết được tên những bạn nào?

 

 

+Khi nghe bạn giới thiệu tên mình em có thích không?

 

 

Kết luận:

 

 

Các em đều thấy vui, tự hào khi biết tên các bạn và tự giới thiệu tên mình cho các bạn biết. Qua trò chơi này giúp các em biết được: “Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên.”

 

 

Hoạt động 2: HS tự giới thiệu về sở thích của mình (bài tập 2)

Làm việc chung cả lớp.

Thực hiện tùy khả năng.

Mục tiêu: HS biết nêu những điều mình thích và biết sở thích của bạn, từ đó cho các em biết tôn trọng sở thích của các bạn.

 

 

Cách tiến hành:

 

 

-GV nêu yêu cầu hoạt động. HS tự kể chuyện cho nhau nghe những sở thích của mình.

-2 HS trong 1 nhóm trao đổi với nhau về sở thích.

 

-GV cử 1 HS đóng vai phóng viên đến phỏng vấn các bạn về sở thích cảu bản thân.

-1 HS phỏng vấn bạn.

 

+Em nào có sở thích giống bạn?

 

 

+Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống với những điều em thích không?

+Mỗi bạn đều có những ý thích khác nhau.

 

Kết luận: Mỗi người đều có sở thích riêng, có thể sở thích của người này khác sở thích của người kia. Vì vậy, các em phải biết tôn trọng sở thích của nhau.

 

 

Nghỉ giữa tiết

 

 

Hoạt động 3: HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình (bài tập 3)

Hoạt động lớp.

Thực hiện tùy khả năng.

Mục tiêu: Giúp HS biết được đi học là quyền lợi, là niềm vui và là niềm tự hào của bản thân. Qua đó, giáo dục các em biết yêu quý thầy cô giáo, bạn bè, trường lớp.

 

 

Cách tiến hành: GV nêu những câu hỏi cho HS trả lời:

 

 

1

 


Trường TH Liên Minh Công Nông Lớp: 1/4 GV: Lê Thị Hồng Trang

+Em có mong chờ tới ngày được vào lớp Một không?

+Em mong tới ngày được vào lớp Một.

 

+Bố mẹ đã mua sắm những gì để chuẩn bị cho ngày đầu tiên em đi học?

+Tập vở, quần áo, viết, bảng.

 

+Em có thấy vui khi mình là học sinh lớp Một không? Vì sao?

+Vui, vì em có thêm nhiều bạn, thầy cô giáo mới.

 

+Em có thích trường lớp mới của mình không?

+Em rất thích trường lớp mới.

 

+Vậy em sẽ làm gì để xứng đáng là học sinh lớp Một?

+Em sẽ cố gắng học chăm, ngoan.

 

Kết luận:

 

 

- Vào lớp Một em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy cô mới, được học nhiều điều mới lạ, biết đọc, biết viết, làm toán…

 

 

-Em rất vui và tự hào vì mình là HS lớp Một.

 

 

-Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan.

 

 

3)Hoạt động nối tiếp:

 

 

-Nhận xét tiết học.

-Lắng nghe.

 

-Chuẩn bị bài: “Em là học sinh lớp Một” (tiết 2).

 

 

Rút kinh nghiệm:

...........................................................

...........................................................

...........................................................

_______________________________

Thứ hai, ngày 26 tháng 8 năm 2019

Học vần

Ổn định tổ chức (tiết 1)

I.Mục tiêu:

-Ghi nhớ những quy định chung của trường, lớp.

-Biết cách sử dụng thành thạo và bảo quản đồ dùng học tập.

-Thực hành các nội quy, kỹ năng, thao tác do lớp đề ra.

*HSKT: Ghi nhớ những quy định chung của trường, lớp.

II.Chuẩn bị:

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động của HSKT

1)Khởi động: Hát

 

 

Giới thiệu bài.

 

 

1

 


Trường TH Liên Minh Công Nông Lớp: 1/4 GV: Lê Thị Hồng Trang

2)Các hoạt động chính:

 

 

Hoạt động 1: Nội quy trường lớp.

 

 

-Sinh hoạt 5 nhiệm vụ của HS.

-Lắng nghe.

-Lắng nghe.

1.Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.

 

 

2.Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo, nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.

 

 

3.Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân.

 

 

4.Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự, an toàn giao thông.

 

 

5.Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.

 

 

-Yêu cầu HS nhắc lại 5 nhiệm vụ của HS.

-Nhắc lại.

 

-Tư thế ngồi học như thế nào?

-Lưng thẳng, hai tay khoanh trên bàn.

-Lắng nghe.

-Cách giơ bảng con.

-HS nêu.

-Lắng nghe.

Hoạt động 2: Thực hành các quy định.

 

 

-Cho HS thực hành các nội quy của lớp.

-Cả lớp.

-Thực hiện tùy khả năng.

-Nhận xét.

 

 

3)Hoạt động nối tiếp:

 

 

-Nhận xét tiết học.

 

 

Rút kinh nghiệm:

...........................................................

...........................................................

...........................................................

_______________________________

Thứ hai, ngày 26 tháng 8 năm 2019

Học vần

Ổn định tổ chức (tiết 2)

I.Mục tiêu:

-Ghi nhớ những quy định chung của trường, lớp.

-Biết cách sử dụng thành thạo và bảo quản đồ dùng học tập.

-Thực hành các nội quy, kỹ năng, thao tác do lớp đề ra.

1

 


Trường TH Liên Minh Công Nông Lớp: 1/4 GV: Lê Thị Hồng Trang

*HSKT: Ghi nhớ những quy định chung của trường, lớp.

II.Chuẩn bị:

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động của HSKT

1)Khởi động: Hát

 

 

Giới thiệu bài.

 

 

2)Các hoạt động chính

 

 

Hoạt động 1: Thầy cô ở trường

Lắng nghe.

Lắng nghe.

-Giới thiệu tên BGH trường:

 

 

+Thầy Hiệu trưởng.

 

 

+Cô Phó hiệu trưởng.

 

 

+Giới thiệu tên các cô trong khối, thầy cô khác khối.

 

 

+Thầy tổng phụ trách.

 

 

Hoạt động 2: Giới thiệu về trường lớp

HS nêu.

Thực hiện tùy khả năng.

-Trường các em đang học có tên là gì?

 

 

-Các em học lớp Một mấy?

 

 

-Cô chủ nhiệm tên gì?

 

 

3)Hoạt động nối tiếp

 

 

-Nhận xét tiết học.

-Lắng nghe.

 

-Chuẩn bị bài: “Các nét cơ bản”.

 

 

Rút kinh nghiệm:

...........................................................

...........................................................

...........................................................

_______________________________

Thứ ba, ngày 27 tháng 8 năm 2019

Học vần

Các nét cơ bản

I.Mục tiêu:

-HS nắm được tên gọi các nét cơ bản.

-Biết đọc, viết các nét cơ bản.

-Rèn tư thế ngồi, cách cầm phấn, bút, cách đặt vở viết.

-GDKNS: Kỹ năng tự tin.

-Có ý thức học bài, yêu thích môn học.

*HSKT: Nhớ và viết được các nét cơ bản tùy khả năng.

II.Chuẩn bị:

-GV: Mẫu chữ các nét cơ bản.

-HS: Vở tập viết.

1

 


Trường TH Liên Minh Công Nông Lớp: 1/4 GV: Lê Thị Hồng Trang

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động của HSKT

1)Khởi động: Hát

 

 

Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở của HS.

 

 

Giới thiệu bài: Các nét cơ bản.

 

 

GV viết tựa bài lên bảng lớp. Mời vài HS nhắc lại.

Vài HS nhắc lại.

Lắng nghe.

2)Các hoạt động chính

 

 

Hoạt động 1: Giới thiệu các nét cơ bản mẫu

-Quan sát, nhận xét.

-Quan sát.

-Nét đứng (nét sổ thẳng): |

-Nhắc lại những nét cơ bản.

-Ghi nhớ tùy khả năng.

-Nét ngang: ―

 

 

-Nét xiên trái: \

 

 

-Nét xiên phải: /

 

 

-Nét móc trên:

 

 

-Nét móc dưới:

 

 

-Nét móc hai đầu:

 

 

-Nét cong phải: Ϲ

 

 

-Nét cong trái: Ͻ

 

 

-Nét cong kín: O

 

 

-Nét khuyết trên:

 

 

 

-Nét khuyết dưới:

 

 

 

-Nét thắt trên:

 

 

-Nét thắt giữa:

 

 

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc các nét cơ bản.

HS đọc cá nhân – đồng thanh.

Thực hiện tùy khả năng.

Hoạt động 3: Hướng dẫn viết

 

 

-Viết mẫu, hướng dẩn quy trình viết

-HS theo dõi, viết bảng con.

-Thực hiện tùy khả năng.

-Nhận xét – sửa chữa.

 

 

Hoạt động 4: Hướng dẫn viết vào vở

 

 

-Nêu yêu cầu viết.

-HS mở vở Tập viết, quan sát.

-Quan sát

-Hướng dẫn HS viết từng dòng.

-HS viết vào vở từng dòng.

-Thực hiện tùy khả năng.

-Theo dõi, uốn nắn HS viết.

 

 

1

 


Trường TH Liên Minh Công Nông Lớp: 1/4 GV: Lê Thị Hồng Trang

3)Hoạt động nối tiếp

 

 

-Yêu cầu HS đọc lại các nét cơ bản.

-HS nhắc lại.

-Thực hiện tùy khả năng.

-Nhận xét tiết học.

-Lắng nghe.

 

-Chuẩn bị bài 1: “Âm e”.

 

 

Rút kinh nghiệm:

...........................................................

...........................................................

...........................................................

_______________________________

Thứ ba, ngày 27 tháng 8 năm 2019

Học vần

Âm: e

I.Mục tiêu:

-HS làm quen và nhận biết được chữ và âm e.

-Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật.

-Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Trẻ em và loài vật có lớp học của mình.

*HSKT: Đọc, viết được chữ e tùy khả năng.

II.Chuẩn bị:

-Giáo viên:

+Giấy ô li (để treo trên bảng) có viết chữ e (hoặc bảng có kẻ ô li (phóng to), Mẫu chữ viết trong trường Tiểu học).

+Tranh, ảnh minh họa (hoặc các mẫu vật) các tiếng: bé, me, xe, ve; phần luyện nói về các “lớp học” của loài chim, ve, ếch, gấu và của HS (Bộ ảnh dạy Âm, vần lớp 1, Bộ ảnh dạy Luyện nói lớp 1).

+Sách Tiếng Việt 1, tập một (SGK và SGV), vở Tập viết 1, tập một.

+Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một (nếu có).

-Học sinh: SGK, vở Tập viết.

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động của HSKT

1)Khởi động: Hát

-Hát.

-Hát.

-GV ổn định lớp học, tự giới thiệu để HS làm quen với cô giáo (và với các bạn)

-GV kiểm tra sách vở và ĐDHT của HS, hướng dẫn các em cách giữ gìn sách vở: không được làm quăn mép sách, không viết, vẽ vào sách.

-Trong 6 bài đầu, GV cần tập trung hướng cho các em làm quen và đi vào nền nếp học tập trong một tiết học.

 

 

Tiết 1

 

 

1

 


Trường TH Liên Minh Công Nông Lớp: 1/4 GV: Lê Thị Hồng Trang

Giới thiệu bài:

-GV cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Các tranh này vẽ ai và vẽ gì? (bé, me, xe, ve).

(GV có thể tách ra từng câu hỏi cho từng tranh.)

 

-Bé, me, xe, ve.

 

-Thực hiện tùy khả năng.

-GV: bé, me, xe, ve là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có âm e. GV chỉ chữ e trong bài và cho HS phát âm đồng thanh e.

-Lắng nghe.

-Phát âm đồng thanh.

-Thực hiện tùy khả năng.

 

2)Các hoạt động chính:

 

 

a)Hoạt động 1: Dạy chữ ghi âm.

 

 

GV viết lên bảng chữ e.

 

 

Nhận diện chữ:

 

 

-GV viết lại hoặc tô lại chữ e đã viết sẵn trên bảng và nói: Chữ e gồm một nét thắt.

-Quan sát.

-Quan sát.

-GV: Chữ e giống hình gì?

-GV thực hiện các thao tác trên dây cho HS xem từ một sợi dây thẳng, vắt chéo lại để thành một chữ e.

-Thảo luận và trả lời câu hỏi. Tự liên hệ sự vật có trong thực tế địa phương. (Hình sợi dây vắt chéo…)

 

Nhận diện âm và phát âm:

 

 

-GV phát âm mẫu.

-HS chú ý, theo dõi cách phát âm của GV.

 

-GV chỉ bảng cho HS tập phát âm e nhiều lần. GV sửa lỗi cụ thể cho HS qua cách phát âm của các em.

(GV có thể hướng dẫn HS tìm trong thực tế tiếng, từ có âm giống với âm e vừa học, tùy địa phương).

-HS phát âm.

-Thực hiện tùy khả năng.

Hướng dẫn viết chữ trên bảng con:

 

 

-GV viết mẫu lên bảng lớp chữ e theo khung ô li được phóng to. Vừa viết, GV vừa hướng dẫn quy trình: đặt bút (phấn) từ đâu và kết thúc thế nào?

-HS viết chữ lên không trung bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết chữ lên bảng con.

-Thực hiện tùy khả năng.

Chữ e cao 2 ô li, rộng 1,75 ô li, gồm 2 nét cơ bản: Nét cong phải và nét cong trái nối liền nhau, tạo vòng khuyết ở đầu chữ.

 

 

 

Quy trình viết:

Đặt bút trên đường kẻ số 1 một chút, viết nét cong phải tới đường kẻ số 3 rồi chuyển hướng

-HS viết vào bảng con chữ e (nếu có thể).

-Thực hiện tùy khả năng.

1

 


Trường TH Liên Minh Công Nông Lớp: 1/4 GV: Lê Thị Hồng Trang

viết nét cong trái tạo vòng khuyết ở đầu chữ, dừng bút ở giữa khoảng đường kẻ 1 và 2.

 

 

(Đây là lần đầu tiên HS lớp 1 sử dụng bảng con và tự viết chữ, GV nên lưu ý các thao tác cá nhân khác (trước, trong và sau khi viết); cách lấy bảng từ căp (túi), cách đặt bảng con lên bàn, cách giơ bảng và lau bảng, vị trí từ mắt đến bảng con cũng như các thao tác cá nhân khác khi viết: cầm bút (phấn), đi nét… Trong 6 bài đầu, yêu cầu viết trên bảng con chưa cao, chỉ nhằm giúp các em làm quen với công việc viết chữ).

 

 

-GV lưu ý HS các vị trí: đầu, chỗ thắt và kết thúc của chữ e.

-Quan sát, lắng nghe.

-Quan sát, lắng nghe.

-GV nhận xét các chữ HS vừa viết, biểu dương vài HS viết chữ trên bảng con đẹp và cẩn thận.

-Quan sát, lắng nghe.

-Quan sát, lắng nghe.

Tiết 2

 

 

b)Hoạt động 2: Luyện tập.

 

 

Luyện đọc:

 

 

-GV cho HS phát âm e. Lưu ý: HS vừa nhìn chữ (trong SGK hoặc trên bảng) vừa phát âm. GV sửa phát âm.

-HS lần lượt phát âm e.

-Thực hiện tùy khả năng.

-Cho HS đọc, phát âm theo nhóm, bàn, cá nhân hoặc cá nhân, bàn, nhóm.

-HS thực hiện.

-Thực hiện tùy khả năng.

Luyện viết:

 

 

-GV cho HS tập tô chữ e trong vở Tập viết 1, tập một (vở Tập viết). Lưu ý: HS phải ngồi thẳng và cầm bút theo đúng tư thế.

-HS thực hiện.

-Thực hiện tùy khả năng.

Luyện nói:

 

 

-Luyện nói ở tiết 2 của bài học nhằm giúp HS mạnh dạn khi phát biểu ý kiến trước lớp. Mặt khác phần Luyện nói còn giúp cho không khí lớp vui sôi nổi và hào hứng. Luyện nói ở 6 bài đầu dần dần đưa các em vào chủ điểm của bài. Trong bài 1 này, luyện nói giúp HS:

 

 

+Vui và tự tin trong khi quan sát tranh và phát biểu ý kiến của mình về các tranh.

 

 

+Hiểu được rằng xung quanh các em ai cũng có “lớp học”. Vậy các em phải đến lớp học tập, trước hết là học chữ và tiếng Việt.

 

 

1

 


Trường TH Liên Minh Công Nông Lớp: 1/4 GV: Lê Thị Hồng Trang

-GV tùy trình độ HS để có các câu hỏi gợi ý thích hợp. Chẳng hạn: Quan sát tranh, các em thấy những gì? Mỗi bức tranh nói về loài nào? Các bạn nhỏ trong các bức tranh đang học gì? Các bức tranh có gì là chung? (Các bạn nhỏ đều đi học).

-HS trả lời.

-Thực hiện tùy khả năng.

-GV đặt câu hỏi để kết thúc phần luyện nói: Ai ai cũng phải đi học và phải học hành chăm chỉ. Vậy lớp ta có thích đi học đều và học tập chăm chỉ không?

-HS trả lời.

-Thực hiện tùy khả năng.

3)Hoạt động nối tiếp:

 

 

-GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS theo dõi và đọc theo.

-HS theo dõi và đọc theo.

-HS theo dõi và đọc theo.

-Nhờ HS tìm chữ vừa học (trong SGK, trong các tờ báo hoặc bất kì văn bản in nào mà GV có).

-HS tìm chữ e.

-Thực hiện tùy khả năng.

-Nhận xét tiết học.

-Lắng nghe.

-Lắng nghe.

-Dặn HS ôn lại bài, tự tìm chữ vừa học ở nhà; xem trước bài 2: “Âm b”.

 

 

Rút kinh nghiệm:

...........................................................

...........................................................

...........................................................

_______________________________

Thứ hai, ngày 26 tháng 8 năm 2019

Toán

Bài 1: Tiết học đầu tiên

 

I.Mục tiêu:

-Giúp HS nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học Toán 1.

-Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập Toán 1.

-Tạo không khí vui vẻ trong lớp. HS tự giới thiệu về mình. Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán.

*HSKT: Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học Toán 1.

II.Chuẩn bị:

-Giáo viên: SGK, bộ đồ dùng học Toán lớp 1 của HS.

-Học sinh: SGK, bộ đồ dùng học Toán lớp 1 của HS.

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động của HSKT

1)Khởi động: Hát

-Hát.

-Hát.

Giới thiệu bài: “Tiết học đầu tiên”.

 

 

1

 


Trường TH Liên Minh Công Nông Lớp: 1/4 GV: Lê Thị Hồng Trang

-GV viết tựa bài lên bảng lớp. Mời vài HS nhắc lại.

-Vài HS nhắc lại.

-Lắng nghe.

2)Các hoạt động chính

 

 

Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS sử dụng sách Toán 1

 

 

a)GV cho HS xem sách Toán 1.

-Xem sách Toán 1.

-Xem sách Toán 1.

b)GV hướng dẫn HS lấy sách Toán 1 và hướng dẫn HS mở sách đến trang có “Tiết học đầu tiên”.

-HS làm theo sự hướng dẫn của GV.

-HS làm theo sự hướng dẫn của GV.

c)GV giới thiệu ngắn, gọn về sách Toán 1:

-Từ bìa 1 đến “Tiết học đầu tiên”.

-Sau “Tiết học đầu tiên”, mỗi tiết học có một phiếu. Tên của bài học đặt ở đầu trang. Mỗi phiếu thường có phần bài học (cho HS xem phần bài học), phần thực hành. Trong tiết học toán, HS phải làm việc để phát hiện và ghi nhớ kiến thức mới, phải làm bài theo hướng dẫn của GV. Mỗi phiếu có nhiều bài tập, HS càng làm được nhiều bài tập càng tốt.

-Lắng nghe.

-Lắng nghe.

-GV cho HS thực hành gấp sách, mở sách, hướng dẫn HS giữ gìn sách…

-Thực hành.

-Thực hành.

Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập toán ở lớp 1

 

 

-GV cho HS mở sách Toán 1 đến bài “Tiết học đầu tiên”, hướng dẫn HS quan sát từng ảnh rồi thảo luận xem HS lớp 1 thường có những hoạt động nào, bằng cách nào, sử dụng những dụng cụ học tập nào,… trong các tiết học toán. Trong quá trình HS trao đổi, thảo luận, GV có thể tổng kết theo nội dung từng ảnh. Chẳng hạn, trong tiết học toán có khi GV phải giới thiệu, giải thích (ảnh 1); có khi HS làm việc với các que tính; các hình bằng gỗ, bìa để học số (ảnh 2), đo độ dài bằng thước (ảnh 3); có khi HS phải làm việc chung trong lớp (ảnh 4); có khi phải học nhóm để trao đổi ý kiến với các bạn (ảnh 5)…

-HS làm theo sự hướng dẫn của GV.

-HS làm theo sự hướng dẫn của GV.

-Tuy nhiên, trong học tập toán thì học cá nhân là quan tọng nhất, HS nên tự học bài, tự làm bài, tự kiểm tra kết quả theo hướng dẫn của

 

 

 

1

 

nguon VI OLET