Giáo viên: Nguyễn Thị Tơ                                            

                                   GIÁO ÁN BUỔI 1           Năm học 2016 - 2017

TUẦN 27

Soạn ngày 11 tháng 03 năm 2017

Thứ hai ngày 13 tháng 03 năm2017

TIẾNG VIỆT

VẦN / oao/, /oeo/ 

Sách thiết kế (trang 262), SGK (trang 138 - 139)

Tiết 1 - 2

Thứ ba ngày 14 tháng 03 năm2017

  TOÁN

LUYỆN TẬP 

I. Mục tiêu

- Củng cố đọc, viết, so sánh các số tìm số liền sau của số có 2 chữ số.

- Bước đầu biết phân tích số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.

- Giáo dục học sinh có tính cẩn thận khi làm bài.

II. Hoạt động cơ bản:

1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn

2. Trải nghiệm: So sánh 2 số: 33 và 35; số 39 và 41; số 69 và 71

III. Hoạt  động thực hành

Bài 1:

a. Viết số:

a. Ba mươi,  mười ba; mười hai; hai mươi.

b. Bảy mươi bảy; bốn mươi tư; chín mươi sáu; sáu mươi chín.

c. Tám mươi mốt, mười, chín mươi chín, bốn mươi tám.

- HS nêu yêu cầu của bài rồi đọc và viết số.

Bài 2: Viết theo mẫu:

- GV nhắc lại muốn tìm một số liền sau của 1 số ta thêm 1 vào số đó.

* Ví dụ số liền sau của 80 là 81.

 a. Số liền sau của 23 là:…  số liền sau của 70 là:…

b. Số liền sau của 84 là:…  số liền sau của 98 là:…

c. Số liền sau của 54 là:…  số liền sau của 69 là:…

d. Số liền sau của 39 là:…  số liền sau của 40 là:…

- HS nêu yêu cầu của bài – làm bài.

 Bài 3: Điền dấu <, >, =

a. 34…50    72…81      b. 47… 45  95…90          c. 55…66     77…99

   78…69    62…62  81…82   61…83          44…33     88…22

- HS đọc so sánh các số và điền dấu vào chỗ chấm cho đúng. 

Bài 4: Viết (theo mẫu)


- HDHS: 87 gồm 8 chục và 8 đơn vị sau đó HD cách viết: 87 = 80 + 7

  1. 87 gồm 8 chục và 7 đơn vị: ta viết 87     = 80 + 7
  2. 59 gồm … chục và … đơn vị: ta viết 59 = … + …
  3. 20 gồm … chục và … đơn vị: ta viết 20 = … + …
  4. 99 gồm … chục và … đơn vị: ta viết 99 = … + …

- HS nêu yêu cầu bài và làm bài .

IV. Hoạt động ứng dụng

Về nhà chia sẻ cùng người thân đọc, viết số có hai chữ số.

 

 

TIẾNG VIỆT

VẦN / uau/, / uêu// uyu/   

Sách thiết kế (trang 264), SGK (trang 140 - 141)

Tiết 3- 4

 

Thứ tư ngày 15 tháng 03 năm2017

 

TOÁN

  BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 - 100

I. Mục tiêu

- Nhận biết số 100 là số liền sau của số 99.

- Biết lập được bảng các số từ 1 – 100.

- Nhận biết 1 số đặc điểm của các số trong bảng các số đến 100.

- Giáo dục HS làm bài cẩn thận trong khi làm bài.

II. Hoạt động cơ bản:

1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn

2. Trải nghiệm:   Số liền sau của số 90 là số nào?

3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới: Bảng các số từ 1 - 100

a. Giới thiệu bước đầu về số 100.

- HS học thuộc lý thuyết về số liền sau của một số có 2 chữ số là chính số đó thêm 1:

- Ví dụ bài 1:    Số liền sau của số 97 là 98.

        Số liền sau của số 98 là 99.

Vậy số liền sau của số 99 là số nào? số liền sau của số 99 là số 99 thêm 1 là 100:

- HS nhắc lại: 100 đọc là một trăm. “ nhắc lại 3 lần”

* Lưu ý: HS hiểu rằng số 100 đây không phải là số có 2 chữ số mà đây là số có 3 chữ số gồm 1 chữ số 1 và 2 chữ số 0 đứng liền sau chữ số 1 “ 100”.

III. Hoạt  động thực hành

Bài 1:   Đã giới thiệu ở trên

Bài 2: Viết số còn thiếu vào chỗ trống:


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

14

 

16

 

18

 

20

21

 

23

 

25

 

27

 

29

 

31

32

 

34

 

36

 

38

 

 

41

 

43

 

45

 

47

 

49

 

51

52

 

54

 

56

 

58

 

60

61

 

63

 

65

 

67

 

69

 

71

 

 

74

 

76

 

78

 

80

81

 

83

 

85

 

87

 

89

 

91

92

 

94

 

96

 

98

 

 

- HS tự đọc và viết số còn lại ở ô trống vào từng dòng trong bảng. sau đó cho HS đọc lại toàn bộ các số trong mỗi dòng để các em nhận biết thứ tự các số từ 1 đến 100.

Bài 3: Trong bảng các s từ 1 đến 100

  1. Các số có 1 chữ số là?:…1,2,3,4,5,6,7,8,9
  2. Các số tròn chục là?:…..10,20,30,40,50,60,70,80,90
  3. Số bé nhất có 2 chữ số là?:….10
  4. Các số lớn nhất có 2 chữ số là?:….99
  5. Các số có 2 chữ số giống nhau?:…11,22,33,44,55,66,77,88,99

-         HS lên làm bài – chữa bài.

IV. Hoạt động ứng dụng

Về nhà chia sẻ cùng người thân tìm số liền trước, liền sau của 1 số có 1 chữ số; số liền trước, liền sau của 1 số có 2 chữ số..

 

 TIẾNG VIỆT

LUYỆN TẬP

Sách thiết kế (trang 267), SGK (trang 142 - 143)

Tiết 5 - 6

 

Thứ năm ngày 16 tháng 03 năm2017

TIẾNG VIỆT

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II 

(Môn viết)

Sách thiết kế (trang 267)

Tiết 7 - 8

 

  TOÁN

  LUYỆN TẬP 

I. Mục tiêu

- Viết số có 2 chữ số, tìm số liền trước, số liền sau của 1 số: so sánh các số; thứ tự của các số.


- Giải toán có lời văn..

- Giáo dục HS làm bài cẩn thận trong khi làm bài.

II. Hoạt động cơ bản:

1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn

2. Trải nghiệm: Số liền trước, số liền sau của số 55

III. Hoạt động thực hành

Bài 1: Viết số

Ba mươi ba, chín mươi, chín mươi chín; năm mươi tám, tám mươi lăm; hai mươi mốt, bảy mươi mốt; sáu mươi sáu; một trăm.

- HS đọc và viết số theo yêu cầu của bài.

Bài 2: Viết số:

 a. Số liền trước của 62 là:…  Số liền trước của số  61 là:…

    Số liền trước của 80 là:…  Số liền trước của số  79 là:…

    Số liền trước của 99 là:…  Số liền trước của số 100 là:…

b. Số liền sau của    20 là:…  Số liền sau của số      38 là:…

    Số liền sau của    75 là:…  Số liền sau của số      99 là:…

         c.

Số liền trước

Số đã biết

Số liền sau

 

 

44

45

46

 

 

69

 

 

99

 

- HS đọc yêu cầu của bài: “nhắc lại lý thuyết tìm số liền trước, số liền sau của 1 số” – làm bài – chữa bài.

Bài 3: Viết các số

- Từ 50 đến 60

- Từ  85 đến 100:

- HS lên làm bài - đọc to rõ ràng – chữa bài.

Bài 4: Dùng thước và bút nối các điểm để có 2 hình vuông.

HS đọc yêu cầu của bài làm bài “ Hình vuông nhỏ có 2 cạnh nằm trên cạnh của hình vuông lớn” – chữa bài.

IV. Hoạt động ứng dụng

Về nhà chia sẻ cùng người thân đọc, viết số có hai chữ số. tìm số liền trước, liền sau số có hai chữ số bất kì.

 

 

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CON MÈO

I. Mục tiêu

- Học sinh nêu được ích lợi của việc nuôi mèo. chỉ được các bộ phận bên ngoài của con mèo trên hình vẽ hay vật thật.

- Học sinh khá giỏi phân nêu được một số đặc điểm của mèo săn mồi như: mắt tinh, tai mũi thính, răng sắc, móng vuốt nhọn, chân có đệm thịt đi rất êm.


II. Hoạt động cơ bản

Hoạt động 1: Quan sát con mèo.

* Mục tiêu:

- HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên việc quan sát con mèo thật hoặc các hình con mèo trong SGK.

- Biết các bộ phận bên ngoài của con mèo.

* Cách tiến hành:

Bước 1:

GV hướng dẫn HS quan sát con mèo được mang đến lớp.

+ HS mô tả màu lông của con mèo, khi vuốt ve bộ lông mèo em cảm thấy thế nào?

+ Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo.

+ Con mèo di chuyển như thế nào?

+ HS quan sát con mèo thật, rồi thảo luận nhóm.

Bước 2:

+ Một số HS trình bày kết quả, HS khác bổ sung.

- Toàn thân mèo được phủ bằng một lớp lông mềm và mượt.

- Mèo có đầu, mình, đuôi và 4 chân. mắt mèo to tròn và sáng, con ngươi dãn nở to trong bóng tối và thu nhỏ lại vào ban ngày khi có nắng. mèo có mũi và tai thính giúp mèo đánh hơi và nghe được trong khoảng cách xa. Răng mèo sắc để xé thức ăn.

- Mèo đi bằng 4 chân bước đi nhẹ nhàng, leo trèo giỏi. Chân mèo có móng vuốt sắc để bắt mồi.

Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.

Mục tiêu:

- HS biết ích lợi của việc nuôi mèo.

- Biết mô tả hoạt động của con mèo.

Cách tiến hành:

- Nêu câu hỏi – cả lớp thảo luận:

- Người ta nuôi mèo để làm gì?

- Nhắc lại 1 số đặc điểm giúp mèo săn mồi.

- Tìm trong số những hình ảnh trong bài, hình nào mô tả con mèo đang ở tư thế săn mồi?

- Hình nào cho thấy kết quả săn mồi của mèo.

- Tại sao em không nên truê trọc con mèo và làm cho mèo tức giận.

- Em cho mèo ăn gì và chăm như thế nào?

Kết luận: Người ta nuôi mèo để bắt chuột và làm cảnh, móng chân mèo có móng vuốt sắc, bình thường nó thu vuốt lại, khi vồ muồi nó sẽ giương vuốt ra.

- Em không nên truê trọc làm cho mèo tức giận. Vì khi đó nó sẽ cào và cắn gây chảy máu rất nguy hiểm, mèo cũng có thể bị bệnh dại giống chó. Khi mèo có biểu hiện không bình thường phải nhốt lại và theo dõi. Người bị mèo cắn nếu cần phải đi tiêm phòng.


IV. Hoạt động ứng dụng

Về nhà chia sẻ cùng người thân bắt chước tiếng kêu và một số hoạt động của con mèo. Chơi trò chơi “ mèo đuổi chuột”

 

Thứ sáu ngày 17 tháng 03 năm 2017

  TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu

- Giúp đỡ học sinh về đọc, viết, so sánh các số có 2 chữ số.

- Nhận biết được các số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm số. 

- Giáo dục học sinh đọc, viết rõ ràng các số có 2 chữ số khác nhau

II. Hoạt động cơ bản:

1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn

2. Trải nghiệm: 

- Số 62 gồm mấy chục và mấy đơn vị.

- Số 65 gồm mấy chục và mấy đơn vị.

III. Hoạt động thực hành

Bài 1: Viết các số:

  a. Từ 15 đến 25.:………….

  b. Từ 60 đến 79:………….

- HS nêu yêu cầu của bài – làm bài

Bài 2: Đọc các số sau: 35;41;64;85;69;70

- HS nêu yêu cầu của bài – làm bài – chữa bài.

Bài 3: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm:

  a. 72…76  b. 85…65  c. 15…10 + 4

     85…81      42…76      16…10 + 6

- HS so sánh 2 số để xác định số nào lớn hơn hoặc bé hơn hay bằng nhau rồi điền dấu vào cho đúng.

Bài 4: Giải toán có lời văn:

Có 10 cây cam và 8 cây chanh. Hỏi có tất cả bao nhiêu cây?

  HS tóm tắt      Bài giải

Có: 10 cây cam     Số cây có tất cả là

Có: 8 cây chanh         10 + 8 = 18 ( cây).

Có tất cả là:…cây                     Đáp số: 18 cây

HS làm bài Bài 5: Viết số lớn nhất có 2 chữ số:

- HS làm bài – chữa bài. ( số lớn nhất có 2 chữ số là: 99)

IV. Hoạt động ứng dụng

Về nhà chia sẻ cùng người thân đọc, viết số có hai chữ số trong phạm vi 100.


TIẾNG VIỆT

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II 

(Môn đọc)

Sách thiết kế (trang267)

Tiết 9 - 10

 

SINH HOẠT LỚP

I. Mục tiêu

- Học sinh biết được ưu kuyết điểm của mình để phát huy và sửa chữa khuyết điểm.

- Giáo dục HS ý thức tự giác học tập và rèn luyện đạo đức ca các em.

II. Hoạt động cơ bản

1. Nhận xét tuần

+ Ưu điểm:

- Các em đã thực hiện tốt các nề nếp của trường, của lớp đã đề ra.

- Các em đi học đúng giờ, ra vào lớp có xếp hàng ngay ngắn có trật tự.

- Trong giờ học các em chú ý nghe giảng và tiếp thu bài tốt 

2. Phương hướng tuần tới:

- Phát huy ưu điểm như việc tích cực phát biểu trên lớp, khắc phục những

điểm nói chuyện riêng không chăm chú nghe giảng, nhất là các em đã được

nhắc tên trước lớp.

- Các tổ, nhóm thi đua học tập tốt, giữ gìn vệ sinh tốt

3. Hoạt động vui chơi giải trí:

a. Ca múa hát.

- HS tham gia hát cá nhân: ( Bài hát em yêu thích)

- HS múa hát bài: ( Hoà bình cho bé  )

b. Hái hoa dân chủ: ( Bốc thăm trả lời câu hỏi)

- Trả lời đúng sẽ được thưởng ( Tràng pháo tay)

- Trả lời sai - bạn khác có quyền trả lời.

Câu hỏi:

1. Em hãy cho biết số liền trước của sô 85 là số nào? 

2. Em hãy cho biết số liền sau của sô 90 là số nào? 

3- Tìm 2 tiếng có vần /oao/, / oeo/  Ví dụ: Ngoao ngoao

4. Tìm 2 tiếng có vần  /uau/, uêu/, /uyu/

5. Tìm 2 tiếng có vần uynh, uych, uênh. .

  + Kết thúc: Giáo viên tuyên dương các em học sinh có câu trả lời đúng

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHÍNH TẢ

CÂU ĐỐ 

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- HS chép lại chính xác, trình bày đúng câu đố về con ong

- Điền đúng chữ tr/ch hoặc v/d/gi

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  Bảng phụ và bảng nam châm

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

    KIỂM TRA BÀI CŨ:

-  HS lên bảng làm lại bài tập 

DẠY BÀI MỚI:

1. Hướng dẫn học sinh tập chép

- GV viết bảng đoạn văn cần chép trong bài: câu đố về con ong

- 2 – 3 HS nhìn bảng đọc thành tiếng

- GV chỉ thước cho HS đọc các tiếng dễ viết sai: 

- HS tự nhẩm đánh vần và viết vào bảng con.

- HS tự chép vào vở

- GV nhắc học sinh sau dấu chấm phải viết hoa.

- HS cầm bút chì trong tay để chữa bài – HD các em gạch chân các chữ viết sai, sửa bên lề vở.


c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả

a Điền chữ   tr hay chữ ch

- Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài

- GV treo bảng phụ…..

- cả lớp sửa vào VBTV

b. Điền chữ tr hoặc ch.

- 1 HS nêu yêu cầu của  bài

- 1 HS lên bảng làm mẫu: điền vần vào chỗ trống

- GV cho HS làm bài tập đúng nhanh

- 2 -3 HS đọc kết quả bài làm

- cả lớp sửa vào VBTV1/2 theo lời giải đúng :

a. (  thi chạy, tranh bóng)

b. ( vỏ trứng, giỏ cá, cặp da)

5. củng cố bài học

- Cả lớp bình chọn người viết chữ đẹp - GV biểu dương

 

KỂ CHUYỆN

TRÍ KHÔN

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. HS nghe GV kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. Tập cách đổi giọng để phân biết lời của hổ, trâu, người và lời của người dẫn truyện

2. Thấy sự ngốc nghếch khờ khạo của hổ. Hiểu: Trí khôn sự thông minh của con người khiến con người làm chủ được muôn loài 

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Xác định giá trị ( nhận biết được ý nghĩa của câu chuyện: trước khó khăn, nguy hiểm, cần bình tĩnh để tìm cách giải quyết tốt nhất)

- Ra quyết định ( bác nông dẫn đã phân tích đúng điểm yếu của Hổ: Tò mò ngốc nghếch, khờ khạo nê quyết định dùng mưu để dạy cho hổ một bài học).

- Phản hồi lắng nghe tích cực, chia sẻ ( nghe bạn  phát biểu và trao đổi thống nhất, cách nhận xét, đánh giá hành vi và tính cách của các nhân vật trâu, hổ, bác nông dân trong câu chuyện).

- Suy nghĩ sáng tạo ( Nhận xét các nhân vật trong câu chuyện rút ra bài học từ câu chuyện)

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Thảo luận nhóm – chia sẻ

- Thảo luận nhóm nhỏ

- Đóng vai

- Trình bày : 1 phút

IV PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC


- Tranh minh hoạ chuyện trong SGK.

- Một chiếc mặt nạ trâu, hổ, một chiếc khăn để HS quấn kiểu mỏ rìu khi đóng vai bác nông dân.

- Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    1. MỞ ĐẦU

Trong giờ kể chuyện các em nghe cô giáo kể chuyện sau đó các em nhìn tranh và những câu hỏi gợi ý dưới tranh, tập kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện

  2. KẾT NỐI PHÁT TRIỂN BÀI

1. Giới thiệu bài: 

- Các em sẽ được biết một câu chuyện mới có tên là: trí khôn

- Bây gìơ các em hãy nắng nghe cô kể lại câu chuyện này nhé:

Hoạt động 1:  HS nghe kể chuyện

- HS hoạt động theo nhóm

- Nhiệm vụ 1: ẵ nhóm quan sát và nói nội dung tranh trong SGK, đọc tên câu chuyện, đọc các câu hỏi ghi dưới tranh, đoán nội dung câu chuyện và nói câu chuyện đó theo nhóm.

- Nhiệm vụ 2: các bức tranh trong SGK vẽ những con vật nào? hãy nói những điều em biết về đặc điểm tính cách của những con vật đó

- Các nhóm trình bày trước lớp

2. HS nghe GV kể chuyện

GV kể chuyên 2, 3 lần với giọng diễn cảm:

- Kể lần 1 để HS biết câu chuyện

- Kể lần 2,3 kết hợp với từng tranh minh hoạ - giúp HS nhớ câu chuyện.

Sau đây là nội dung câu chuyện:

 

Trí khôn

1. ở cạnh một khu rừng nọ…..

2. Hổ không hiểu trí khôn là cái gì……

3. Hổ muốn xem trí khôn…….

Chú ý về kĩ thuật kể:

-         Đoạn đầu: kể linh hoạt từ lời người kể

-         Biết ngừng lại ở những chi tiết quan trọng….

-         Đoạn kết: Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện sinh động…

3:  Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.

+ Tranh 1: GV nêu yêu cầu HS xem tranh 1 để đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi:

- Tranh 1 vẽ cảnh gì?......( bác nông dân đang cầm cày)

- Câu hỏi dưới tranh là gì? ( Hổ nhìn thấy gì?)

* GV yêu cầu mỗi tổ cử đại diện thi kể từng đoạn 1

- HS tiếp tục kể theo các tranh 2,3,4 ( tương tự như tranh 1)


+ HS đọc từng đoạn nối đuôi nhau - đọc trơn toàn bài….

4. Hướng dẫn HS phân vai kể toàn truyện.

1,2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

-  HS giỏi tậ kể chuyện theo cách phân vai.

- GV HD HS kể…

+ Nhóm thứ nhât….

+ Nhóm thứ 2….

+ Nhóm thứ 3……

5. Giúp HS hiểu ý nghĩa câu truyện

- GV hỏi:

+ Câu chuyện này cho biết điều gì?...

+ Con người nhỏ bé nhưng có trí khôn…

- Cả lớp bình chọn HS hiểu chuyện nhất….

III. CỦNG CỐ BÀI HỌC

- GV nhận xét tiết học, khen học sinh học tập tốt, yêu cầu một số học sinh đọc chưa tốt về nhà tự đọc và kể lại.

TIẾNG VIỆT

  TẬP VIẾT:   TÔ CHỮ HOA     E, Ê, G

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- HS tô các chữ hoa: E, Ê, G

- HS viết đúng các vần ăm ăp các từ: chăm học – khắp vườn – chữ thường, đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách, giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở TV1/2

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ viết sẵn.

- các chữ hoa: E, Ê ,G đặt trong khung chữ

- Các vần   ăm ăp các từ ngữ:  chăm học, khắp vườn đặt trong khung chữ

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

    MỞ ĐẦU

- GV nêu yêu cầu của các tiết tập viết trong SGK.

- Tập tô các chữ hoa:

- Tập viết đòi hỏi đức tính cẩn thận, chính xác kiên nhẫn  

DẠY BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài: 

- GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết trong giờ học

2. Hướng dẫn tô chữ hoa

- GV HD HS quan sát và nhận xét

- chữ  E, Ê, G

- HS viết vào bảng con – GV nhận xét – sửa sai

c. Hướng dẫn viết âm, từ ngữ ứng dụng

- HS đọc các vần và từ ngữ ứng dụng:     

nguon VI OLET