KẾ HOẠCH BÀI HỌC



TỰA BÀI:
TRANH LÀNG HỒ
MÔN:
Tập đọc

Tiết: 53
TUẦN: 27
Ngày soạn: 20 – 3 – 2021
Ngày dạy: 22 – 3 – 2021

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
_ Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ ngữ,câu, đoạn, bài.
2. Kĩ năng:
_ Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện niềm khâm phục, tự hào, trân trọng những nghệ sĩ dân gian.
3.Thái độ:
_ Yêu mến quê hương, nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo những bức tranh có nội dung sinh động, kỹ thuật tinh tế.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
_ Tranh minh hoạ bài đọc. Bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc
Học sinh:
_ SGK, tranh ảnh sưu tầm


III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Giáo viên
Học sinh

A. Kiểm tra bài cũ
GV yêu cầu 2 HS đọc nội dung bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời các câu hỏi:
- Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ?
- Qua bài văn, tác giả thể hiên tình cảm gì đối với một nét đẹp cổ truyền trong văn hóa của dân tộc ?
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
Bản sắc văn hóa của dân tộc không chỉ thể hiện ở truyền thống và phong tục tập quán, mà còn ở những vật phẩm văn hóa. Bài đọc hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về tranh dân gian làng Hồ - một loại vật phẩm văn hóa đặc sắc.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài





+ Lượt 1: Luyện phát âm: tranh, thuần phác, khoáy âm dương, quần hoa chanh nền đen lĩnh, điệp trắng nhấp nháy,…
+ Lượt 2: Giảng từ: làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp,….
- Bài đọc với giọng như thế nào?
- YC hs luyện đọc theo cặp
- Gọi hs đọc cả bài
- GV đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài:
- Giáo viên tổ chức học sinh đọc ( thành
tiếng, đọc thầm, đọc lướt ) từng đoạn và
trao đổi, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam.
- Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ?





- Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.







- Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ ?




- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét các ý kiến thảo luận và chốt kiến thức .
c) Đọc diễn cảm
- Giáo viên hướng dẫn HS xác lập kĩ thuật đọc.
- Giáo viên hướng dẫn đọc diễn cảm một đoạn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét cách đọc của bạn mình.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu ý nghĩa của bài.-

- 2,3 HS đọc nối tiếp bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi.
- Hội bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy ngày xưa.
- Tác giả thể hiện tình cảm trân trọng và tự hào với một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

- HS lắng nghe.






- 1 HS đọc toàn bài.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài
Có thể chia làm 3 đoạn :
Đoạn 1 : Từ đầu … vui tươi.
Đoạn 2 : Tiếp theo …gà mái mẹ.
Đoạn 3 : Còn lại.
- Luyện cá nhân

- Lắng nghe, giải nghĩa

- Học sinh đọc thầm phần chú giải từ .
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 HS đọc lại cả bài.



- Học sinh đọc ( thành tiếng, đọc thầm, đọc lướt ) từng đoạn và trao đổi, trả lời các câu hỏi cuối bài.
+ Tranh vẽ lợn gà, chuột ếch, cây dừa, tranh tố nữ.

+ Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, gói chiếu, lá tre mùa thu.
nguon VI OLET