TUẦN 22    

Thứ hai ngày 11 tháng 02 năm 2019

Hoạt động tập thể

CHÀO CỜ

 

Đạo đức

EM VÀ CÁC BẠN

I. Mục tiêu

-  Giúp học sinh hiểu

Trẻ em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi có quyền được kết giáo bạn bè.

Cần phải đoàn kết, thân ái với bạn khi cùng học, cùng chơi.

- Hình thành cho HS:

- Kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân người khác khi học, khi chơi với bạn.

II. Đồ dùng dạy học

- Mỗi HS chuẩn bị cắt ba bông hoa giấy màu để chơi trò chơi “Tặng hoa”

- Một lẵng hoa nhỏ để đựng hoa khi chơi.

- Phần thưởng cho ba em học sinh biết cư xử tốt với bạn bè nhất. Bút màu giấy vẽ

III. Các hoạt động dạy  -  học

1.Ổn định tổ chức

2.Kiểm tra bài cũ

3.Bài mới

 a) Giới thiệu bài + ghi bảng

 b) Nội dung

Khởi động
Cho HS hát tập thể bài:

“ Lớp chúng ta kết đoàn”

* Hoạt động 1: Đóng vai

- GV chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm HS chuẩn bị đóng vai một tình huống cùng học cùng chơi với bạn ( Có thể gợi ý HS sử dụng các tình huống trong các tranh 1 , 3 , 5 , 6  ở bài tập 3

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo câu hỏi

- Em cảm thấy thế nào khi em được bạn cư sử tốt ?

- Em cảm thấy thế nào khi em cư xử tốt với bạn ?

- GV nhận xét và chốt lại cách cư xử phù hợp trong tình huống và kết luận.

Hoạt động 2:

- GV nêu yêu cầu vẽ tranh

- GV nhận xét khen ngợi những bức tranh vẽ đẹp và đúng nội dung của chủ đề

 

 

 

 

 

- HS hát tập thể bài “ Lớp chúng ta kết đoàn”

 

- HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai

- Các nhóm HS lên đóng vai trước lớp

 

- Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi

­- Các bạn khác nhận xét bổ sung

 

 

 

 

 

 

 

- HS vẽ tranh theo nhóm

- Đại diện nhóm lên trình bày chủ đề bức tranh của mình

1

 


GV kết luận:Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi, có quyền được tự do kết giao bạn bè

Muốn có nhiều bạn, phải biết cư xử tốt với bạn, khi học, khi chơi.

4. Củng cố

- Nhận xét giờ.

5. Dặn dò

- Về nhà ôn lại bài.               

- Các bạn khác nhận xét và bổ sung

 

 

Tiếng Việt (2 tiết)

LUYỆN TẬP VẦN CÓ ÂM CUỐI THEO CẶP N/T

STK tập 2 trang 200

 

 

Tiếng Việt

LUYỆN TẬP

SGK Tiếng Việt tập 2

 

 

Thủ công

CÁCH SỬ DỤNG BÚT CHÌ, THƯỚC KẺ, KÉO

I. Mục tiêu

- HS biết cách và sử dụng được bút chì, thước kẻ, kéo

- Rèn đôi tay khéo léo

- Lòng say mê học tâp

II. Chuẩn bị

- GV bút chì, thước kẻ, kéo, một tờ giấy vở HS

III. Các hoạt động dạy- học

1.Ổn định tổ chức: Lớp hát

2. Bài cũ

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3. Bài mới

  a) Giới thiệu bài + ghi bảng

 b) Nội dung

* Hoạt động 1: GV giới thiệu các dụng cụ học thủ công cho HS quan sát dụng cụ: Bút chì, thước kẻ, kéo 1 cách thong thả

GV hướng dẫn thực hành

- GV hướng dẫn cách sử dụng bút chì: Cầm bút chì ở tay phải, các ngón tay cái, tay trỏ và ngón giữa giữ thân bút, các ngón còn lại ở dưới thân bút làm điểm tựa đặt trên bàn khi viết vẽ, kẻ khoảng cách giữa tay cầm bút và đầu nhọn của bút khoảng 3 c

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát dụng cụ học thủ công

 

 

 

 

- HS quan sát GV hướng dẫn

 

 

 

1

 


m

- Khi sử dụng bút chì để kẻ vẽ viết ta đưa đầu nhọn của bút chì lên tờ giấy và di chuyển nhẹ theo ý muốn

- GV hướng dẫn cách sử dụng thước kẻ: tay trái cầm thước tay phải cầm bút

- GV hướng dẫn cách sử dụng kéo tay phải cầm kéo, ngón cái cho vào vòng thứ 1, ngón giữa cho vào vòng thứ 2, ngón trỏ ôm lấy phần trên của cán kéo

- Khi cắt tay trái cầm tờ giấy, tay phải cầm kéo

* Hoạt động 2: HS thực hành

- GV quan sát và sửa sai, giúp đỡ những em còn lúng túng khó hoàn thành nhiệm vụ

- Chú ý: Nhắc nhở HS an toàn khi sử dụng kéo.


4. Củng cố

- GV nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị dụng cụ học tập, kĩ năng kẻ cắt của HS.

5.Dặn dò

- Về nhà chuẩn bị bút chì thước kẻ giấy vở kẻ ô để học bài kẻ các đoạn thẳng cách đều.

 

 

 

- Học sinh theo dõi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh thực hành

- HS kẻ đường thẳng

- Cắt theo đường thẳng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đạo đức

ÔN: EM VÀ CÁC BẠN

I. Mục tiêu

-  Học sinh tiếp tục ôn tập củng cố bài

+ Trẻ em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi có quyền được kết giáo bạn bè.

+Biết phải cư xử với bạn bè như thế nào khi cùng học, cùng chơi.

+ Đoàn kết, thân ái với bạn bè xung quanh.

+ Rèn học sinh ham thích môn học.

II. Đồ dùng dạy-học

- Mỗi HS chuẩn bị cắt ba bông giấy màu để chơi trò chơi “Tặng hoa”

III. Các hoạt động dạy - học

1.Ổn định tổ chức: Cho HS hát tập thể bài : “ Lớp chúng ta kết đoàn”

2.Kiểm tra bài cũ

3.Bài mới 

 a) Giới thiệu bài + ghi bảng

HS hát tập thể bài “ Lớp chúng ta kết đoàn”

 

 

 

1

 


 b) Nội dung

* Hoạt động1: GV tổ chức cho HS đóng vai, xử lý tình huống.

+Trong giờ vẽ, bạn ngồi cạnh em không có sáp màu mà em lại có hai hộp sáp màu.

- Em sẽ làm gì?

+Bạn muốn mượn quyển truyện tranh mẹ mới mua cho em.

- Em sẽ làm gì?

- GV kết luận: Em cần quan tâm, giúp đỡ bạn khi cùng học, cùng chơi.

* Hoạt động 2

Cho HS chơi trò chơi: Đoán tên bạn

- GV phổ biến tên trò chơi

VD: Người bạn của tôi có khuôn mặt tròn, má lúm đồng tiền, tóc tết hai bên. Đố các bạn, bạn ấy tên là gì?

GV kết luận.

- GV nhận xét khen ngợi những em tiếp thu bài nhanh

4. Củng cố

* Lớp hát bài: Tìm bạn thân

- Nêu lại quyền học tập, kết bạn của trẻ em.

5. Dặn dò

- Về nhà liên hệ bản thân.                                       

 

- HS thảo luận nhóm sau đó phân đóng vai.

 

 

 

 

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi

­- Các bạn khác nhận xét bổ sung

 

 

 

 

Mỗi HS sẽ nêu các đặc điểm của bạn mình ở trong lớp và yêu cầu đoán tên ai

 

 

- Các bạn khác nhận xét và bổ sung

- Học sinh lắng nghe

 

 

 

- Lớp hát bài tìm bạn thân

 

 

Thứ ba ngày 12 tháng 02 năm 2019

Tiếng Việt (2 tiết)

VẦN / EM / , / EP / , /ÊM /, / ÊP /

STK tập 2 trang 201, SGK tập 2 trang 102 - 103

 

Toán

GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

I. Mục tiêu

- Giúp HS bước đầu nhận biết các việc thường làm khi giải bài toán có lời văn.

- Tìm hiểu bài toán

+ Bài toán đã cho biết những gì ?

+ Bài toán hỏi gì ?

- Giải bài toán

+ Thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết nêu trong câu hỏi

+ Trình bày bài giải (Nêu câu lời giải, phép tính để giải bài toán, đáp số)

- Bước đầu tập cho HS tự giải bài toán.

II. Đồ dùng dạy-học

1

 


- Bộ đồ dùng dạy toán, SGK.

- Tranh vẽ trong SGK,que tính.

III. Các hoạt động dạy- học

1.Ổn định tổ chức: Lớp hát

2.Kiểm tra bài cũ

- GV gắn 3 chấm tròn ở hàng trên và 2 chấm tròn ở hàng dưới

- GV  nhận xét chỉnh sửa

3. Bài mới

a) Giới thiệu bài + ghi bảng

b) Nội dung

- GV cho HS quan sát tranh và nêu bài toán

- GV hỏi HS

+ An có bao nhiêu con gà ?

+ Mẹ mua thêm mấy con gà

+ Bài toán hỏi gì ?

- GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng và hướng dẫn HS cách giải

- Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm thế nào ?

- GV hướng dẫn HS trình bày bài giải

               Bài giải

Nhà An có tất cả số gà là :

    5 + 4 = 9 ( con gà )

                     Đáp số : 9 con gà

* Luyện tập

Bài 1

GV cho 1 em đọc bài toán

- GV hỏi : An có mấy quả bóng?

       - Bình có mấy quả bóng ?

       - Bài toán hỏi gì ?

- GV tóm tắt bài toán

An có          : 4 quả bóng

Bình có       : 3 quả bóng

Cả 2 bạn có : .. quả bóng ?

- GV nhận xét

Bài tập 2 : GV hướng dẫn tương tự

- GV cho HS thảo luận nhóm

- GV tóm tắt bài toán lên bảng :

Có           : 6 bạn

Thêm       :  3 bạn

Có tất cả  : ... bạn?

 

- GV nhận xét và đánh giá

Bài tập 3

- GV cho 1 em đọc bài toán

 

 

- HS quan sát rồi làm bài

- 2 HS chữa bài tập

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi

 

 

+ An có 5 con gà

+ Mẹ mua thêm 4 con gà

+ Có tất cả bao nhiêu con gà ?

 

 

+ Ta phải làm phép tính cộng

 

- HS nêu cách giải

 

 

 

 

 

 

- Một em đọc bài toán

- Cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi

- HS suy nghĩ và viết lời giải ra nháp

- Một em lên trình bày bài giải

                  Bài giải

     Cả 2 bạn có số quả bóng là:

             4 + 3 =  7 ( quả bóng )

                      Đáp số:  7 quả bóng

 

- HS thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm lên trình bày

                 Bài giải

      Có tất cả số bạn là :

   6 +3 = 9 ( bạn )

                  Đáp số: 9 bạn

Các bạn khác nhận xét và bổ sung

- HS lắng nghe

 

- Một em đọc bài toán lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi

1

 


- GV hỏi và tóm tắt bài toán lên bảng

Dưới ao     : 5 con vịt

Trên bờ     : 4 con vịt

Có tất cả   : ... con vịt?

- GV nhận xét và đánh giá

4. Củng cố

Trò chơi( Đọc nhanh bài giải)

- GV sử dụng mô hình rồi hướng dẫn học sinh cách chơi

- GV tuyên dương HS có bài giải chính xác và nhanh nhất.

5. Dặn dò

- Về nhà ôn lại bài.

- HS thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm lên trình bày

- Các bạn nhận xét và bổ sung

 

 

-Thi đọc nhanh bài toán

 

 

Âm nhạc

(GV bộ môn)

 

Tiếng Việt

LUYỆN TẬP

Việc 3 SGK Tiếng Việt tập 2

 

Toán

ÔN: GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

I. Mục tiêu

- Củng cố kiến thức về các việc thường làm khi giải bài toán có văn: Đọc và tìm hiểu đề bài, sau đó giải toán.

- Củng cố kĩ năng tìm hiểu bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì để từ đó lựa chọn phép tính cho phù hợp. Sau đó biết thực hiện phép tính và trình bày bài giải.Tự giải bài toán.

- Yêu thích môn toán.

II. Đồ dùng dạy-học

-  Hệ thống bài, tranh SGK

- Vở bài tập toán, bảng con

III. Các hoạt động dạy-học

1.Ổn định tổ chức: Lớp hát

2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu lại các bước cần thiết khi giải bài toán có văn?      

- GV nhận xét

3. Bài mới

  a) Giới thiệu bài + ghi bảng

  b) Nội dung

Ôn và làm vở bài tập trang 16

 

1

 


Bài 1: Gọi HS đọc đề toán, cho HS tự hỏi về bài toán.

- Sau đó gọi HS nêu phép tính và viết vào sách.

- Nêu lại các bước khi giải toán?

- Tự đọc đề và đọc tóm tắt, dựa vào đó hỏi và đáp về những điều bài toán cho biết và bắt tìm.

- Tự nêu phép tính: 1 + 8 = 9

- Nêu lại các bước trên

Bài 2: Tiến hành tương tự bài tập 1.

- Cho HS làm vảo vở, gọi một số em lên bảng trình bày, em khác nhận xét và nêu các câu lời giải khác nhau.

- Tự đọc đề hoàn thành tóm tắt sau đó hỏi đáp để tìm hiều bài toán.

- Trình bày bài giải vào vở

- Nhận xét sửa bài cho bạn

Bài 3: Cho HS quan sát tranh trong VBT

- GV viết bài toán và tóm tắt còn thiếu lên bảng, gọi HS nêu đề toán và điền vào tóm tắt

- Cho HS tự điền và trình bày bài giải rồi chữa bài.

- Nhận xét chữa bài.

 

4. Củng cố

- Nêu các bước khi giải toán?

- Nhận xét giờ học.

5. Dặn dò

- Về nhà ôn lại bài.

 

- Nêu bài toán: Có 4 bạn chơi đá cầu và 3 bạn chơi nhảy dây. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?

- HS làm bài

- 1 HS lên chữa bài

- Nhận xét bổ sung cho bạn

 

 

Tự nhiên xã hội

CÂY RAU

I. Mục tiêu

- Giúp HS biết kể tên 1 số cây rau và nơi sống của chúng.

- Quan sát phân biệt và nói tên bộ phận chính của cây rau

- Nói được ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn

- HS có ý thức ăn  rau thường xuyên và ăn rau đã được rửa sạch

II. Đồ dùng dạy- học 

- GV và học sinh đem các cây rau đến lớp                                                                        - Hình ảnh các cây rau trong SGK, khăn bịt mắt

  III. Các hoạt động dạy - học

 1. Ổn định tổ chức: Lớp hát

 2. Kiểm tra bài cũ 

 3. Bài mới

  a) Giới thiệu bài + ghi bảng

  b) Nội dung

- GV giới thiệu cây rau của mình

Cây rau tên là gì ? Nó được trồng ở đâu?

- Cho một vài HS giới thiệu cây rau của mình

 

 

 

 

 

- 1 HS lên trả lời câu hỏi

- HS quan sát cây rau của GV và cây rau của các bạn rồi trả lời câu hỏi

 

 

1

 


Hoạt động 1: Quan sát cây rau 

- Biết phân biệt loại rau này với loại rau khác

- Cách tiến hành: Chia lớp thành các nhóm nhỏ

- GV hướng dẫn HS quan sát cây rau và trả lời câu hỏi

+ Hãy chỉ và nói rễ, thân, lá của cây rau ? trong đó bộ phận nào ăn được ?

+ Em thích ăn loại rau nào  ?

+ GV kết luận : Có rất nhiều loại rau các cây rau nhìn có rễ thân lá, có loại rau ăn lá, có loại rau ăn củ, ăn hoa,ăn quả …

Hoạt động 2 : Làm việc với SGK 

- Cách tiến hành : GV cho HS thảo luận theo cặp quan sát tranh  và trả lời câu hỏi SGK 

- GV kết luận ăn rau có lợi cho sức khoẻ giúp ta tránh táo bón tránh bị chảy máu chân răng .

Hoạt động 3: Trò chơi đố bạn

- GV yêu cầu mỗi tổ cử 1 bạn lên chơi và cầm theo khăn sạch để bịt mắt 

4.Củng cố

- Nhận xét giờ học.

5.Dặn dò

-Căn dặn HS nên ăn rau thường xuyên,nhắc các em rửa rau sạch trước khi ăn hay nấu.

- HS quan sát cây rau và trả lời câu hỏi

- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp

- Các bạn khác nhận xét và bổ sung

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp quan sát tranh và trả lời câu hỏi

- Một vài cặp lên trình bày trước lớp

- Các bạn khác nhận xét và bổ sung

 

 

- HS chơi trò chơi

- Các bạn còn lại cổ động viên

 

 

Thứ tư ngày 13 tháng 02 năm 2019

Tiếng Việt ( 2 tiết)

VẦN / IM /, / IP /, / OM /, / OP /

STK tập 2 trang 204,  SGK tập 2 trang 104 105

 

Toán

XĂNG TI MÉT - ĐO ĐỘ DÀI

I. Mục tiêu

- Giúp HS có khái niệm ban đầu về độ dài, Kí hiệu của xăng ti mét(cm)

- Biết đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị là xăng ti mét trong các trường hợp đơn giản.

- Bồi dưỡng HS ham thích học toán.

II. Đồ dùng dạy-học 

- GV và HS đều có thước thẳng với các vạch chia thành từng xăng ti mét từ 0 đến 20

1

 


III. Các hoạt động dạy- học

1. Ổn định tổ chức: Lớp hát

2. Bài cũ

3. Bài mới

   a) Giới thiệu bài + ghi bảng

   b) Nội dung

* Giới thiệu đơn vị đo độ dài và dụng cụ đo độ dài

-   Ký hiệu Xăng ti mét là: cm.

-   GV giới thiệu thước thẳng có chia vạch.Xăng ti mét: Từ 0 đến 20 cm.

* Giới thiệu các thao tác đo độ dài

- GV hướng dẫn HS đo độ dài theo 3 bước:

+ Đặt vạch 0 của thước vào 1 đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng.

+ Đọc số ghi ở vạch của thước, trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo tên đơn vị .

+ Viết số đo độ dài đoạn thẳng (vào chỗ thích hợp)

Thực hành

Bài 1:Viết kí hiệu của xăng ti mét: cm

 

 

Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống rồi đặt số đo.

Bài 3 : Đặt thước đúng ghi Đ, ghi S

Bài 4 : Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết các số đo

- GV nhận xét và đánh giá

4. Củng cố

- GV nhận xét giờ.

5. Dặn dò

- Về nhà thực hành đo độ dài đoạn thẳng.

 

 

 

 

 

- HS quan sát và lắng nghe.

 

 

- HS quan sát và lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện bảng con.

- HS làm miệng.

- Một vài HS lên đọc kết quả.

cm; 5 cm; 6 cm;

- HS làm miệng vài em lên thực hành trên bảng lớn.

- Các bạn khác nhận xét.

- Hình 1: Đ; Hình 2 : S; Hình 3: S.

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện nhóm lên trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

 

 

Tiếng Anh

(GV bộ môn)

 

Thủ công

ÔN: CÁCH SỬ DỤNG BÚT CHÌ, THƯỚC KẺ, KÉO

I.Mục tiêu

- Học sinh tiếp tục ôn tập cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo

- Rèn đôi tay khéo léo

1

 


- Lòng say mê học tâp

II. Chuẩn bị

- GV bút chì, thước kẻ, kéo, một tờ giấy vở HS

III. Các hoạt động dạy- học

1.Ổn định tổ chức: Lớp hát

2. Bài cũ

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3. Bài mới

  a) Giới thiệu bài + ghi bảng

 b) Nội dung

- GV cho học sinh nhắc lại các cách sử  dụng thước kẻ, kéo, thước kẻ.

GV hướng dẫn thực hành

- GV hướng dẫn cách sử dụng bút chì:

- GV hướng dẫn cách sử dụng thước kẻ:

- GV hướng dẫn cách sử dụng kéo.

- Khi cắt tay trái cầm tờ giấy, tay phải cầm kéo

* HS thực hành

- GV quan sát và sửa sai, giúp đỡ những em còn lúng túng khó hoàn thành nhiệm vụ

- Chú ý: Nhắc nhở HS an toàn khi sử dụng kéo.

4. Củng cố

- GV nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị dụng cụ học tập, kĩ năng kẻ cắt của HS.

5.Dặn dò

- Về nhà chuẩn bị bút chì thước kẻ giấy vở kẻ ô để học bài kẻ các đoạn thẳng cách đều.

 

 

 

 

 

 

- 3 đến 5 HS nhắc lại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh thực hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh theo dõi

 

 

 

Tiếng Việt

LUYỆN TẬP

VBT+ SGK Tiếng Việt tập 2

 

 

Toán

ÔN: XĂNG TI MÉT

I. Mục tiêu

-  HS tiếp tục ôn tập về độ dài, Kí hiệu của xăng ti mét(cm)

- Đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị là xăng ti mét thành thạo trong các trường hợp đơn giản.

- Bồi dưỡng HS ham thích học toán.

1

 


II. Đồ dùng dạy-học

- VBTT+ Thước kẻ có vạch chia thành từng Xăng- ti-mét.

III. Các hoạt động dạy- học

1. Ổn định tổ chức: Lớp hát

2. Bài cũ

3. Bài mới

   a) Giới thiệu bài + ghi bảng

   b) Nội dung

* GV hướng dẫn học sinh ôn tập

-   Cho học sinh nhắc lại Ký hiệu Xăng ti mét

 

* Cho học sinh nhắc lại cách đo độ dài theo mấy bước

 

 

 

 

 

 

Thực hành : Cho HS làm bài tập trong VBT toán

Bài 1:Viết kí hiệu của xăng ti mét: cm

Bài 3 : Đặt thước đúng ghi Đ, ghi S

Bài 4 : Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết các số đo

- GV nhận xét và đánh giá

4. Củng cố

- GV nhận xét giờ.

5. Dặn dò

- Về nhà thực hành đo độ dài đoạn thẳng.

 

 

 

 

 

- HS quan sát và lắng nghe.

- Xăng ti mét viết tắt là cm

 

 

- Đo độ dài theo 3 bước

+ Đặt vạch 0 của thước vào 1 đầucủa đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng.

+ Đọc số ghi ở vạch của thước, trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo tên đơn vị.

+ Viết số đo độ dài đoạn thẳng

- HS làm vở bài tập

- Làm xong kiểm tra chéo

 

 

 

Thứ năm ngày 14 tháng 02 năm 2019

Tiếng Việt (2 tiết)

VẦN  / ÔM /, / ÔP /,/ ƠM /, / ƠP /

STK tập 2 trang 207, SGK tập 2 trang 106 - 107

 

 Toán

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu

-  HS tiếp tục rèn luyện kĩ năng giải và trình bày bài giải của bài toán có lời văn

- Thực hiện phép cộng và phép trừ các số đo độ dài với đơn vị đo xăng ti mét nhanh thành tạo

- Lòng say mê học toán.

1

 

nguon VI OLET