TUẦN 20

                                      Thứ          ngày    tháng   năm

CHÀO CỜ

------------------------------------------------------

TOÁN

Tiết 96: BẢNG NHÂN 3

I. Mục đích, yêu cầu:

1-Kiến thức: Lập được bảng nhân 3.

2-Kỹ năng: Nhớ được bảng nhân 3. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3)

- Biết đếm thêm 3.

3-Thái độ: Có ý thức học bảng nhân và vận dụng vào giải toán tốt.

II. . Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:

  1. Giáo viên : SGK, Máy chiếu, - 10 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn (như SGK).

  2. Học sinh : SGK, vở học toán, bảng con. -.Mỗi HS chuẩn bị các tấm bìa mỗi tấm 3 chấm tròn

  3. Phương pháp : Quan sát, thảo luận , thực hành, gợi mở , hỏi đáp….

  4. Hình thức tổ chức dạy học:  cá nhân, nhóm,cả lớp.

        -CḠnhân: hoàn thành các bài tập trong tiết học

        - Nhóm :  làm việc theo nhóm 

III.Tổ chức các hoạt động dạy - học:

HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:

Tính:

2cm x 8 =          2kg x 6 =

2cm x 5 =          2kg x 3 =  

- Lớp trưởng báo cáo

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp.

2cm x 8 = 16cm  2kg x 6 = 12kg

2cm x 5 = 10cm   2kg x 3 = 6 kg


HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ học bảng nhân 3 và áp dụng bảng nhân này để giải các bài tập có liên quan. Ghi đầu bài 2.  Hướng dẫn thành lập bảng nhân 3:

- Gắn 1 tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng và hỏi: - Có mấy chấm tròn?

- 3 chấm tròn được lấy mấy lần?

- 3 được lấy mấy lần?

- 3 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân:   3 x 1 = 3 (ghi lên bảng phép nhân này).

- Gắn tiếp 2 tầm bìa lên bảng và hỏi: Có hai tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn, vậy 3 chấm tròn được lấy mấy lần?

- Vậy 3 được lấy mấy lần?

- Hãy lập phép tính tương ứng với 3 được lấy 2 lần.

- 3 nhân 2 bằng mấy?

- Viết lên bảng phép nhân: 3 x 2 = 6, gọi HS đọc phép tính.

- Hướng dẫn HS lập các phép tính còn lại tương tự như trên. Sau mỗi lần lập được phép tính mới GV ghi lên bảng để có bảng nhân 3.

- Chỉ bảng và nói: Đây là bảng nhân 3. Các phép nhân trong bảng đều có 1 thừa số là 3, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3, ..., 10.

- Yêu cầu HS đọc thuộc bảng nhân 3 vừa lập được.

3. Luyện tập:

 

 

 

 

 

 

 

- Có 3 chấm tròn.

- 3 chấm tròn được lấy 1 lần.

- 3 được lấy 1 lần.

- HS đọc phép nhân: 3 nhân 1 bằng 3.

- Ba chấm tròn được lấy 2 lần

 

- 3 được lấy 2 lần.

- Đó là phép tính 3 x 2.

- 3 nhân 2 bằng 6.

 

- Ba nhân hai bằng sáu.

- Lập các phép tính 3 nhân với 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 theo hướng dẫn của GV.

- Nghe giảng.

 

 

 

 

- HS đọc bảng nhân.

 

 

 

- HS làm bài.


HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

Bài 1: Tính nhẩm:

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Gọi HS đọc chữa bài.

 

- Gọi tên các thành phần và kết quả của phép nhân 3 x 9 = 27 ; 3 x 7 = 21

Bài 2: Mỗi nhóm có 3học sinh, có 10 nhóm như vậy. Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh?

- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

 

 

 

 

 

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Vì sao lại lấy 3 x 10 = 30 (học sinh )?

Bài 3: Đếm thêm 3 rồi viết số thích hợp vào ô trống

3

6

9

12

15

18

21

24

27

30

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?

- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?

 

- Tiếp sau số 3 là số nào?

- 3 cộng thêm mấy thì bằng 6?

- Tiếp sau số 6 là số nào?

- 6 cộng thêm mấy thì bằng 9?

- Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 3.

- 1HS đọc chữa bài, lớp đổi vở chữa.

- 3, 9, 3, 7 là thừa số; 27, 21 là tích

 

 

- 1HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài, 1HS lên bảng làm bài.

Bài giải

10 nhóm có số học sinh là:

3 x 10 = 30 (học sinh)

Đ/S : 30 học sinh

- Bài bạn làm đúng/ sai.

- Vì một nhóm có 3 học sinh, 10 nhóm tức là 3 được lấy 10 lần.

 

 

- 1HS đọc yêu cầu.

- Viết số thích hợp vào ô trống.

- Số đầu tiên trong dãy số là số 3.

- Tiếp sau số 3 là số 6.

- 3 cộng thêm 3 thì bằng 6.

- Tiếp sau số 6 là số 9.

- 6 cộng thêm 3 thì bằng 9.

- Nghe giảng

 

- HS làm bài, 1 HS lên bảng làm.

 

 

 

1 HS đọc chữa bài, lớp đổi vở kiểm tra.

 


HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS đọc chữa bài (đọc xuôi và đọc ngược).

Gọi HS đọc thuộc lòng bảng nhân 3.

- Nhận xét tiết học.

 

 

 

 

- 3 , 4 HS đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

IV.Kiểm tra đánh giá.

 - Đánh giá học sinh nhóm,cá nhân thực hiện nhiệm vụ qua thực hành đọc thuộc bảng nhân 3 theo nhóm cả lớp,cá nhân

V. Định hướng học tập tiếp theo.

- GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tiếp theo(Luyện tập)

-Cá nhân chuẩn bị trước bài 3,5.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TẬP ĐỌC

Tiết 58: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ


I. Mục đích, yêu cầu:

 1-Kiến thức- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ lời nhân vật trong bài

 2-Kỹ năng: Hiểu nội dung bài: Con người chiến thắng Thần gió tức là chiến thắng thiên nhiên  nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 4)

    3-Thái độ: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên

4-KNS: Giao tiếp: ứng xử văn hóa.

    Ra quyết định: ứng phó, giải quyết vấn đề.

Kiên định.

II. . Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:

  1. Giáo viên : SGK,  - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK,Máy chiếu

 2. Học sinh : Sách giáo khoa.

  3. Phương pháp : Quan sát, thảo luận , thực hành, gợi mở , hỏi đáp….

  4. Hình thức tổ chức dạy học:  cá nhân, nhóm,cả lớp.

        -CḠnhân: hoàn thành các bài tập trong tiết học

        - Nhóm :  làm việc theo nhóm 

III.Tổ chức các hoạt động dạy - học:

                     HOẠT ĐỘNG DẠY

       HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

- Đọc bài Thư Trung thu, trả lời các câu hỏi:

- Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi?

- Bác khuyên các em làm những điều gì?

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.

2. Luyện đọc:

a. Đọc mẫu: GV đọc diễn cảm bài văn. Chú ý:

- Lớp trưởng báo cáo

 

- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.

 

 

 

 

- HS mở SGK tr 13.

 

- Lắng nghe và đọc thầm theo.


- Đoạn 1: giọng kể chậm rãi.

- Đoạn 2: nhịp nhanh hơn, nhấn giọng những từ ngữ tả sự ngạo nghễ của Thần gió, sự tức giận của ông Mạnh (xô, ngã lăn quay, lồm cồm, quát, ngạo nghễ...)

-Đoạn 3, 4 : tiếp tục cách đọc ở đoạn 2; nhấn giọng các từ ngữ thể hiện quyết tâm chiến thắng Thần gió của ông Mạnh, sự điểm tĩnh, kiên quyết của ông trước thái độ tức tối của Thần gió (quyết chống trả, quật đổ, thật vững chãi, lớn nhất, thật to, thét, không!, giận dữ, lồng lộn...)

- Đoạn 5: kể về sự hoà thuận giữa ông Mạnh và Thần gió - nhịp kể chậm rãi, thanh bình.

b. Đọc từng câu và luyện phát âm:

- Yêu cầu HS  đọc các từ cần chú ý phát âm đã ghi trên bảng.

 

- Yêu cầu HS đọc từng câu.GV nghe và chỉnh sửa cho HS.

 

 

 

 

 

c. Đọc theo đoạn và hướng dẫn ngắt giọng.

- Yêu cầu HS đọc và tìm cách ngắt câu dài.

- Yêu cầu HS đọc từng đoạn.

- Gọi HS đọc các từ được chú giải trong SGK .

d. Đọc từng đoạn trong nhóm.

e. Thi đọc giữa các nhóm.

- 1HS khá đọc lại cả bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc các từ: hoành hành, lăn quay, ngạo nghễ, ngào ngạt, quật đổ...

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết bài.

- HS luyện đọc các câu:

+ Ông vào rừng/lấy gỗ/ dựng nhà.

   + Cuối cùng / ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi.

   + Rõ ràng đêm qua Thần Gió đã giận dữ, lồng lộn / mà không thể xô đổ ngôi nhà.

    + Từ đó, Thần Gió thường đến thăm ông, đêm lại cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.


d. Đọc đồng thanh đoạn 3, 5.

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn cho đến hết bài.

- HS đọc chú giải.

- HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi đọc.

1. Nhắc lại phần tiết 1:  

Tiết 1 các con tập đọc bài Ông Mạnh thắng Thần Gió, sang tiết 2 chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài.     

- Thần gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận?

 

 

- GV cho HS quan sát tranh, ảnh về dông bão, nhận xét sức mạnh của Thần gió. Người cổ xưa chưa biết cách chống lại gió mưa, nên phải ở trong các hang động, hốc đá.

- Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần gió?

 

 

 

 

- Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay?

 

 

 

 

- GV liên hệ : bão tố dễ dàng tàn phá những ngôi nhà xây tạm, nhưng không phá huỷ được những ngôi nhà xây dựng kiên cố. Người cổ xưa chưa biết làm nhà bằng bê tông cốt sắt nhưng đã biết dùng gỗ to, đá tảng để xây những ngôi nhà vững chãi khiến chúng ta ngày nay phải khâm phục không chỉ vì độ bền vững mà vì cả vẻ đẹp của chúng.

 

 

 

 

- Gặp ông Mạnh, Thần Gió xô ông ngã lăn quay. Khi ông nổi giận, Thần Gió còn cười ngạo nghễ, chọc tức ông.

 

 

 

 

 

- Ông vào rừng lấy gỗ, dựng nhà. Cả ba lần, nhà đều bị quật đổ nên ông quyết định xây một ngôi nhà thật vững chãi. Ông đẵn những cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to để làm tường.

- Hình ảnh cây cối xung quanh nhà đổ rạp trong khi ngôi nhà vẫn đứng vững. Điều đó chứng tỏ Thần Gió đã giận giữ, lồng lộn muốn tàn phá ngôi nhà nhưng Thần bất lực, không thể xô đổ ngôi nhà vì nó được dựng rất vững chãi.

 

 


- Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình?

 

 

 

 

 

 

- Hành động kết bạn với Thần Gió của ông Mạnh cho thấy ông là người thế nào?

- Ông Mạnh là người nhân hậu, thông minh. Ông biết bỏ qua chuyện cũ để đối xử thân thiện với Thần Gió khiến Thần Gió từ chỗ là đối thủ mà ông phải chiến đấu chống lại, trở thành người bạn mang lại những điều tốt đẹp cho ông.

- Ông Mạnh tượng trưng cho ai? Thần Gió tượng trưng cho cái gì?

- Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng Thần Gió  chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Nhưng con người cũng sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên. Nhờ vừa đấu tranh chinh phục thiên nhiên, vừa sống thân thiện với thiên nhiên nên loài người ngày càng mạnh thêm, ngày càng phát triển.

2. Luyện đọc lại:

 

 

 

 

 

 

- Khi ông Mạnh thấy Thần Gió đến nhà ông với vẻ ăn năn, biết lỗi, ông đã an ủi Thần, mời thần thỉnh thoảng tới chơi. Từ đó, Thần Gió thường đến thăm ông, đem lại cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.

- Ông Mạnh là người nhân hậu, biết tha thứ. / Ông Mạnh là người khôn ngoan, biết sống thân thiện với thiên nhiên.

 

 

 

 

- Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Ông Mạnh tượng trưng cho con người. Nhờ quyết tâm và lao động, con người đã chiến thắng thiên nhiên, làm cho thiên nhiên trở thành bạn của mình

 

 

 

 

 


- 2, 3 nhóm HS (mỗi nhóm 3 em) tự phân các vai (người dẫn chuyện, ông Mạnh, Thần Gió) thi đọc truyện. Cả lớp nhận xét, bình chọn những cá nhân và nhóm đọc hay.

- Để sống hoà thuận, thân ái với thiên nhiên, các em phải làm gì?

 

 

- HS thực hiện yêu cầu.

- Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống xung quanh xanh, sạch, đẹp...

IV.Kiểm tra đánh giá.

 - Đánh giá học sinh nhóm,cá nhân thực hiện nhiệm vụ qua thực hành đọc và tìm hiểu nội dung các nhóm và cá nhân thực hiện.

V. Định hướng học tập tiếp theo.

- GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tiếp theo.(Mùa xuân đến)

Mỗi nhóm chuẩn bị một số cây: cau, nhãn, mận...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ         ngày     tháng    năm

TOÁN


Tiết  97: LUYỆN TẬP

I. Mục đích, yêu cầu:

 1-Kiến thức:Thuộc bảng nhân 3.

          2-Kỹ năng:Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3)

 3- Thái độ-Có ý thức học toán và các bảng nhân,vận dụng vào cuộc sống

II. . Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:

1. Giáo viên : SGK,  -,Máy chiếu ghi sẵn nội dung bài tập 1, 2 

2. Học sinh : Sách giáo khoa.

  3. Phương pháp : Quan sát, thảo luận , thực hành, gợi mở , hỏi đáp….

  4. Hình thức tổ chức dạy học:  cá nhân, nhóm,cả lớp.

        -CḠnhân: hoàn thành các bài tập trong tiết học

        - Nhóm :  làm việc theo nhóm 

III.Tổ chức các hoạt động dạy - học

               HOẠT ĐỘNG DẠY

      HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

- Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 3. Hỏi HS về kết quả của một phép nhân bất kì trong bảng.

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới: (Bài 2, bài 5 ĐCCT)

1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập củng cố kĩ năng thực hành tính nhântrong bảng nhân 3. Ghi đầu bài.

2. Luyện tập:

Bài 1:Số ?

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Lớp trưởng báo cáo

 

- 2 HS thực hiện yêu cầu kiểm tra bài cũ

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1HS đọc yêu cầu của bài .

- HS làm bài, 2 HS lên bảng

- Bài bạn làm đúng/ sai.


Bài 3: Mỗi can đựng được 3l dầu. Hỏi 5 can như thế đựng được bao nhiêu lít dầu?

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

 

 

 

 

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Vì sao lại lấy 3 x  5 = 15 (l)

 

Bài 4: Mỗi túi có 3kg gạo. Hỏi 8 túi như thế đựng được bao nhiêu kilôgam gạo?

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài .

 

 

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Vì sao lại lấy 3 x  8 = 24 (kg)

- Gọi HS đọc lại bảng nhân 3

- Nêu tên các thành phần và kết quả của vài phép nhân trong bảng nhân 3

 

 

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm bài, 1 HS lên bảng làm.

Bài giải

5 can đựng  số lít dầu là:

3 x  5 = 15 (l)

Đ/S: 15l dầu

- Bài bạn làm đúng / sai.

- Vì một can có 3l dầu, 5 can tức là 3 được lấy 5 lần.

 

 

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm bài, 1 HS lên bảng làm.

Bài giải

8 túi  đựng  số kilôgam gạo là:

3 x  8 = 24 (kg)

Đ/S: 24kg gạo

- Bài bạn làm đúng / sai.

- Vì một túi có 3kg gạo, 8 túi tức là 3 được lấy 8 lần.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

IV.Kiểm tra đánh giá.

 - Đánh giá học sinh nhóm,cá nhân thực hiện nhiệm vụ qua thực hành làm bài cá nhân,vấn đáp.

V. Định hướng học tập tiếp theo.

- HS nhắc lại nội dung bài học

-GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tiếp theo.(Luyện tập)

nguon VI OLET