Trường Tiểu học Hải Đông                                                  Giáo án lớp 1A

TUẦN 29

Ngày soạn: 6/ 4/2018

Ngày giảng: Thứ hai  ngày 9 tháng 4 năm 2018

Toán

TIẾT 113: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100 ( Cộng không nhớ )

I. MỤC TIÊU

- HS bước đầu biết đặt tính rồi làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 100.

- Củng cố và giải toán có lời văn và đo độ dài đoạn thẳng.

- Giaó dục HS thêm yêu thích môn học

* HSKT: HS biết làm bài tập đơn giản theo sự HD của GV và bạn cùng bàn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng gài, que tính, thước kẻ có vạch chia cm. SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

HSKT

A. Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2 em lên bảng 1 em viết tóm tắt, 1 em giải bài toán 4 ( VBT- 44)

 

 

- GV kiểm tra vở bài tập dưới lớp của HS

 

 

* Chữa bài: Gọi HS nhận xét bài trên bảng

- Gv nhận xét, chốt lại nội dung bài cũ

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

- Gv giới thiệu ghi đầu bài lên bảng.

2. Giới thiệu cách làm tính cộng không nhớ:

* Trường hợp phép cộng có dạng

35 + 24

Bước 1: Thao tác trên que tính

- Gv dán 35 que tính lên bảng.

 

+ Em vừa lấy bao nhiêu que tính?

=>Gv viết: 35.

 

 

 

- Hs lên bảng làm bài tập.

Tóm tắt    Có tất cả:    16 cây

                 Cam:     4 cm

                 Chanh      : cây?

Bài giải

Trong vườn có số cây chanh là:

16 - 4 = 12 (cây)

Đáp số: 12cây.

- HS nhận xét bổ sung

 

 

 

 

 

- Hs nhắc lại đầu bài.

 

 

 

 

- Hs lấy 35 que tính đặt lên bàn gồm 3 bó, mỗi bó 1 chục que tính đặt bên trái, 5 que tính rời đặt bên phải.

+ 35 que tính.

- Hs lấy tiếp 24 que tính gồm 2 bó, mỗi bó 1 chục que tính đặt bên trái ở phía dưới 3 bó que tính và 4 que tính tách rời đặt bên phải ở dưới 5 que tính rời đã có ở trên.

 

Nghe và quan sát

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhắc lại

 

 

 

 

 

 

 

Nhìn và làm theo cô và bạn

1

Người soạn giảng: Hoàng Thị Tám


Trường Tiểu học Hải Đông                                                  Giáo án lớp 1A

- Gv gài tiếp 24 que tính

 

+ Chúng ta vừa lấy thêm bao nhiêu que tính?

=>Gv viết bảng: 24 thẳng hàng với 35.

+ Vậy chúng ta đã lấy tất cả bao nhiêu que tính?

+ Vì sao em lại biết?

 

 

=>GV chốt: cô sẽ thực hiện phép cộng 35 + 24 để tìm ra số que tính sau 2 lần lấy nhanh hơn.

=>Gv viết dấu + vào giữa 2 số 35 và 24.

Bước 2: HD đặt tính và TH PT cộng 35 + 24

 

* Đặt tính:

+ 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

Gv viết 3 vào cột chục và viết 5 vào cột đơn vị.

+ 24 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

Gv viết 2 vào cột chục và viết 4 vào cột đơn vị.

+ Bạn nào nêu cách đặt tính?

+ Ta bắt đầu tính từ đâu?

 

 

 

 

- Gv mời Hs thực hiện phép tính cộng.

Gv ghi bảng.         

35

24

59

- Gv nhấn mạnh cách cộng cho Hs nhắc lại.

* Trường hợp phép cộng có dạng

35 + 20.

- Yêu cầu Hs cả lớp đặt tính 35 + 20. gọi Hs lên bảng đặt tính.

- Gv nhận xét.

- Yêu cầu Hs thực hiện phép tính.

- 24 que tính

 

 

 

+ 59 que tính.

 

+ Vì em đã gộp số que tính lại với nhau được 5 chục que tính và 9 que tính rời nên cả 2 lần lấy được 59 que tính.

 

 

 

 

 

 

 

+ Gồm 3 chục và 5 đơn vị.

 

 

+ Gồm 2 chục và 4 đơn vị.

 

* Cách đặt tính:

- Viết 35

- Viết 24 sao cho hàng chục thẳng cột với hàng chục, hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị của số 35.

- Viết dấu + ở giữa bên trái 2 số.

- Vạch dấu vạch ngang dưới 2 số.

- Thực hiện phép tính.

* Hs thực hiện cộng:

+ 5 cộng 4 bằng 9, viết 9.

+ 3 cộng 2 bằng 5, viết 5.

Vậy 35 + 24 = 59.

 

- Lớp đặt tính.

 

1 Hs lên bảng đặt tính.

35

20

55

- Hs nhắc lại cách đặt tính.

- 1 Hs lên bảng tính vừa thực hiện vừa nhắc lại cách tính bằng miệng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhìn và làm và

nêu chậm lại theo giáo viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Người soạn giảng: Hoàng Thị Tám


Trường Tiểu học Hải Đông                                                  Giáo án lớp 1A

- Gv nhận xét. Gọi Hs nêu lại cách cộng.

* Trường hợp phép cộng có dạng

35 + 2:

+ Các số hạng trong phép cộng 35 + 2 có khác phép cộng 35 + 24 không?

 

+ Khi đặt tính ta chú ý điều gì?

- Gv gọi 1 Hs lên bảng đặt tính. Cho lớp làm vào bảng con.

* Lưu ý Hs:

+ Khi đặt tính thì phải đặt 2 thẳng cột với 5 ở cột đơn vị.

+ Khi tính từ hàng đơn vị sang hàng chục, ta nêu hạ 3, viết 3 để thay cho câu 3 cộng 0 bằng 3, viết 3.

3. Luyện tập: (T154,155)

Bài tập 1: Tính:

- Gv cho Hs  yêu cầu. 2 Hs lên bảng, mỗi Hs thực hiện 3 phép tính.

* Chữa bài:

- Gv gọi Hs nhận xét đúng, sai.

- Gv nhận xét.

Bài tập 2 : Đặt tính rồi tính:

- Cho Hs nhắc lại cách đặt tính.

* Chữa bài:

- Gọi Hs đọc chữa bài.

- Gv nhận xét

Bài tập 3

- Cho Hs nêu tóm tắt và giải bài tập.

- Gv viết bảng.

Tóm tắt:

Lớp 1A: 35 cây

Lớp 2A: 50 cây

Cả hai lớp: cây?

* Chữa bài:

- Gọi Hs nhận xét.

+ Ai có câu trả lời khác?

- Gv nhận xét.

Bài 4 Đo độ dài của mỗi đoạn thẳng rồi viết số đo.

- Gọi Hs đọc yêu cầu rồi làm bài.

 

 

 

 

 

+ Phép cộng 35 + 2là cộng các số có 2 chữ số. Phép cộng 35 + 2 là cộng số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.

+ Chú ý đặt tính cho 2 thẳng hàng với 5.

35

2

37

 

 

 

 

 

- Hs nêu yêu cầu.  Hs làm bài.

52

 

82

 

43

 

76

 

63

 

9

36

 

14

 

15

 

10

 

5

 

10

88

 

96

 

58

 

86

 

68

 

19

 

- Hs nêu yêu cầu.

- 1- 2 em nhắc lại cách đặt tính.

- Hs làm bài.

30

 

41

 

60

 

22

 

6

 

54

12

 

34

 

38

 

40

 

43

 

2

42

 

75

 

98

 

62

 

49

 

56

- Hs đọc đề toán. Nêu tóm tắt.

- Lớp làm bài. 1 Hs lên bảng trình bày bài giải.

Bài giải

Cả hai lớp trồng được số cây là:

35 + 50 = 85 (cây)

Đáp số: 85 cây.

- Hs nhận xét bài của bạn.

 

 

 

- Hs nêu yêu cầu.

- Hs dùng thước chia vạch cm để đo độ dài đoạn thẳng sau đó ghi số đo vào chỗ chấm trên đoạn thẳng.

 

 

 

 

Nêu chậm lại theo giáo viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhìn bạn làm theo và đọc lại

 

 

 

 

 

 

Nhìn bạn làm theo và đọc lại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Người soạn giảng: Hoàng Thị Tám


Trường Tiểu học Hải Đông                                                  Giáo án lớp 1A

 

* Chữa bài: Đổi vở

- Gv nhận xét, chốt lại cách đo độ dài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C. Củng cố. Dặn dò:

+ Nêu lại cách đặt tính?

+ Nêu lại cách tính?

+ Giải bài toán có lời văn gồm mấy bước?

- Gv hệ thống bài.

- Dặn Hs về nhà học bài và làm bài tập trong vở BT Toán.

- Nhận xét giờ học

- Hs làm bài.

+ 1 Hs đọc to số đo các đoạn thẳng.

Đáp án: Đoạn thẳng AB dài 9 cm,  CD dài 13cm, MN dài 12cm

 

 

A                    9cm                          B

                                                      

 

C

 

                                  13cm

 

                                                          D                     

 

                                                                                           

                              12cm               N         

M                       

 

 

- HS trả lời

- HS nêu

- 4 bước

 

- HS lắngnghe

 

Nhìn bạn làm theo và đọc lại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngồi nghe

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy...................................................................................

.........................................................................................................................

---------------------- --------------------------

 

                                                             Tập đọc

TIẾT 25+26: ĐẦM SEN

I. MỤC TIÊU

1. Đọc

- Hs đọc đúng, nhanh được cả bài Đầm sen.

- Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, cánh hoa, ngan ngát, thanh khiết.

- Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.

2. Ôn các vần: en, oen

- Hs tìm được tiếng có vần en, oen trong và ngoài bài.

- Nhìn tranh, nói câu chứa tiếng có vần en, oen.

1

Người soạn giảng: Hoàng Thị Tám


Trường Tiểu học Hải Đông                                                  Giáo án lớp 1A

3. Hiểu

- Hiểu từ ngữ: đài sen, nhị, thanh khiết, ngan ngát.

- Hiểu được nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa và hương sen.

4. Hs chủ động nói theo đề tài: Đầm sen

* HSKT: nói được câu theo tranh trong chủ đề luyện nói và tập đọc thành câu theo bạn theo cô hướng dẫn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh hoạ, bảng con

- HS : SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

HSKT

A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Gv gọi Hs đọc bài Vì bây giờ mẹ mới về và trả lời câu hỏi:

+ Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không?

+ Lúc nào cậu bé mới khóc?

+ Bài có mấy câu hỏi? Hãy đọc các câu hỏi và câu trả lời đó?

- Gv nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy học bài mới (30p)

1. Giới thiệu bài:

- Gv giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng

2. Hướng dẫn Hs luyện đọc

a)  Gv đọc mẫu lần 1:

- Giọng đọc chậm rãi, khoan thai

b) Hướng dẫn Hs luyện đọc

* Luyện đọc tiếng, từ ngữ: xanh mát, cánh hoa, xòe ra, ngan ngát, thanh khiết.

- Gv ghi các từ ngữ luyện đọc lên bảng và gọi Hs đọc bài, phân tích các tiếng khó.

- Gv giải nghĩa từ:

+ Đài sen: Bộ phận phía ngoài cùng của hoa sen.

+ Nhị: bộ phận sinh sản của hoa sen.

+ Thanh khiết: trong sạch.

+ Ngan ngát: Mùi thơm dịu, nhẹ.

* Luyện đọc câu

- Gv cho Hs đọc cá nhân, bàn, lớp.

 

 

* Luyện đọc bài

 

- 2 -Hs đọc bài.

 

+ Khi bị đứt tay cậu bé không khóc

 

+ Mẹ về cậu mới khóc

 

 

 

 

 

- 2 Hs đọc lại đầu bài.

 

 

 

- Hs chú ý lắng nghe.

 

- Hs đọc bài.

+ 3 Hs đọc cá nhân.

+ Cả lớp đọc đồng thanh.

- Hs phân tích, phân biệt các tiếng khó.

xanh mát

cánh hoa

xoè ra

ngan ngát

thanh khiết

/ man mác

/ căn nhà

/ chim sẻ

/ ngơ ngác

/ xanh biếc

/ at / ac

/anh/ang/ăn

/ x / s

/ at / ac/ ap

/ iêt/ iêc

 

 

 

 

- Cá nhân đọc từng câu

- Hs đọc nối tiếp từng câu trong bài.

- Mỗi bàn đọc đồng thanh 1 câu. Các bàn cùng dãy đọc nối tiếp.

 

Nghe và quan sát

 

 

 

 

 

 

 

Nói lại đầu bài

 

 

 

- Nghe

 

 

- Nêu chậm lại theo giáo viên

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ngồi nghe

 

1

Người soạn giảng: Hoàng Thị Tám


Trường Tiểu học Hải Đông                                                  Giáo án lớp 1A

- Gv chia bài thành 3 đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “mặt đầm”

+ Đoạn 2: “Hoa sen…xanh thẫm”

+ Đoạn 3: Phần còn lại

- Cho Hs đọc nối tiếp từng đoạn rồi đọc cả bài

* Thi đọc trơn cả bài

- Cho mỗi tổ 1 Hs thi đọc

- Gv nhận xét, tuyên dương.

3. Ôn lại các vần en, oen

- Yc HS làm vào vở BT

- Gọi hs đọc các từ tìm được

a) Tìm tiếng có vần en trong bài

- Gv yêu cầu Hs tìm, đọc trong bài tiếng có vần en.

b) Tìm tiếng ngoài bài có vần en, oen

- Gv gọi Hs đọc câu mẫu trong SGK. Chia Hs thành các nhóm yêu cầu Hs thảo luận để tìm các từ có tiếng chứa vần en, oen.

 

 

- Gv gọi các nhóm khác bổ sung, ghi nhanh các từ  Hs tìm được lên bảng.

c) Nói câu chứa tiếng có vần en, oen:

- Đọc câu mẫu và phân tích tìm tiếng có vần en, oen

 

- Gv chia nhóm, cho nói câu chứa tiếng có vần en, oen.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tuyên dương học sinh nói tốt

* Củng cố tiết 1

- Vừa học bài gì?

- Gọi 2 Hs đọc toàn bài.

 

- 2 hs đọc đoạn 1  

- 2 Hs đọc đoạn 2

- 2 Hs đọc đoạn

- 2 Hs đọc toàn bài. Cả lớp đọc đồng thanh.

 

- Hs đọc.

 

 

- HS làm vào vở BT

- HS đọc các từ tìm được

 

- Hs thảo luận tìm tiếng có vần en.

+ Tiếng: sen, ven, chen.

 

- Hs các nhóm nói tiếng có vần en, oen

+ Vần en: chim én, cuộn len, cái chén, dế mèn…

+ Vần oen: nhoẻn cười, xoèn xoẹt, xoen xoét…

 

 

 

 

M: truyện Dế Mèn phiêu lưu ký rất hay.

Lan nhoẻn miệng cười.

- Hs thi nói câu chứa tiếng có vần en, oen:

+ Vần en: Cô giáo khen em chăm học…

Ban đêm trên đường phố đèn điện sáng trưng.

Nhà em thường dùng phèn chua để lọc  nước.

+ Vần oen: Máy cưa kêu xoèn xoẹt…

- Âm thanh của tiếng cắt lúa kêu xoèn xoẹt.

- Con dao bằng sắt để lâu ngày nay đã hoen

 

- Đầm sen

- 2 Hs đọc toàn bài.

 

 

 

Ngồi nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ngồi nghe, nói lại vài từ

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ngồi nghe, nói lại 1 câu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngồi nghe

1

Người soạn giảng: Hoàng Thị Tám


Trường Tiểu học Hải Đông                                                  Giáo án lớp 1A

Tiết 2

4. Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc

a) Kiểm tra bài cũ

+ Tiết 1 vừa học bài tập đọc gì?

- Gọi Hs đọc lại bài.

+ Tìm tiếng trong bài có vần en?

b) Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc:

- Gv đọc mẫu toàn bài lần 2, yêu cầu Hs đọc và trả lời câu hỏi:

+ Tìm những từ ngữ miêu tả lá sen?

 

 

+ Khi nở hoa sen trông đẹp như thế nào?

+ Vậy còn hương sen thì sao? Đọc câu văn tả hương sen?

- Gọi HS đọc bài

- Gv nhận xét, tuyên dương.

c) Luyện nói

Đề tài: Đầm sen

- Gv cho Hs quan sát tranh minh hoạ và đọc câu mẫu.

+ Chủ đề  luyện nói của chúng ta ngày hôm nay là gì?

Cho Hs quan sát tranh.

+   Tranh vẽ gì?

- Bài hôm nay chúng ta sẽ nói về sen.

- Con hãy đọc câu mẫu trong bài.

- GV cho HS luyện nói theo cặp.

- Gv gợi ý:

+ Cây sen mọc ở đâu?

- Lá sen trông như thế nào? dùng để làm gì?

 

 

- Cánh sen có màu gì?

 

- Đài sen, hương sen như thế nào?

 

- Con có biết người ta dùng hương sen để làm gì không?

- Gọi HS lên bảng nói về sen.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

4. Củng cố, dặn dò

 

 

- Bài Đầm sen

+ 3 Hs đọc bài.

 

 

- 2 Hs đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:

 

+ Lá màu xanh mát, cao, thấp, chen nhau phủ kín mặt đầm.

- 2 Hs đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

+ Khi hoa sen nở, cánh hoa đỏ nhạt, xòe ra, phô đài sen và nhị vàng.

+ Hương sen ngan ngát, thanh khiết.

 

- 5  Hs đọc bài.

 

 

- Hs quan sát tranh, đọc câu mẫu.

 

- Đầm sen

 

 

- Vẽ đầm sen.

 

- HS nêu

 

 

 

- Cây sen mọc trong đầm. Lá sen màu xanh mát. Cánh sen đỏ nhạt…

- Cây sen mọc trong đầm hoặc hồ.

- Lá sen màu xanh, rộng bản dùng để gói xôi hay gói cốm.

- Cánh sen màu hồng phấn, cũng có khi màu trắng.

- Đài sen màu xanh thẫm ôm gọn những cánh sen. Hương sen thơm ngát.

-   Người ta dùng hương sen để ướp trà.

- 2- 3 em nêu

 

 

 Ngồi nghe

 

 

 

 

- Nêu chậm lại theo giáo viên

 

 

 

 

 

 

 

- GV chỉ tranh và cho em nói theo, hoa sen...

 

 

 

 

 

 

 

nhìn tranh

nói theo bạn 1- 2 câu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Người soạn giảng: Hoàng Thị Tám


Trường Tiểu học Hải Đông                                                  Giáo án lớp 1A

- Gọi Hs đọc lại toàn bài.

- Nhà con có hoa sen không? Mẹ thường dùng hoa sen để làm gì?

- Con có biết bài hát hay câu thơ nào nói về sen không?

- Gv hệ thống bài. Dặn Hs về nhà học bài, làm bài tập. Chuẩn bị bài sau “Mời vào”.

 

- HS nêu theo ý thích

- Mẹ thường mua hoa sen để cắm lên bàn thờ.

- HS đọc: “ Trong đầm gì đẹp bằng sen….. Hôi tanh mùi bùn ”.

- Lắng nghe

 

 

Ngồi nghe

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy...................................................................................

.........................................................................................................................

---------------------- --------------------------

 

                               Ngày soạn: 6/4/2018

Ngày giảng: Thứ  ba  ngày 10 tháng 4 năm 2018

Toán         

TIẾT 114: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

- Củng cố cho Hs về đặt tính và thực hiện phép tính cộng không nhớ trong phạm vi 100.

- Tập tính nhẩm (trong trường hợp phép cộng đơn giản) và nhận biết bước đầu tính chất giao hoán của phép cộng.

- Củng cố về giải toán có lời văn và vẽ độ dài đoạn thẳng có số đo cho trước.

* HSKT: HS biết làm bài tập đơn giản theo sự HD của GV và bạn cùng bàn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

HSKT

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS lên bảng làm bài

- KT bài trong VBT của HS

 

 

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng

- Gv nhận xét

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Gv giới thiệu ghi đầu bài lên bảng.

2. Luyện tập: ( T 156)

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

- Gọi Hs đọc yêu cầu.

 

- 2 Hs lên bảng làm bài rồi đọc cách tính.

B2) Tính:

30cm + 40cm  =                     

15cm + 4cm   =                    

20 cm + 50 cm =

    32 cm + 5 cm =

  - Vài Hs nhận xét bài trên bảng.

 

- Hs nhắc lại đầu bài.

 

 

- Hs nêu yêu cầu.

- Hs  nêu - làm bài. 2 em lên bảng

 

Nghe và quan sát

 

 

 

 

 

 

 

Nhắc lại

 

 

 

 

1

Người soạn giảng: Hoàng Thị Tám


Trường Tiểu học Hải Đông                                                  Giáo án lớp 1A

- Gv yêu cầu Hs nêu lại cách đặt tính.

 

- Gọi Hs nhận xét

- Gv nhận xét, khen Hs.

Bài 2  Tính nhẩm

- Khuyến khích Hs nhẩm theo cách thuận tiện nhất.

        Ví dụ: 52 + 6 = 58

+ Có thể nhẩm: 52 cộng 6 bằng 58.

- Gv gọi Hs lên bảng làm bài.

- Gv chỉ vào 2 phép tính:

52 + 6 = 58

 6 + 52 = 58

 

 

 

+ Nx về các số trong 2 phép tính này ?

+ Vị trí các số trong 2 phép tính có gì khác nhau?

+ Kết quả 2 phép tính ra sao?

=> Gv chốt: Khi ta thay đổi vị trí của các số trong phép cộng thì kết quả không đổi.

Bài 3

- Cho Hs đọc bài toán, tự tóm tắt rồi giải bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

 

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết lớp em có tất cả bao nhiêu bạn ta làm thế nào?

+ Hãy nêu lại các bước giải toán có lời văn.

 

 

 

 

 

 

47

 

40

 

51

 

80

 

12

 

8

22

 

 20

 

35

 

9

 

4

 

31

69

 

 60

 

86

 

89

 

16

 

39

- HS nhận xét bổ sung

 

 

- Hs nêu yêu cầu và nêu cách tính nhẩm.

 

- Hs làm bài.

 

- 4 Hs lên bảng làm bài, mỗi Hs làm một cột.

 30 + 6 = 36               60 + 9 = 69

52 + 6 = 58               82 + 3 = 85

 40 + 5 = 45              70 + 2 = 72 

 6 + 52 = 58                3 + 82 = 85

+ Các số trong 2 phép tính này giống nhau.

+ Đổi chỗ cho nhau.

 

+ Giống nhau và đều bằng 58.

- Hs nhắc lại.

 

 

 

- Hs đọc bài toán, nêu tóm tắt .

- 2 - 3 HS đọc bài toán.

Tóm tắt

Có         : 21 bạn gái

Và         : 14 bạn nam

Có tất cả: … bạn?

  - Ta làm phép tính cộng: 21 +14 = …

  - Gồm 3 bước: câu trả lời; phép tính; đáp số.

- Cả lớp làm bài ra vở ô li.1 em lên bảng

Bài giải

Lớp em có tất cả số bạn là:

21 + 14 = 35 (bạn)

        Đáp số: 35 bạn

Nhìn và làm theo cô và bạn

 

 

 

 

 

 

Nhìn và làm và

nêu chậm lại theo giáo viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nêu chậm lại theo giáo viên

 

 

 

 

 

 

 

1

Người soạn giảng: Hoàng Thị Tám


Trường Tiểu học Hải Đông                                                  Giáo án lớp 1A

- Gọi Hs nhận xét bài làm.

+ Ai có câu trả lời khác? Cách viết phép tính khác?

- Gv nhận xét

Bài 4

- Cho Hs đọc yêu cầu.

- Gv cho Hs nhắc lại các bước vẽ đoạn thẳng.

 

- Cho Hs đổi vở kiểm tra kết quả.

- Gv nhận xét.

 C. Củng cố. Dặn dò:

- Hôm nay học bài gì?

- Khi đặt tính theo cột dọc  cần lưu ý gì?

- GV nhận xét tuyên dương

- Gv hệ thống bài.

- Dặn Hs về nhà học bài và làm bài tập trong vở BT Toán.

- Nhận xét giờ học.

- 1 Hs nhận xét bài của bạn.

 

 

 

 

- Hs nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng.

- Đặt thước, đánh dấu 1 điểm trùng với vạch số 0, 1 điểm trùng với vạch số 8, dùng bút nối 2 điểm lại. Ta được đoạn thẳng dài 8cm.

 

                        8cm

                                                  

- HS nêu theo ý hiểu và nhận xét cho nhau

 

- HS nghe và rút kinh nghiệm chung

 

 

 

 

 

 

 

Ngồi nghe, quan sát và vẽ theo bạn HD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngồi nghe

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy...................................................................................

.........................................................................................................................

---------------------- --------------------------

 

Chính tả

                                       TIẾT 9: HOA SEN

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức

- Hs chép lại đúng và đẹp bài ca dao “Hoa sen”.

- Trình bày bài viết đúng hình thức thơ.

- Điền đúng vần en hay oen, chữ g hay gh vào chỗ thích hợp.

- Nhớ quy tắc chính tả:Chữ gh đứng trước các nguyên âm: e, ê, i.

* HSKT: HS biết làm bài tập trong vở bài tập và chép được câu theo mẫu dưới sự hướng dẫn của GV.

*BVMT: Hoa sen vừa đẹp lại vừa cú ý nghĩa, do vậy ai cũng yêu thích và muốn giữ gìn hoa sen

2, Kỹ năng

- Rèn kĩ năng viết chữ đều và đẹp cho HS

3, Thái độ

1

Người soạn giảng: Hoàng Thị Tám


Trường Tiểu học Hải Đông                                                  Giáo án lớp 1A

- HS biết được vẻ đẹp của hoa sen và biết gìn giữ để hoa sen đẹp mãi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ chép sẵn bài ca dao “Hoa sen”

- HS: Vở chính tả

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

HSKT

A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Gv chấm vở của một số Hs về nhà viết lại bài.

- Gọi 2 Hs lên bảng làm bài tập.

- Gv nhận xét, đánh giá

B. Bài mới (30p)

1. Giới thiệu bài

- Gv giới thiệu, ghi tên bài lên bảng

2, Hướng dẫn Hs tập chép

- Gv treo bảng phụ và yêu cầu Hs đọc thầm lại bài.

+ Hãy tìm những tiếng trong bài mà em có thể viết sai?

- Gv chỉ cho Hs đọc những tiếng khó viết: trắng, chen, xanh, mùi.

 

 

- Cho HS viết bảng con

- Gv nhận xét chỉnh sửa.

 

- Cho Hs chép bài chính tả vào vở. Hướng dẫn cách đặt vở, cầm bút, cách viết đề bài vào giữa trang vở, chữ đầu dòng viết hoa.

- Gọi Hs nhắc lại tư thế ngồi viết.

- Gv h­ướng dẫn cách trình bày bài viết.

+   Bài thơ thuộc dạng thơ gì?

+  Trình bày bài viết như thế nào?

+  Chữ nào trong bài phải viết hoa?

 

 

- Gv quan sát, uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút của một số em.

* Soát lỗi: Gv đọc lại bài cho Hs soát lỗi, đánh vần những từ khó viết.

- Gv thu vở, chữ nhận xét khoảng 5 bài.

3. Hướng dẫn Hs làm bài tập chính tả

Bài tập 1: Điền vào chỗ trống vần en hay oen?

 

- 2 Hs lên bảng làm bài tập

Điền  vần c hay k:

xâu kim    hoa cúc   kẻ bài   máy cày

 

 

 

- HS nhắc lại

 

- 3, Hs đọc đoạn văn trên bảng phụ.

 

 

 

- Hs phân tích tiếng khó.

+ Trắng: tr + ăng + (/)

+ Chen: ch + en

+ Xanh: x + anh

+ Mùi: m + ui + (\)

+ 2 Hs lên bảng viết, Hs dưới lớp viết vào bảng con.

- Hs chép bài chính tả vào vở, cách lề 3 ô, đầu dòng viết hoa. Viết tên bài vào giữa trang vở.

 

- 1 - 2 Hs nhắc lại t­ư thế ngồi viết.

 

- Thuộc dạng thơ lục -  bát.

- Dòng 6 chữ lùi vào 2 ô, dòng 8 chữ lùi và 1 ô.

- Những chữ ở dầu dòng thơ viết hoa

- Cả lớp viết bài vào vở.

 

- Hs đổi vở cho nhau để chữa bài (Hs cầm bút chì chữa bài).

 

 

 

 

 

Lắng nghe

 

 

 

 

nhắc lại

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe

 

 

 

 

Viết bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Làm theo bạn

 

 

1

Người soạn giảng: Hoàng Thị Tám

nguon VI OLET