TUẦN 13
Thứ hai ngày 11 tháng 11 năm 2019
1: CHÀO CỜ
***********************************************************
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
(Tiếng Việt 5, tập 1, trang 124)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Mục tiêu chính
- Đọc rành mạch, lưu loát văn bản.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.
- Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3b).
2. Các mục tiêu tích hợp
a) GDKNS
- Ứng phó với căng thẳng (linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ).
- Đảm bảo trách nhiệm với cộng đồng.
b) GDBVMT (Trực tiếp): Qua tìm hiểu bài, học sinh thấy được những hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. Từ đó học sinh được nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
c) GD QP VÀ AN: Nêu những tấm gương hoc sinh có tinh thần cảnh giác kịp thời báo công an bắt tội phạm
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Thảo luận nhóm nhỏ, tự bộc lộ.
- Viết đoạn “Đêm ấy, lòng em...đến gác rừng dũng cảm.” vào bảng phụ để giúp học sinh luyện đọc.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

 A- Kiểm tra bài cũ:

- Nhận xét, khen ngợi.
- Đọc thuộc bài thơ Hành trình của bầy ong, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

 B- Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài

- Hướng dẫn xem tranh và giới thiệu.
- Lắng nghe.

 * Giới thiệu:
Truyện người gác rừng tí hon kể về một bạn nhỏ - con trai một người gác rừng, đã khám phá được một vụ ăn trộm gỗ, giúp các chú công an bắt được bọn người xấu. Cậu bé lập được chiến công như thế nào, đọc truyện các em sẽ rõ.

 2- Luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc



- Giới thiệu 3 đoạn đọc:
+ Đoạn 1: Từ đầu ...đến ra bìa rừng chưa ?
+ Đoạn 2: Qua khe lá... đến thu lại gỗ.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- 1 học sinh đọc cả bài.
- Đọc nối tiếp 3 đoạn ( 2 lần).
+ Kết hợp luyện phát âm đúng khi đọc (nếu có) và luyện đọc thêm: loanh quanh, tuần rừng, loay hoay, rô bốt, pin,...
+ Dựa vào chú giải để giải nghĩa các từ: rô bốt, còng tay giải nghĩa thêm ngoan cố (khăng khăng giữ đến cùng, không chịu từ bỏ ý nghĩ, hành động sai trái của mình, mặc dù bị phản đối, chống đối mạnh mẽ).

- Đọc diễn cảm toàn bài sau khi học sinh đọc
- Lắng nghe.

 Chú ý giọng đọc theo gợi ý sau:
Đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng; chuyển giọng linh hoạt phù hợp với lời nhân vật (lời cậu bé tự thắc mắc: “Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào ?”; câu hỏi gian giảo của tên trộm về lã Sau Bơ; câu trả lời rắn rỏi của chú công an bên kia đầu máy; lời chú công an ngợi khen cậu bé.
b) Tìm hiểu bài
Yêu cầu học sinh đọc thầm để tìm ý trả lời lần lượt các câu hỏi theo gợi ý sau:

- Thoạt tiên phát hiện thấy những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, bạn nhỏ thắc mắc điều gì ?
- ...Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào.

- Lần theo dấu chân, bạn nhỏ đã nhìn thấy những gì, nghe thấy những gì ?
KNS
- Ứng phó với căng thẳng (linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ).
- ...Hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc; bọn trộm gỗ bàn nhau dùng xe để chở gỗ ăn trộm vào buổi tối.

- Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy:


+ Bạn là người thông minh:
+ Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng - Lần theo dấu chân để tự giải đáp thắc mắc - Khi phát hiện ra bọn trộm gỗ, lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an.

+
nguon VI OLET