Giáo án buổi 1                                                                                    GV: Phùng Thị Linh

 

TUẦN 27

Thứ hai ngày 11 tháng 03 năm 2019

TOÁN

SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA

I. Mục đích, yêu cầu:

- Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.

- Biết số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.

- Biết số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.

- Làm các bài tập: 1, 2.

II. Đồ dùng dạy học:

- Phấn màu, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy - học:

HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Bài cũ:

- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:

Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là: 4cm, 7cm và 9cm; 8cm, 12cm và 17cm

- Muốn tính chu vi hình tam giác em làm thế nào?

- Nhận  xét, đánh giá.

B. Bài mới: (Bài 3 ĐCCT)

1. Giới thiệu bài:

Hôm nay chúng ta sẽ học về số 1 trong phép nhân và phép chia. Ghi đầu bài.

2. Giới thiệu phép nhân có thừa số là 1:

- Nêu phép nhân 1 x 2 và yêu cầu HS chuyển phép nhân này thành tổng tương ứng

- Vậy 1 nhân 2 bằng mấy?

- Tiến hành tương tự với các phép tính 1 x 3 và 1 x 4

- Từ các phép tính: 1 x 2 = 2      1 x 3 = 3

 

- 2HS thực hiện yêu cầu kiểm tra.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 x 2 = 1 + 1 = 2.

 

- 1 x 2 = 2

Thực hiện yêu cầu của GV để rút ra 1 x 3 = 3 ; 1 x 4 = 4

- Số 1 nhân với số nào cũng bằng


Giáo án buổi 1                                                                                    GV: Phùng Thị Linh

 

HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

1 x 4 = 4 em có nhận xét gì về kết quả của các phép nhân của 1 với một số?

- Yêu cầu HS nhắc lại kết luận trên

- Gọi 3 HS lên bảng thực hiện các phép tính:

           2 x 1           3 x 1          4 x 1

- Khi thực hiện phép nhân của một số nào đó với 1 thì kết quả của phép nhân có gì đặc biệt

 

Kết luận: Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó

3. Giới thiệu phép chia cho 1:

- Nêu phép nhân 1 x 2 = 2 yêu cầu HS dựa vào phép nhân trên để lập các phép chia tương ứng.

- Vậy từ 1 x 2 = 2 ta có được phép chia

2 : 1 = 2

- Tiến hành tương tự như trên để rút ra các phép tính 3 : 1 = 3      4 : 1 = 4

- Từ các phép tính trên, em có nhận xét gì về thương của của các phép chia có số chia là 1.

Kết luận: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó

4. Luyện tập:

Bài 1: Tính nhẩm:

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét chữa bài.

- Em có nhận xét gì về các phép tính nhân, chia ở bài tập này?

Bài 2: Số?

x 2 = 2        5 x = 5           : 1 = 3

x 1 = 2        5 : = 5           x 1 = 4

chính số đó.

 

- 3HS nhắc lại kết luận.

- 2 x 1 = 2    3 x 1 = 3    4 x 1 = 4.

 

- Khi ta thực hiện phép nhân một số nào đó với 1 thì kết quả là chính số đó

- 4 HS nhắc lại kết luận

 

 

- Nêu 2 phép chia:

    2 : 2 = 1            2 : 1 = 2

 

 

 

 

 

- Các phép chia có số chia là 1 có thương bằng chính số bị chia

- 4HS nhắc lại kết luận.

 

 

 

- HS làm bài vào vở, 1HS đọc chữa bài, lớp đổi vở kiểm tra.

- 2HS trả lời.

 

 

 

 


Giáo án buổi 1                                                                                    GV: Phùng Thị Linh

 

HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét chữa bài.

- Nêu nhận xét về thương và tích của phép nhân và chia với số 1?

3. Củng cố, dặn dò:

- Nêu nhận xét về số 1 trong phép nhân và phép chia?

- Nhận xét giờ học.

- 2HS đọc đề bài

- HS làm bài, 3 HS lên bảng làm.

 

- 3 HS nêu nhận xét.

 

 

- 2HS trả lời


 


Giáo án buổi 1                                                                                    GV: Phùng Thị Linh

 

TẬP ĐỌC

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng/ 1 phút, hiểu nội dung của đoạn, bài. ( trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc)

- Biết đặt và trả lời với câu hỏi khi nào?( BT1, BT2), biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể ( 1 trong 3 tình huống ở BT4)

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc (gồm cả văn bản thông thường).

 - Bảng phụ viết sẵn các câu ở BT 2. 

III. Các hoạt động dạy - học:

HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Bài cũ:

- Kiểm tra đọc bài Cá sấu sợ cá mập

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng để chuẩn bị kiểm tra định kì . Ghi đầu bài.

2. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng:

- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.

 

- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.

- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.

3. Tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?”:

- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài. 

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- GV chốt lại lời giải đúng:

+ Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.

 

- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.

 

 

 

 

 

- Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

 

- Theo dõi và nhận xét.

 

 

- 1HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài, 1HS lên bảng làm

 

- 2HS đọc lại kết quả.

 


Giáo án buổi 1                                                                                    GV: Phùng Thị Linh

 

HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

+ Hoa phượng vĩ nở đỏ rực khi hè về.

4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập:

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn

- GV chốt lại lời giải đúng.

+ Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.

- Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng?/ Dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng khi nào?

+ Ve nhởn nhơ ca hát suốt cả mùa hè.

+ Ve nhởn nhơ ca hát khi nào?/ Khi nào ve nhởn nhơ ca hát?

5. Nói lời đáp lại của em:

- HS đọc và giải thích y/c bài tập: đáp lời cảm ơn của người khác.

- GV mời một cặp HS thực hành đối đáp trong tình huống a để làm mẫu.(HS1 nói lời cảm ơn HS 2 vì đã làm cho mình một việc tốt).

a. Khi bạn cảm ơn em vì em đã làm một việc tốt cho bạn.

 

 

b. Khi một cụ già cảm ơn em vì em đã chỉ đường cho cụ.

c. Khi bác hàng xóm cảm ơn em vì em đã trông giúp em bé cho bác một lúc.

 

 

 

- Đọc yêu cầu.

- HS làm bài.

- Theo dõi và nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc y/c.

 

- 2 HS thực hành.

 

 

 

- Có gì đâu./ Không có chi./Chuyện nhỏ ấy mà./ Bạn bè phải giúp nhau mà./ Giúp được bạn là mình vui rồi. …

- Dạ không có chi! / Dạ, thưa ông, có gì đâu ạ. Ông đi ạ./ …

- Thưa bác, không có chi! /Dạ, cháu rất thích trông em bé mà. / Lúc nào


Giáo án buổi 1                                                                                    GV: Phùng Thị Linh

 

HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

 

6. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn lại các bài tập đọc, các bài học thuộc lòng đã học.

bác cần, bác cứ gọi cháu nhé!...


 


Giáo án buổi 1                                                                                    GV: Phùng Thị Linh

 

TẬP ĐỌC

 

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 2)

I. Mục tiêu:

- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở Tiết 1.

- Nắm được một số từ ngữ về bốn mùa(BT2), biết đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn(BT3).

II. Đồ dùng dạy - học:

- Phiếu ghi các bài tập đọc .

- Bảng phụ chép đoạn văn bài tập 3.

III. Các hoạt động dạy - học:

HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng:

* Kiểm tra tập đọc:

- Gọi HS lên gắp thăm chọn bài tập đọc.

 

- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.

- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc

- Cho điểm trực tiếp từng HS.

2. Trò chơi mở rộng vốn từ:

- GV mời 6 nhóm, mỗi nhóm chọn một tên: Xuân, Hạ, Thu, Đông, Hoa, Quả.

- Thành viên từng nhóm đứng dậy giới thiệu tên của nhóm, đó các bạn: Mùa của tôi bắt đầu từ tháng nào, kết thúc vào tháng nào? Thành viên các nhóm khác trả lời

- 1 thành viên ở nhóm Hoa đứng dậy giới thiệu tên một loài hoa bất kì nào đó: Theo bạn tôi ở mùa nào? Nếu phù hợp với mùa nào thì nhóm ấy xướng tên.

- 1 thành viên ở nhóm Quả đứng dậy giới thiệu tên một loài quả bất kì nào đó: Theo bạn tôi ở mùa nào? Nếu phù hợp với mùa nào thì nhóm

 

 

- Lần lượt từng HS lên gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

 

- Theo dõi và nhận xét.

 

 

- HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Giáo án buổi 1                                                                                    GV: Phùng Thị Linh

 

HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

ấy xướng tên.

- Từng mùa họp lại, mỗi mùa chọn viết ra một vài từ thích hợp để giới thiệu thời tiết của mình. GV ghi các từ tả thời tiết các mùa lên bảng: ấm áp, oi nồng, mát mẻ, se lạnh, mưa phùn gió bấc, giá lạnh. Từng mùa nói tên mình, thời gian bắt đầu và kết thúc mùa, thời tiết trong mùa đó.

3. Ngắt đoạn văn thành 5 câu:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và đọc đoạn văn.

- Yêu cầu HS  làm bài sau đó chép lại cho đúng chính tả.

- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.

Trời đã vào thu. Những đám mây bớt đổi màu. Trời bớt nặng. Gió hanh heo đã rải khắp cánh đồng. Trời xanh và cao dần lên.

4. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1HS đọc đề bài và đoạn văn.

- HS làm bài, 1HS lên bảng làm.

 

 

 

 

 

 


 


Giáo án buổi 1                                                                                    GV: Phùng Thị Linh

 

Thứ ba ngày 12 tháng 03 năm 2019

TOÁN

 

SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA

I. Mục tiêu:

- Biết được số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.

- Biết số nào nhân với 0 cũng bằng 0.

- Biết số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.

- Biết không có phép chia cho 0.

- Làm các bài tập: 1, 2, 3.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ, phấn màu, phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy - học:

HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Bài cũ:

- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:

Tính: 4 x 4 x 1     5 : 5 x 5      2 x 3 : 1   

- Nêu nhận xét về số 1 trong phép nhân và pháp chia?

- Nhận  xét, đánh giá.

B. Bài mới: (Bài 4 ĐCCT)

1. Giới thiệu bài:

Hôm nay chúng ta sẽ học về số 0 trong phép nhân và phép chia. Ghi đầu bài.

2. Giới thiệu phép nhân có thừa số là 0

- Nêu phép nhân 0 x 2 và yêu cầu HS chuyển phép nhân này thành tổng tương ứng

- Vậy 0 nhân 2 bằng mấy?

- Tiến hành tương tự với các phép tính 0 x 3 và 0 x 4

- Từ các phép tính 0 x 2 = 0     0 x 3 = 0

0 x 4 = 0 em có nhận xét gì về kết quả của các phép nhân của 0 với một số?

- Yêu cầu HS nhắc lại kết luận trên

 

- 3HS thực hiện yêu cầu kiểm tra.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 0 x 2 = 0 + 0 = 0.

 

- 0 x 2 = 0

- Thực hiện yêu cầu của GV để rút ra 0 x 3 = 0 ; 0 x 4 = 0

- Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.

 

- 3HS nhắc lại kết luận.


Giáo án buổi 1                                                                                    GV: Phùng Thị Linh

 

HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

- Gọi 3 HS lên bảng thực hiện các phép tính: 2 x 0     3 x 0      4 x 0

- Khi thực hiện phép nhân của một số nào đó với 0 thì kết quả của phép nhân có gì đặc biệt Kết luận: Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.

3. Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0:

- Nêu phép nhân 0 x 2 = 0 yêu cầu HS dựa vào phép nhân trên để lập các phép chia tương ứng.

- Vậy từ 0 x 2 = 0 ta có được phép chia:

0 : 2 = 0

- Tiến hành tương tự như trên để rút ra các phép tính: 0 : 3 = 0 ; 0 : 4 = 0

- Từ các phép tính trên, em có nhận xét gì về thương của của các phép chia có số bị chia là 0?

Kết luận: Số 0 chia cho số nào cũng bằng 0. Không có phép chia cho 0 ( không có phép chia mà số chia là 0)

4. Luyện tập:

Bài 1: Tính nhẩm:

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét chữa bài.

- Em có nhận xét gì về các phép tính nhân ở bài tập này?

Bài 2: Tính nhẩm:

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét chữa bài.

- Em có nhận xét gì về các phép tính nhân ở bài tập này?

Bài 3: Số ?

- 2 x 0 = 0  3 x 0 = 0  4 x 0 = 0

 

- Khi ta thực hiện phép nhân một số nào đó với 0 thì kết quả là 0

- 4 HS nhắc lại kết luận

 

- Nêu phép chia 0 : 2 = 0

 

 

 

 

 

 

- Các phép chia có số bị chia là 0 có thương bằng 0

 

- 4HS nhắc lại kết luận.

 

 

 

 

- HS làm bài vào vở, 1HS đọc chữa bài, lớp đổi vở kiểm tra.

- 2HS trả lời.

 

 

- HS làm bài vào vở, 1HS đọc chữa bài, lớp đổi vở kiểm tra.

- 2HS trả lời.

 

 


Giáo án buổi 1                                                                                    GV: Phùng Thị Linh

 

HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG HỌC

x 5 = 0        3 x = 0          

: 5  = 0        : 3  = 0

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét chữa bài.

- Nêu nhận xét về thương và tích của phép nhân và chia với số 0?

3. Củng cố, dặn dò:

- Nêu nhận xét về số 0 trong phép nhân và phép chia?

- Nhận xét giờ học.

 

 

- 2HS đọc đề bài

- HS làm bài, 3 HS lên bảng làm.

 

- 3 HS nêu nhận xét.

 

 

- 2HS trả lời

 

 

nguon VI OLET