TUẦN THỨ 4                    LỊCH BÁO GIẢNG

( Từ  ngày 10/9 đến 14/9/2018 )

 

THỨ

TIÊT THEO TKB

MÔN HỌC

TIẾT THEO

PPCT

TÊN BÀI HỌC

HAI

1

Tập đọc

07

Một người chính trực

2

Toán

16

So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên

3

Mĩ thuật

 

 

4

Khoa học

07

Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?

5

Đạo đức

04

Vượt khó trong học tập (tiết 2)

6

Lịch sử

04

Nước Âu Lạc

BA

1

Thể dục

 

 

2

Chính tả

04

Nhớ - viết : Truyện cổ nước mình

3

Luyện từ & câu

07

Từ ghép và từ láy

4

Toán

17

Luyện tập

5

Tiếng Anh

 

 

6

Chào cờ

 

Chào cờ - Sinh hoạt đầu tuần

1

Tin học

 

 

2

Tin học

 

 

3

Tập đọc

08

Tre Việt Nam

4

Toán

18

Yến, tạ, tấn

5

Tập làm văn

07

Cốt truyện

6

Kĩ thuật

04

Khâu thường (tiết 1)

NĂM

1

Toán

19

Bảng đơn vị đo khối lượng

2

Luyện từ & câu

08

Luyện tập về từ ghép và từ láy

3

Âm nhạc

 

 

4

Khoa học

08

Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật

5

Địa lí

04

Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn

6

Kể chuyện

04

Một nhà thơ chân chính

SÁU

1

Thể dục

 

 

2

Tập làm văn

20

Giây, thế kỉ

3

Toán

08

Luyện tập xây dựng cốt truyện

4

Kĩ năng sống

04

Kĩ năng lập TKB

Cùng em trải nghiệm

03

Em đã nói và làm được những gì?

5

Tiếng Anh

 

 

6

SHCT

 

 

 

1

 


 

1

 


Tuần 4                               Thứ hai, ngày  10   tháng  9  năm 2018

TẬP ĐỌC

Tiết 7:                                 MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – một vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

- HS đọc lưu loát toàn bài, đọc truyện với giọng kể thong thả, phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự ngay thẳng của Tô Hiến Thành.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ; bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định:

2. KTBC: Người ăn xin

- GV yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

- GV giới thiệu chủ điểm Măng mọc thẳng.

- GV yêu cầu HS xem tranh minh hoạ chủ điểm & cho biết tranh vẽ gì? Có ý nghĩa gì?

 Hoạt động 1: Luyện đọc:

- Gọi HS đọc toàn bài.

- GV hướng dẫn HS chia đoạn.

- GV hướng dẫn HS đọc câu dài:

Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá / do bận nhiều công việc / nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được

- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lượt 2 tìm và phân tích từ khó đọc.

 

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lượt 3 tìm và giải thích từ khó hiểu.

 

 

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

 

 

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

 

 

- Lắng nghe, nhắc lại tựa bài.

 

 

 

- 1HS đọc toàn bài.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến đó là vua Lý Cao Tông.

+ Đoạn 2: Tiếp theo tới thăm Tô Hiến Thành được.

+ Đoạn 3: Phần còn lại

- Lần 1: HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài.

 

- Lần 2: HS nối tiếp nhau đọc đoạn kết hợp tìm từ khó (di chiếu, tham tri chính sự, gián nghị đại phu)

- HS đọc nối tiếp lượt 3 tìm và giải thích từ khó hiểu (chính trực, di chiếu, thái tử, thái hậu, phò tá, tham tri chính sự, gián nghị đại phu, tiến cử).

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS đọc toàn bài.

1

 


Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:

- GV yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi: Đoạn này kể chuyện gì?

- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?

 

 

 

 

-   GV yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông?

- GV yêu  cầu HS đọc doạn 3 và trả lời các câu hỏi:

+ Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?

+ Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá?

+ Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?

+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành.

 

Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm

-     GV treo bảng phụ có ghi đoạn thơ cần đọc diễn cảm (“Một hôm … thần xin cử Trần Trung Tá”).

-     GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng).

-     GV đọc mẫu.

-     HS luyện đọc.

-     GV tổ chức cho HS thi đua đọc diễn cảm.

-     GV nhận xét, tuyên dương.

4. Củng cố, dặn dò:

- Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?

- GV chốt lại:

- Giáo dục tư tưởng.

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài: Tre Việt Nam.

- HS lắng nghe.

 

 

- Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua.

- HS đọc đoạn 1, thảo luận nhóm 4 và trả lời: Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu lập thái tử Long Cán lên làm vua.

- HS đọc đoạn 2, thảo luận nhóm đôi và trả lời: Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông.

- HS đọc đoạn 3, thảo luận nhóm 6 và trả lời:

+ Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.

 

+ HS trả lời

 

+ Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.

+ Vì những người chính trực luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được những điều tốt cho dân cho nước.

 

- Quan sát.

 

 

- Cả lớp theo dõi tìm cách đọc (như đã hướng dẫn).

- Lắng nghe.

- HS luyện đọc trong nhóm đôi.

- HS thi đua đọc diễn cảm.

- Nhân dân ca ngợi ông Tô Hiến Thành vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được nhiều điều tốt cho đất nước.

- HS nhắc lại nội dung bài học.

- Lắng nghe, thực hiện.

1

 


TOÁN

Tiết 16:          SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN

 

I. MỤC TIÊU: Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về:

- Cách so sánh hai số tự nhiên.

- Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.

- Biết cách so sánh hai số tự nhiên.

- Thực hành so sánh đúng, nhanh, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: bảng phụ, bảng con.

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định:

2. KTBC: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân

- Viết mỗi số dưới dạng tổng: 18 304; 395 692; 726 025.

-     GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

    GTB: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.

Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm về sự so sánh được của hai số tự nhiên

 a. Đặc điểm về sự so sánh được của hai số tự nhiên:

-     GV đưa từng cặp hai số tự nhiên: 100 – 120, 395 – 412, 95 – 95...

-     Yêu cầu HS nêu nhận xét số nào lớn hơn, số nào bé hơn, số nào bằng nhau (trong từng cặp số đó)?

-     GV nêu: Khi có hai số tự nhiên, luôn xác định được số này lớn hơn, bé hơn hoặc bằng số kia. Ta có thể nhận xét: bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên.

b. Nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên:

-     Trường hợp hai số đó có số chữ số khác nhau: (100 – 99, ...)

+ Số 100 có mấy chữ số?

+ Số 99 có mấy chữ số?

 

- HS làm bài:

18 304 = 10 000 + 8 000 + 300 +4

395 692=300 000 + 90 000 + 5 000 + 600 + 90+ 2

726 025 = 700 000 + 20 000 + 6 000 + 25 + 5

 

 

 

- Lắng nghe, nhắc lại tựa bài.

 

 

 

 

 

 

-         HS nêu.

-     Ví dụ : so sánh từng cặp hai số tự nhiên:

-     100 – 120, 395 – 412, 95 – 95...

-     nhận xét số nào lớn hơn, số nào bé hơn

số nào bằng nhau (trong từng cặp số đó)

-         Vài HS nhắc lại: bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên.

 

 

 

+ Có 3 chữ số.

+ Có 2 chữ số.

+ Trong hai số tự nhiên, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn.

1

 


 

+ Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số không bằng nhau?

-     Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau:

+ GV nêu ví dụ: 145 –245

+ Yêu cầu HS nêu số chữ số trong hai số đó?

+ Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số bằng nhau?

-     Trường hợp cho hai số tự nhiên bất kì:

+ GV yêu cầu HS cho hai số tự nhiên bất kì.

+ Muốn so sánh hai số tự nhiên bất kì, ta phải làm như thế nào?

 

- Trường hợp số tự nhiên đã được sắp xếp trong dãy số tự nhiên:

+ Số đứng trước so số đứng sau như thế nào?

+ Số đứng sau so với số đứng trước như thế nào?

+ Dựa vào vị trí của các số tự nhiên trong dãy số tự nhiên em có nhận xét gì?

+ GV vẽ tia số lên bảng, yêu cầu HS quan sát

+ Số ở điểm gốc là số mấy?

+ Số ở gần gốc 0 so với số ở xa gốc 0 hơn thì như thế nào? (ví dụ: 1 so với 5)

+ Nhìn vào tia số, ta thấy số nào là số tự nhiên bé nhất?

Hoạt động 3: Thực hành

Bài tập 1: So sánh các số > , < , =?

-     1234…..999

-     8754….87540

-     39680….39000+ 680

 

- GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng.

Bài tập 2: Viết các số theo thứ  tự từ bé đến lớn

a)     8316 ; 8136; 8361

b)    64381 ; 64318 ; 63841

- GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng.

Bài tập 3:  Viết các số theo thứ  tự từ lớn đến bé:1942 ; 1978 ; 1952 ; 1984

 

 

+ 3 chữ số.

+ HS nêu.

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Xác định số chữ số của mỗi số rồi so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.

 

 

+ Số đứng trước bé hơn số đứng sau.

+ Số đứng sau lớn hơn số đứng trước.

 

+ Số đứng trước bé hơn số đứng sau và ngược lại.

 

+ Số 0.

+ Số ở gần gốc 0 hơn là số bé hơn (1 < 5)

 

+ Số 0.

 

 

Bài tập 1:  Miệng

So sánh các số > , < , = ?

-     1234 >  999

-     8754 <  87540

-     39680 = 39000+ 680

 

Bài tập 2: bảng con

Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn :

a) 8136 ; 8316 ; 8361;

b) 63841 ; 64318 ; 64381 .

Bài tập 3: Làm vào vở bài tập

Các số theo thứ  tự từ lớn đến bé: 1984; 1978 ; 1952 ; 1942.

 

1

 


 

- GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng.

4. Củng cố, dặn dò:

- GV mời HS nhắc lại nội dung bài học.

- Giáo dục tư tưởng.

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài: Luyện tập.

 

 

- HS nhắc lại nội dung bài học.

- Lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 


 

1

 


 ĐẠO ĐỨC

Tiết 4:                    VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (tiết 2)

(GDKNS)

(Đã soạn ở tuần 3)

 

KHOA HỌC

Tiết 7:     TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN?

 

I. MỤC TIÊU:

- Giải thích được lí do Vì sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, thường xuyên thay đổi món ăn.

- Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít,  ăn hạn chế.

- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những điều đã học được vào cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ SGK; các tấm phiếu ghi tên hay tranh ảnh các loại thức ăn.

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định:

2. KTBC: Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ

-      Em hãy nêu vai trò của: vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ?

 

 

-     GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

    GTB: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn

Hoạt động 1: Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món

Bước 1: Thảo luận theo nhóm đôi

-      GV YC HS thảo luận câu hỏi: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?

 

 

 

 

 

 

2 HS trả lời

- Vi-ta-min cần cho hoạt động sống của cơ thể. Nếu thiếu vi-ta-min cơ thể sẽ bị bệnh.

- Một số chất khoáng như sắt, can-xi,… tham gia vào việc xây dựng cơ thể và tạo ra men thúc đẩyvà điều khiển hoạt động sống.

-      HS nhận xét.

 

 

- Lắng nghe, nhắc lại tựa bài.

 

 

 

 

-      HS làm việc theo nhóm đôi.

-      Đại diện nhóm trình bày kết quả: Mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định ở những tỉ lệ khác nhau. Không một loại thức ăn nào dù chứa nhiều chất dinh dưỡng đến đâu cũng không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể.

1

 


 

 

 

-      GV gợi ý nếu HS gặp khó khăn:

+ Nhắc lại tên một số thức ăn mà em thường ăn.

+ Nếu ngày nào cũng ăn một vài món ăn cố định các em sẽ thấy thế nào?

+ Có loại thức ăn nào chứa đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng không?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn thịt, cá mà không ăn rau, quả?

Bước 2: Làm việc cả lớp

Kết luận: Không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể.

Hoạt động 2: Làm việc với SGK tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối

Bước 1: Làm việc cá nhân

- Yêu cầu HS tìm hiểu tháp dinh dưỡng.

-      GV lưu ý HS: Đây là tháp dinh dưỡng dành cho người lớn .

Bước 2: Làm việc theo cặp

 

Bước 3: Làm việc cả lớp

-      GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc theo cặp dưới dạng đố nhau.(Người được đố đưa ra tên một loại thức ăn; người trả lời sẽ phải nói xem thức ăn đó cần được ăn như thế nào: ăn đủ, ăn hạn chế …hoặc ngược lại )

Kết luận: Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vi-ta-min, chất khoáng & chất xơ cần được ăn đầy đủ. Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải. Đối với các thức ăn chứa nhiều chất béo nên ăn có mức độ. Không nên ăn nhiều đường và nên hạn chế ăn muối.

Hoạt động 3: Trò chơi Em làm nội trợ

Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi

-      GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: GV đưa ra thực đơn các thức ăn.một số em sẽ thảo luận lựa chọn thức ăn 1 ngày.

-      Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn không những đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng đa dạng, phức tạp của cơ thể mà còn giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn và quá trình tiêu hoá diễn ra tốt hơn.

+ … tơm, cua, c, thịt, rau, khoai tây, dưa hấu, bí đỏ, đu đủ…

+ Nếu ngày nào cũng ăn một vài món ăn cố định các em sẽ thấy ngán.

+ Không có loại thức nào chứa đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng.

+ Thừa chất đạm, thiếu vi-ta-min, chất khóang và chất xơ.

 

- Lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

-      2 HS thay nhau đặt câu hỏi & trả lời: Hãy nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít, ăn hạn chế.

+ Nhóm thức ăn nào cần ăn đủ?

…. Nhóm chứa nhiều bột đường và chất xơ.

+ Nhóm thức ăn nào ăn vừa phải?

… Nhóm chứa nhiều chất đạm.

+ Nhóm thức ăn nào ăn ít, ăn hạn chế?

… Đường và muối.

 

 

 

-   Lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 


Bước 2: HS chơi.

Bước 3:

-      Dựa trên những hiểu biết về bữa ăn cân đối, cả lớp cùng GV nhận xét xem sự lựa chọn của bạn nào là phù hợp, có lợi cho sức khoẻ.

    GV kết luận: GV dặn HS nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng và nói với cha mẹ về tháp dinh dưỡng. Như thế sẽ rất có lợi cho sức khoẻ.

4. Củng cố, dặn dò:

- GV mời HS nhắc lại nội dung bài học.

- Giáo dục tư tưởng.

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?

 

-      HS chơi như đã hướng dẫn.

 

 

-      Từng HS tham gia chơi sẽ giới thiệu trước lớp những thức ăn, đồ uống mà mình đã chọn cho từng bữa.

- D kiến trả lời: sáng ăn phở; trưa ăn cơm với cá, trứng, canh rau; ăn xế chuối…

 

- Lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

- HS nhắc lại nội dung bài học.

- Lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

nguon VI OLET