Giáo viên: Nguyễn Thị Tơ                                            

                                   GIÁO ÁN BUỔI 1           Năm học 2016 - 2017

TUẦN 27

Soạn ngày 18 tháng 03 năm 2017

Thứ hai ngày 21  tháng 03 năm 2017

TIẾNG VIỆT

Nguyên âm 

Sách thiết kế (trang 40), SGK (trang 15)

Tiết 1 - 2

Thứ ba ngày 22 tháng 03 năm2017

   TOÁN

PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100

I. Mục tiêu

- Giúp cho HS bước đầu biết đặt tính rồi làm tính cộng ( không nhớ trong phạm vi 100).

- Củng cố về giải toán và đo độ dài đoạn thẳng.

- Giáo dục học sinh có tính cẩn thận khi làm bài.

II. Hoạt động cơ bản:

1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn

2. Trải nghiệm: Số 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị. So sánh 2 số: 35 và 24.

3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới: Phép cộng trong phạm vi 100.

Cách làm tính cộng ( không nhớ)

  a. Giới thiệu cộng số 35 + 24

Bước 1: HDHS thao tác trên que tính:

- HDHS lấy ra 35 que tính gồm 3 bó chục và 5 que rời.

+ Đặt 3 bó chục sang bên trái, 5 que rời ở bên phải ( như hình vẽ trên cùng của trang 154).

+ Viết lên bảng và nói: 3 bó viết ở cột chục, 5 que rời viết ở hàng đơn vị.

+ Đặt 2 bó chục sang bên trái, 4 que rời ở bên phải (như hình vẽ trên cùng của trang 154).

- Viết lên bảng và nói: 2 bó viết ở cột chục dưới số 3, 4 que rời viết ở hàng đơn vị dưới số 5.

- HDHS gộp lại 3 chục và 2 chục thành 5 chục viết số 5 ở cột chục, 5 que rời gộp với 4 que rời thành 9 que rời, viết số 9 ở cột đơn vị.

Bước 2: HD kĩ thuật làm tính cộng:

- Để làm tính cộng dạng 35 + 24 ta đặt tính: viết 35 rồi viết 24 sao cho chục thẳng cột chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị, sau đó viết dấu + ở giữa, kẻ vạch gang, rồi thực hiện phép cộng từ trái sang phải.

+

35

5 cộng 4 bằng 9, viết 9

 

 

 

 

 

 

24

3 cộng 2 bằng 5, viết 5

 

 


                          39

- Như vậy 35 + 24 = 59.

b. Giới thiệu cộng số 35 + 20:

 Tương tự như trên.

+

35

5 cộng 0 bằng 5, viết 5

 

 

 

 

 

 

20

3 cộng 2 bằng 5, viết 5

 

 

                          35

      - Như vậy 35 + 20 = 55.

* HS nhắc lại: 3 lần

c. Giới thiệu cộng số 35 + 2:

Tương tự như trên.

+

35

5 cộng 2 bằng 7, viết 7

 

 

 

 

 

 

2

3 cộng 0 bằng 3, viết 3

 

 

                          37

- Như vậy 35 + 2 = 37.

III. Hoạt động thực hành

Bài 1:

Tính:

+

52

+

82

+

43

+

63

+

9

 

 

 

 

 

36

14

10

14

10

            ….                    ….                      ….                     ….                   ….     

- HS làm bài - chữa bài.

Bài 2:  Đặt tính rồi tính:

 

36 + 12

 

60 + 38

 

  6 + 43

 

41 + 34

 

22 + 40

 

54 +   2

-         HS làm bài chữa bài.

Bài 3: Lớp 1 A trồng được 35 cây, lớp 2 A trồng được 50 cây. hỏi cả 2 lớp trồng được bao nhiêu cây?

- HS nêu yêu cầu của bài - tự tóm tắt rồi giải bài toán:

Tóm tắt     Bài giải

 Lớp 1A trồng được: 35 cây    Cả 2 lớp trồng được là:

 Lớp 2A trồng được: 50 cây   35 + 50 = 85 ( cây)

Cả 2 lớp trồng được:…cây   Đáp số: 85 cây.

Bài 4: Đo độ dài đoạn thảng rồi viết số đo:

-         HS mở sách ra để đo độ dài 3 đoạn thẳng, rồi điền kết quả đó.

IV. Hoạt động ứng dụng

Về nhà chia sẻ cùng người thân biết đặt tính cộng, trừ ( Không nhớ)c ác số trong phạm vi 100

 


TIẾNG VIỆT

Quan hệ âm chữ 

Sách thiết kế (trang 45), SGK (trang 17)

Tiết 2 - 3

 

Thứ tư ngày 23 tháng 03 năm 2017

  TOÁN

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu

- HS củng cố về làm tính cộng các số trong phạm vi 100 ( cộng không nhớ), tập đặt tính rồi tính.

- Tập tính nhẩm ( trong trường hợp phép cộng đơn giản) và nhận biết bước đầu về tính chất giao hoán của phép cộng.

- Củng cố về giải toán và đo độ dài đoạn thẳng.

- Giáo dục HS cẩn thận trong khi làm bài.

II. Hoạt động cơ bản:

1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn

2. Trải nghiệm: Tính nhẩm:  20 + 7 = ?

III. Hoạt động thực hành

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

 

47 + 32

 

40 + 20

 

12 + 4

 

51 + 35

 

80 +   9

 

  8 + 31

-         HS làm bài chữa bài.

Bài 2: Tính nhẩm:

 

30 + 6

60 + 9

52 +   6

82 +   3

 

 

40 + 5

70 + 2

  6 + 52

  3 + 82

 

-         HS làm bài chữa bài.

Bài 3: Lớp em có 21 bạn gái và 14 bạn nam. Hỏi lớp em có bao nhiêu bạn?

- HS tự tóm tắt bài toán và tự giải bài toán:

Tóm tắt     Bài giải

 Số bạn nữ:     21 bạn           Số bạn lớp em có tất cả là:

  Số bạn nam: 14 bạn           21 + 14  = 35 ( bạn)

  Có tất cả:…….. bạn                   Đáp số: 35 bạn.

Bài 4: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8cm:

-         HS dùng thước tự vẽ đoạn thẳng có độ dài = 8cm.

IV. Hoạt động ứng dụng

Về nhà chia sẻ cùng người thân thực hiện phép tính cộng, trừ không nhở trong phạm vi 100

 


TIẾNG VIỆT

Vần 

Sách thiết kế (trang 49), SGK (trang 19)

Tiết 5 - 6

 

 

Thứ năm ngày 24  tháng 03 năm 2017

TIẾNG VIỆT

Luật chính tả về phiên âm 

Sách thiết kế (trang 53), SGK (trang 21)

Tiết 7 – 8

 

TOÁN

LUYỆN TẬP  

I. Mục tiêu

- Làm tính cộng các số trong phạm vi 100.

- Tập tính nhẩm ( với phép cộng đơn giản)

- Giáo dục HS cẩn thận trong khi làm bài.

II. Hoạt động cơ bản:

1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn

2. Trải nghiệm: Tính nhẩm 15 + 5

III. Hoạt động thực hành

Bài 1:

T ính:

+

53

+

35

+

55

+

44

+

14

 

 

 

 

 

14

22

23

33

71

            ….                    ….                      ….                     ….                   ….     

- HS làm bài - chữa bài.

Bài 2: Tính

20cm + 10cm = …cm.   30cm + 40cm = …cm

14cm +   5cm = …cm   25cm + 15cm = …cm

32cm + 12cm = …cm   45cm + 15cm = …cm

- HS tự làm bài - chữa bài

* Lưu ý: điền đơn vị cm

- GV kiểm tra giúp đỡ.

Bài 3: Nối theo mẫu:

 

32 + 17

 

 

 

49

 

 

 

16 + 23

 

47 + 21

 

 

68

 

 

 

39

 

 

37 + 12

 

26 + 13

 

 

 

 

 

 

 

27 + 41

 

- HDHS thực hiện phép tính ra kết quả rồi nối cho đúng

ví dụ: 47 +21 = 68 thì nối số 68 với phép tính 47 + 21.


- HS tự nêu yêu cầu của bài - làm bài

Bài 4: Lúc đầu con sên bò được 15cm, sau đó bò tiếp được 14cm. hỏi con sên bò được bao nhiêu căng - ti - mét?

Tóm tắt     Bài giải

 Lúc đầu bò được: 15cm            Số cm con sên bò được là:

 Bò tiếp được:       14cm                     15 + 14  = 26 ( cm)

 Số cm con sên bò được là:…cm             Đáp số: 26cm.

- HS đọc yêu cầu nêu tóm tắt - làm bài.

IV. Hoạt động ứng dụng

Về nhà chia sẻ cùng người thân tiếp tục thực hiện các phép cộng trong phạm vi 100.

 

 

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

  NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CON VẬT

I. Mục tiêu

- Học sinh biết:

- Giúp HS kể và chỉ được một số loại cây và con vật

- Nhận ra một điểm giống và khác nhau giữa các cây, con vật

-  HS có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật có ích

+ Đồ dùng

- Các hình ảnh trong bài 29 SGK

- GV và HS sưu tầm thực vật tranh ảnh và động vật mang đến lớp

III. Hoạt động cơ bản

Hoạt động 1: Làm việc với mẫu vật và tranh ảnh.

- Mục tiêu:

- HS ôn lại các cây và con vật đã học

- nhận biết một số cây và con vật mới

- Cách tiến hành:

Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm

- Phân chia HS thành 5 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giáy khổ to và hướng dẫn các nhóm làm việc:

+ bày các mẫu vật các em mang đến trên bàn.

+ dán các tranh ảnh thực, động vật vào giấy khổ to và treo lên tường.

+ Chỉ và nói tên từng cây, từng con mà nhóm đã sưu tầm được. Mô tả chúng và nêu sự giống và khác nhau giữa các con vật.

Bước 2:

- Từng nhóm treo sản phẩm của nhóm mình trước lớp, đại diện trình bày kết quả của các nhóm

- Các nhóm  khác đặt câu hỏi để nhóm đang trình bày trả lời.

Bức 3: Nhận xét trao đổi của các nhóm, tuyên dương các nhóm làm việc tốt.


Kết luận:

Có nhiêu loại cây như cây rau, cây hoa, cây gỗ, các loại cây này khác nhau về hình dạng, kích thước nhưng chúng đều có thân, rễ, hoa.

Có nhiều động vật khác nhau vè hình dạng, kích thước, nơi sống nhưng chúng đều có đầu, mình, cơ quan di chuyển.

Hoạt động 2:

2. Kết nối: Trò chơi “ đố bạn cây gì?, con gì?”

Mục tiêu: HS nhớ lại những đặc điểm chính của các cây, các  con vật đã học.

HS thực hành kĩ năng đặt câu hỏi.

Cách tiến hành:

Bước 1: HD HS cách chơi:

+ HS được GV đeo cho một tấm bìa, một cây rau hoặc con cá ở sau lưng, em đó không biết đó là cây gì hoặc con gì nhưng cả lớp đều biết rõ.

+ HS đeo hình vẽ được đặt câu hỏi đúng ( sai) để đoán xem đó là gì, cả lớp chỉ trả lời đúng hoặc sai:

VD: Cây đó có thân gỗ phải không?

+ Đó là cây rau phải không?....

Bước 2: HS chơi thử

Bước 3: HS chơi theo nhóm để nhiều em được đặt câu hỏi.

IV. Hoạt động ứng dụng

Về nhà chia sẻ cùng người thân tìm bài 29 và trả lời các câu hỏi trong SGK.

 

                

Thứ sáu ngày 25 tháng 03 năm 2017

  TOÁN

PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100

(Trừ không nhớ)

I. Mục tiêu

- Biết đặt tính rồi tính trừ ( không nhớ trong phạm vi 100).

- Củng cố về giải toán.

- Giáo dục học sinh đọc, viết rõ ràng các số có 2 chữ số khác nhau

II. Hoạt động cơ bản:

1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn

2. Trải nghiệm: Tính nhẩm 15 + 5

3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới: Phép trừ trong phạm vi 100 ( trừ không nhớ).

a. Giới thiệu cách làm tính trừ ( không nhớ) dạng 57 - 23.

Bước 1: HDHS thao tác trên que tính:

- HDHS lấy ra 57 que tính gồm 5 bó chục và 7 que rời.

+ Đặt 5 bó chục sang bên trái, 7 que rời ở bên phải ( như hình vẽ trên cùng của trang 158).


+ Viết lên bảng và nói: 5 bó viết ở cột chục, 7 que rời viết ở hàng đơn vị.

- HS đọc: số 57: Năm mươi bảy.

+ Bớt 2 bó chục từ hàng trên đưa xuống hàng dưới, 3 que rời ở hàng trên đưa xuống hàng dưới, như vậy hàng trên chỉ còn 3 chục và 4 que rời.

- Viết lên bảng và nói: 2 bó viết ở cột chục dưới số 5, 3 que rời viết ở hàng đơn vị dưới số 7.

* HDHS nếu ta có 5 chục bớt đi 2 chục thì còn 3 chục, và 7 đơn vị bớt đi

3đơn vị còn lại 4 đơn vị, như vậy 57 bớt đi 23 thì còn lại 34. hay ta nói cách

khác 57 trừ đi 23 còn 34.

Bước 2: HD kĩ thuật làm tính trừ:

- Để làm tính cộng dạng 57 - 23 ta đặt tính: viết 57 rồi viết 23 sao cho chục thẳng cột chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị, sau đó viết dấu - ở giữa, kẻ vạch gang, rồi thực hiện phép trừ từ trái sang phải

-

57

7 trừ 3 bằng 4 viết 4

 

 

 

 

 

 

23

5 trừ 3 bằng 3 viết 3

 

                    34

- Như vậy 57 - 23 = 34

III. Hoạt động thực hành

Bài 1:   

  1. T ính:

-

85

-

49

-

98

-

35

-

59

 

 

 

 

 

64

25

72

15

53

            ….                    ….                    ….                     ….                      ….

HS làm bài - chữa bài.

b. Đặt tính rồi tính:

67 - 22

56 - 16

94 - 92

42 - 42

99 - 66

- HS làm bài - chữa bài.

Bài 2: Làm các phép tính trừ sau:

-

57

-

74

-

88

-

47

-

59

 

 

 

 

 

23

11

81

37

35

            ….                    ….                    ….                     ….                      ….

- HS làm bài - chữa bài.

Bài 3: Quyển sách của Lan gồm 64 trang. Lan đã đọc 24 trang. Hỏi Lan còn phải đọc bao nhiêu trang nữa thì hết quyển sách?

- HS tự nêu tóm tắt bài - giải bài toán như sau:

Tóm tắt     bài giải

 Có:                 64 trang    Số trang còn phải đọc tiếp là:

 Đã đọc:          24 trang   64 - 24 = 40 ( trang)

 Còn phải đọc:… trang   Đáp số: 40 trang.

IV. Hoạt động ứng dụng


Về nhà chia sẻ cùng người thân làm phép tính trừ không nhớ trong phạm vi 100

 

 

TIẾNG VIỆT

Tên thủ đô 

Sách thiết kế (trang 57), SGK (trang 23)

Tiết 9 – 10

 

 

SINH HOẠT LỚP

I. Mục tiêu

- Học sinh biết được ưu kuyết điểm của mình để phát huy và sửa chữa khuyết điểm.

- Giáo dục HS ý thức tự giác học tập và rèn luyện đạo đức ca các em.

II. Hoạt động cơ bản

1. Nhận xét tuần

+ Ưu điểm:

- Các em đã thực hiện tốt các nề nếp của trường, của lớp đã đề ra.

- Các em đi học đúng giờ, ra vào lớp có xếp hàng ngay ngắn có trật tự.

- Trong giờ học các em chú ý nghe giảng và tiếp thu bài tốt 

2. Phương hướng tuần tới:

- Phát huy ưu điểm như việc tích cực phát biểu trên lớp, khắc phục những

điểm nói chuyện riêng không chăm chú nghe giảng, nhất là các em đã được

nhắc tên trước lớp.

- Các tổ, nhóm thi đua học tập tốt, giữ gìn vệ sinh tốt

- Các em cần tích cực tham gia phát biểu hơn nữa.

- Giữ gìn vệ sinh môi trường, xanh, sạch, đẹp.

3. Hoạt động vui chơi giải trí:

a. Ca múa hát.

- HS tham gia hát cá nhân: ( Bài hát em yêu thích)

- HS múa hát bài: (  Đi tới trường  )

b. Hái hoa dân chủ: ( Bốc thăm trả lời câu hỏi)

- Trả lời đúng sẽ được thưởng ( Tràng pháo tay)

- Trả lời sai - bạn khác có quyền trả lời.

Câu hỏi:

1. Em hãy làm phép tính trừ 57 - 32? 

3. Em hãy nêu các nguyên âm trong tiếng việt?

4. Em hãy nêu tên thủ đô của nước ta?

5. Em hãy nêu cách viết các phiên âm tiếng nước ngoài.

 + Kết thúc: Giáo viên tuyên dương các em học sinh có câu trả lời đúng


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ :

- Cắt, dán hình vuông

- KT dụng cụ HS

- Nhận xét chung

3. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

b) Vào bài:


*HĐ1: HD quan sát và nhận xét

- GV treo hình mẫu lên bảng lớp

- Hướng dẫn HS quan sát:

+ Hình tam giác có mấy cạnh? (3 cạnh)

+ Độ dài các cạnh như thế nào?

Gợi ý: cạnh của HTG là cạnh của HCN có độ dài 8 ô, còn 2 cạnh kia được nối với 1 điểm của cạnh đối diện (hình 1)

- GV nêu kết luận

* HĐ2: Hướng dẫn mẫu

- GV hướng dẫn cách vẽ hình tam giác:

+ GV ghim tờ giấy có kẻ ô lên bảng

+ Hướng dẫn: Cần xác định 3 điểm, trong đó 2 điểm đầu của cạnh HCN có độ dài 8 ô, sau đó lấy điểm giữa của cạnh đối diện là đỉnh thứ 3, nối 3 đỉnh với nhau ta đựơc HTG

*HĐ3: Hướng dẫn kẻ, cắt, dán hình tam giác

 - Cắt rời HCN, sau đó cắt theo đường kẻ AB, AC ta được HTG ABC

- Dán HTG, hoàn thành sản phẩm

- HS thực hành kẻ, cắt hình tam giác trên tờ giấy vở có kẻ ô

 

 

 

 

 

II. Hoạt động cơ bản:

1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn

2. Trải nghiệm:

3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới:

 

ĐẠO ĐỨC

CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT

Tiết 1

I. Mục tiêu

- Học xong bài này, học sinh có khả năng:

- Biết khi nào cần chào hỏi, khi nào cần tạm biệt.

- Bước đầu biết được ý nghĩa của câu chào hỏi, câu tạm biệt

- Biết nói cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp

+ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài

Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người, biết chào hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay

+ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

- Phương pháp thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai


- Kĩ thuật động não.

+ Phương tiện dạy và học

- Điều 2: Công ước quốc tế về quyền trẻ em

- Đồ dùng để phục vụ cho trò chơi:

- Bài hát: Con chim vành khuyên

III. Hoạt động cơ bản

1, Khám phá

Khởi động: học sinh hát bài: Con chim vành khuyên

a, Giáo viên nêu câu hỏi:

- Bài hát nói về điều gì? Khi nào các em nói lời chào hỏi? Khi nào các em nói lời tạm biệt?

b, Học sinh nêu ý kiến

c, Giáo viên chốt lại và dẫn vào bài: Để thể hiện sự lễ phép, tôn trọng lẫn nhau, khi gặp gỡ với mọi người hoặc khi chia tay chúng ta cần nói lời chào hỏi hoặc tạm biệt. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về điều đó

2, Kết nối

Hoạt động 1: thào luận nhóm, làm bài tập

Mục tiêu: Học sinh biết được cần chào hỏi khi gặp gỡ, cần nói lời tạm biệt khi chia tay.

Cách tiến hành:

a, Giáo viên nêu yêu cầu học sinh quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận theo

cặp đôi và trả lời các câu hỏi: Các bạn trong tranh đang làm gì?

b, Học sinh thảo luận

c, Giáo viên yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày

d, Lớp trao đổi bổ sung

e, Giáo viên chốt lại:

+ Tranh 1: Hai bạn gái gặp bà cụ trên đường, hai bạn khoanh tay chào:” Chúng cháu chào bà ạ”

+ Tranh 2: Chia tay khi tan học về nhà, bạn nhỏ nói lời chào tạm biệt các bạn: Tạm biệt nhé!

Kết luận: Cần nói lời chào hỏi khi gặp gỡ. Cần nói lời tạm biệt khi chia tay. Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự lễ phép và tôn trọng lẫn nhau.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm làm bài tập 2

Mục tiêu: Học sinh biết đưa ra cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống “chào hỏi- tạm biệt”

Tiến hành:

a, Giáo viên chia nhóm, giao cho mỗi nhóm thảo luận về cách ứng xử một tình huống trong tranh bài tập 2 vở bài tập đạo đức 1

_ Giáo viên hỏi: Các bạn trong tranh cần nói gì?

b, các nhóm thảo luận

c, Đại diện các nhóm trình bày trước lớp

nguon VI OLET