TUẦN 4 

Ngày soạn: 27/9/2019

Ngày giảng: Thứ 2/30/9/2019

TẬP ĐỌC

                              TIẾT 10 + 11: BÍM TÓC ĐUÔI SAM (2T)

I. MỤC TIÊU:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ: loạng choạng, ngã phịch, đầm đìa, ngượng nghịu...

- Biết nghỉ hơi sau các dấu phẩy, chấm, hai chấm, chấm cảm, chấm hỏi.

- Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong bài: bím tóc đuôi sam, tết, loạng choạng, ngượng nghịu,  phê bình

- Hiểu nội dung câu chuyện: không nên nghịch ác với bạn. Rút ra được bài học: cần đối xử tốt với các bạn gái.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng tốt luôn giúp đỡ bạn bè.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN GD :

- Kiểm soát cảm xúc.

- Thể hiện sự cảm thông.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ.

- Tư duy phê phán.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ. BGĐT

- Học sinh : Sách Tiếng Việt.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DY HỌC :

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Tiết 1

1. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) 

- Gọi HS đọc thuộc lòng bài: Gọi bạn” và TL câu hỏi trong SGK.

- GV nhận xét- tuyên dương.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: ( 1’)

- GV giới thiệu, ghi tên bài lên bảng.

2.2. Luyện đọc: ( 30’)

a) GV đọc mẫu

- Giọng đọc chậm rãi, thể hiện giọng Hà ngây thơ, hồn nhiên, giọng chân thành, giọng các bạn gái hồ hởi, giọng thầy giáo hồ hởi, thân mật.

b) Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:

* Đọc từng câu

- Đọc nối tiếp.

- GV lắng nghe, sửa cách phát âm cho HS.

 

 

 

 

 

 

 

- Quan sát tranh UDCNTT

 

- HS theo dõi, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nối tiếp đọc từng câu trong bài.

+ loạng choạng, ngã phịch, đầm đìa, ngượng nghịu.

1

 


- Yêu cầu HS luyện đọc từ

* Đọc từng đoạn :

- Hướng dẫn HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giải ngĩa từ

 

 

- Đọc nối tiếp đoạn lần 2

- Hướng dẫn cách ngắt nghỉ, nhấn giọng.

- GV treo bảng phụ viết một số câu cần hướng dẫn HS ngắt nghỉ đúng chỗ:

- Khi Hà đến trường,/ mấy bạn gái cùng lớp reo lên:// “Ái chà chà!// Bím tóc đẹp quá!//”

- Vì vậy,/ mỗi lần cậu kéo bím tóc,/ cô bé lại loạng choạng / và cuối cùng / ngã phịch xuống đất.//

- Rồi vừa khóc / em vừa chạy đi mách thầy.//

- Đừng khóc, / tóc em đẹp lắm!//

- GV nhận xét

* Đọc từng đoạn theo nhóm:

- Thi đọc giữa các nhóm

 

- GV nhận xét 

* Đọc đồng thanh.

TIẾT 2

2.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:(15’)

- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và 2.

? Các bạn gái khen Hà thế nào?

? Vì sao Hà khóc?

 

 

? Em nghĩ thế nào về trò đùa của Tuấn?

 

- HS đọc thầm đoạn 3 và TLCH:

? Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào?

? Vì sao lời khen của thầy làm Hà nín khóc và cười ngay?

 

 

- HS đọc to đoạn  4, trả lời câu hỏi:

? Nghe lời thầy Tuấn đã làm gì?

- GV nhận xét

? Nội dung chính của bài

 

- HS đọc các từ trên bảng.

 

- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS đọc phần chú giải trong bài: tết, bím tóc đuôi sam,loạng choạng, ngượng nghịu, phê bình.

 

 

 

 

- HS đọc đúng câu ( 3-4 HS )

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

- Mỗi nhóm cử một đại diện tham gia thi đọc đoạn 3.

- Cả lớp nhận xét

- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài một lần.

 

 

- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.

- Các bạn gái khen Hà có bím tóc đẹp.

- Tuấn kéo mạnh bím tóc của Hà làm cho Hà bị ngã. Sau đó Tuấn vẫn còn đùa dai, nắm bím tóc của Hà mà kéo.

- Đó là trò đùa nghịch ác, không tốt với bạn, bắt nạt bạn gái.

 

- Thầy khen hai bím tóc của Hà rất đẹp.

 

- Vì nghe thầy khen, Hà thấy vui mừng và tự hào về mái tóc đẹp, trở nên tự tin, không buồn vì sự trêu chọc của Tuấn nữa.

 

- Tuấn đến trước mặt Hà để xin lỗi.

 

- Không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái.

1

 


2.4. Luyện đọc lại (20’)

- GV chia lớp thành 2 nhóm, y/c HS phân vai, chuẩn bị trong nhóm.

- HS thi đọc phân vai toàn bộ câu chuyện.

 

 

- Cả lớp và GV nhận xét, bình xét

 

 3. Củng cố, dặn dò:(3’)

? Qua câu chuyện, em thấy bạn Tuấn có điểm nào đáng chê và điểm nào đáng khen?

 

- GV kết luận, nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về nhà luyện đọc lại toàn bài và chuẩn bị bài sau.

 

 

 

- Mỗi nhóm cử 7 em phân vai: người dẫn chuyện, 3 bạn gái nói câu “Ái chà chà! Bím tóc đẹp quá!”, Tuấn, thầy giáo, Hà.

- Cả lớp nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất

 

- Đáng chê vì đùa nghịch quá trớn, làm bạn gái phải khóc. Đáng khen vì khi bị thầy giáo phê bình đã nhận ra lỗi lầm của mình và chân thành xin lỗi bạn.

 

TOÁN

29 + 5

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Giúp học sinh

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5

- Biết số hạng, tổng.

- Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông.

- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng đúng, chính xác, tính nhanh. Nhận biết đúng số hạng, tổng. Nối đúng các điểm để tạo thành hình vuông. Giải bài toán có lời văn.

3. Thái độ:

- Có ý thức rèn luyện tính cẩn thận, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP :

- Giáo viên: que tính. BGĐT

- Học sinh: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài ôn tập

- GV nhận xét- tuyên dương

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài(1’)

2.2. Giới thiệu phép tính 29 + 5 (12’)

- Giáo viên nêu: Có 29 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kết quả trên que tính.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính: 29 + 5 = ?

 

 

 

 

 

- Học sinh nêu lại bài toán.

 

 

- Học sinh thao tác trên que tính để tìm kết quả bằng 34.

- Học sinh nêu cách thực hiện phép tính.

1

 


+ Đặt tính.

+ Tính từ phải sang trái.

            29

        +   5

            34

    * 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1.

    * 2 thêm 1 bằng 3, viết 3

    * Vậy 29 + 5 bằng mấy ?

- Giáo viên ghi lên bảng: 29 + 5 = 34.

2.3. Thực hành (20’)

Bài 1: Tính

- GV gọi HS nêu y/c của bài.

- Yêu cầu HS làm vào vở, 2 em lên bảng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét

Củng cố cách tính phép cộng có nhớ theo cột dọc.

Bài 2 :

- Gọi HS đọc y/c của bài.

- Bài yêu cầu làm gi?

- Hướng dẫn HS làm.

- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở

- Gọi HS nhận xét, GV viên nhận xét.

 

 

Củng cố tên gọi các thành phần của phép cộng, cách đặt tính và tính phép cộng có nhớ.

Bài 3.

- Gọi 1 HS đọc đề bài

- GV treo 2 bảng phụ ghi nội dung bài 4  lên bảng.

- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 1 em tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”.

- GV phổ biến cách chơi, luật chơi.

- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

- Yêu cầu HS hoàn thành bài vào vở.

 

+ Bước 1: Đặt tính.

+ Bước 2: Tính từ phải sang trái.

- Học sinh nhắc lại.

- 29 + 5 = 29 + 1 + 4 = 34

 

 

 

- Hai mươi chín cộng năm bằng ba mươi tư.

 

 

- HS nêu y/c của bài.

 

   59       79       69         19         29

+           +         +         +            +

     5         2         3           8           4

   64       81       72         27         33

 

   79       89          9         29         39

+           +         +         +            +

     1         6        63           9           7

   80       95        72         38         46

 

 

 

 

- HS đọc

- Đặt tính rồi tính tổng biết:

 

- 3 HS làm bài

 

59 và 6      19 và 7        59 và 8  

  29              19                  59

+  6             + 7               +  8

   35             26                  67

 

 

 

 

Hướng dẫn HS nối thành hình vuông.

- Nối các điểm để có hình vuông

 

 

- HS chơi, lớp cổ vũ cho đội của mình

 

1

 


 

 

 

 

Củng cố về nhận dạng hình vuông.

 

3.  Củng cố - Dặn dò. (2’)

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh về nhà học bài và làm bài.

.                 .   B

 

 

 

.                .    C

M .             .   N

 

 

Q .              .     P

 

ĐẠO ĐỨC

BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (TIẾT 2)

 

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết nhận lỗi và sửa lỗi, biết nhắc bạn nhận lỗi và sửa lỗi.

- Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho HS có kĩ năng nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.

3. Thái độ: Giáo dục thái độ tự giác khi nhận lỗi và sửa lỗi

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm đối với việc làm của bản thân.

* TTHCM: Biết nhận lỗi và sửa lổi là thể hiện tính trung thực và dũng cảm. Đó chính là thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy.

III. ĐỒ DÙNG.

- Giáo viên: Phiếu bài tập

- Học sinh: Vở bài tập.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của gv

Hoạt động của hs

I.Ổn định :

II.Bài cũ: Biết nhận lỗi và sửa lỗi.

-HS đọc ghi nhớ

-HS kể lại chuyện “Cái bình hoa”

-Qua câu chuyện em rút ra bài học gì?

- Gv nhận xét, tuyên dương.

III.Bài mới:

*Giới thiệu bài : GV giới thiệu – ghi bảng

* Hoạt động1 : Thảo luận nhóm.BT4

Các bạn trong mỗi tình huống sau có lỗi không? Em sẽ làm gì nếu gặp phải các tình huống đó?

-Tình huống 1:Vân viết chính tả bị điểm xấu vì em nghe không rõ,lại ngồi bàn cuối lớp.Vân muốn viết đúng nhưng không viết làm thế nào?

 

 

 

 

- Làm lỗi biết nhận lỗi là trò ngoan

 

 

 

 

 

- Các nhóm HS thảo luận.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- Vân cần nói rõ  khó khăn của mình với cô chủ nhiệm để cô có biện pháp giúp đỡ

 

1

 


-Tình huống 2:Dương bị đau bụng nên không ăn suất cơm.Tổ em bị chê.Các bạn trách Dương dù Dương đã nói lý do.

* Kết luận:

- Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm.

- Nên lắng nghe để hiểu người khác, tránh trách lầm lỗi cho bạn.

* Hoạt động 2 : Bày tỏ thái độ: BT5

Gv lần lượt đọc từng ý kiến:

Tình huống  1: xin lỗi bạn.

Tình huống 2: Xin lỗi bạn và sửa lại đồ chơi cho bạn.

GV kết luận.

* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế    .

- Yêu cầu một số em lên kể những câu chuyện về việc mắc lỗi và sửa lỗi của bản thân hoặc những người thân trong gia đình em .

- Yêu cầu tự nhận xét sau mỗi hành vi đưa ra .

- Khen những em biết nhận lỗi và sửa lỗi

III. Củng cố dặn dò :

-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học

-Giáo dục HS ghi nhớ thực theo bài học.

- Các bạn không nên trách Dương. Nên nói với phụ trách để tổ khỏi bị trừ điểm.

 

 

- Hs ghi nhớ

 

 

 

 

- Hs đọc và phân tích tình huồng, lựa chọn các xử lí hợp lí nhất.

 

 

 

 

-Lần lượt một số em lên kể trước lớp .

 

 

 

-Lớp lắng nghe nhận xem bạn đưa ra cách sửa lỗi như thế đã đúng chưa .

 

Ngày soạn: 28/9/2019 

Ngày giảng: Thứ 3/01/10/2019            

TOÁN

TIẾT 13:  49 + 25

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Giúp học sinh

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 25.

- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.

- BT cần làm: Bài 1(cột 1, 2, 3), bài 3.

2. Kĩ năng :

- Rèn cách thực hiện phép cộng dạng 49 + 25 tính nhanh, đúng, chính xác.

- Trình bày và giải bài toán bằng một phép tính cộng.

3. Thái độ : Giáo dục HS cẩn thận khi làm bài, yêu thích sự chính xác của toán học.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:

- Giáo viên: Bảng phụ,  que tính. BGĐT

- Học sinh: Vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi một số học sinh lên đọc bảng cộng

 

- HS lên bảng đọc

1

 


dạng 9 cộng với một số.

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới: (15’)

2.1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

2.2. Giới thiệu phép cộng: 49 + 25

- Giáo viên nêu bài toán: Có 49 que tính thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?

- Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?

- Hướng dẫn học sinh tìm kết quả trên que tính.

- Yêu cầu lấy 4 bó que tính và 9  que tính

- GV : Có 49 que tính gồm 4 chục và 9 que tính rời ( gài lên bảng gài ) .

- Yêu cầu lấy thêm 25 que tính .

- Thêm 25 que tính  gồm 2 chục và 5 que rời ( gài lên bảng gài )

-Nêu : 9 que tính rời với 1 que tính rời là 10 que tính , bó lại thành một chục . 4 chục ban đầu với 2 chục là 6 chục 6 chục thêm 1 chục là 7 chục  .7 chục với 4 que tính rời là 74 que tính  .

-Vậy  49 + 25 = 74

* Đặt tính và tính :

- Gọi một em lên bảng đặt tính và tính .

- Yêu cầu nêu lại cách làm của mình .

 

 

 

 

 

 

 

2.3. Thực hành.(15’)

Bài 1: Tính .

- Gọi HS đọc yêu cầu

- HS nhận xét kết quả và cách đặt tính

 

 

 

 

 

 

 

- Củng cố về cách đặt tính và cộng có nhớ.

 

 

 

 

 

- Học sinh nhắc lại bài toán.

 

 

- Ta lấy 49 que tính cộng với 25 que tính

 

 

- Lấy 49 que tính để trước mặt .

 

 

- Lấy thêm 25 que tính

 

 

- Làm theo các thao tác như  giáo viên  sau đó đọc kết quả 49 cộng  25  bằng  74

 

 

 

 

   4 9

+2 5    

   7 4           

* Viết 49 rồi viết 25 xuống dưới sao  cho 5 thẳng cột với 9,  2 thẳng cột với 4 viết dấu + và vạch kẻ ngang .Cộng từ phải sang trái 9 cộng 5 bằng 14  viết 4 nhớ 1 , 4 cộng 2 bằng 6  thêm 1 bằng 7

* Vậy : 49 + 25 = 74

 

 

- HS đọc yêu cầu của bài

- 2 em làm bảng - dưới làm vở

  39      69         19         29           39

+         +           +          +             +

  22      24         53         56           19

  61      93         72         85           58

 

                  

 

 

1

 


Bài 2: Số

- Gọi HS đọc yêu cầu

? Muốn tìm tổng ta làm như nào ?

- Yêu cầu cả lớp tự làm bài

 

 

 

- Củng cố tên gọi mỗi thành phần của phép cộng

Bài 3 :

- Gọi 1 HS đọc đề bài

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

- Củng cố giải toán tìm tổng hai số

3. Củng cố - Dặn dò. (2’)

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh về  nhà học bài và làm bài.

 

 

 

- 1HS đọc yêu cầu của bài

- Ta cộng các số hạng lại với nhau

- 1 HS lên bảng làm

- HS làm bài vở 

Số hạng

29

9

49

59

Số hạng

18

34

27

29

Tổng

47

43

76

88

 

 

 

 

- HS lớp 2b là 29, 2b là 25

- Tổng số HS cả hai lớp.

- 1em nêu tóm tắt, trình bày bài giải

                Tóm tắt

        Lớp 2A     : 29 hs

        Lớp 2B     : 25 hs

        Cả hai lớp : ... học sinh ?

                             Bài giải

                Số học sinh cả hai lớp là :

                       29 + 25= 54 (hs)

                                   Đáp số : 54 hs

 

 

KỂ CHUYỆN

Tiết 4: BÍM TÓC ĐUÔI SAM

I. MỤC TIÊU :

1. Rèn kĩ năng nói:

- Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa kể lại được đoạn 1 và đoạn 2 trong câu chuyện: “ bím tóc đuôi sam. ”

- Bước đầu kể lại được đoạn 3 bằng lời của mình.

- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

- Biết tham gia cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo vai

2. Rèn kĩ năng nghe:

- Lắng nghe bạn kể và nhận xét được lời kể của bạn và kể tiếp lời kể cảa bạn .

3. Thái độ : Giáo dục học sinh phải biết đối xử tốt với bạn.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP :

- Giáo viên: Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa. BGĐT

- Học sinh: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

 

1

 


- Gọi học sinh lên kể lại câu chuyện “Bạn của nai nhỏ. ”

- Giáo viên nhận xét.  

2. Bài mới:

2.1.  Giới thiệu bài, ghi đầu bài.(1’)

2.2. Giáo viên hướng dẫn học sinh kể.(30’) UDCNTT

* Kể đoạn 1,2 trong truyện.

- Cho học sinh quan sát kỹ 2 bức tranh minh họa trong sách giáo khoa.

+ Kể theo nhóm.

+ Đại diện các nhóm kể trước lớp.

- Kể lại cuộc gặp gỡ giữa Hà và thầy giáo.

Giáo viên nhận xét chung.

* Kể toàn bộ câu chuyện theo vai.

+ Giáo viên cho các nhóm kể toàn bộ câu chuyện.

+ Sau mỗi lần học sinh kể cả lớp cùng nhận xét.

- Phân vai dựng lại câu chuyện.

 

 

 

 

3. Củng cố - Dặn dò. (2’)

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh về kể cho cả nhà cùng nghe.

 

- 2 HS lên bảng kể

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe yêu cầu

- Học sinh quan sát tranh.

 

- Nối nhau kể trong nhóm.

- Cử đại diện kể trước lớp.

- Một học sinh kể lại.

- Các nhóm thi kể chuyện.

- Nhận xét.

 

- Các nhóm cử đại diện lên kể.

 

- Cả lớp cùng nhận xét.

 

- Các nhóm lên đóng vai.

- Cả lớp cùng nhận xét chọn nhóm đóng vai đạt nhất.

- Học sinh lên đóng vai.

- Cả lớp nhận xét.

 

CHÍNH TẢ ( TẬP CHÉP )

BÍM TÓC ĐUÔI SAM

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức

- Chép chính xác bài CT, biết trình bài đúng lời nhân vật trong bài.

- Làm được BT2; BT3a.

2. Kĩ năng : Rèn viết đúng, trình bày sạch- đẹp thể loại văn xuôi.

3. Thái độ : Giáo dục HS phải đối xử tốt với bạn nhất là bạn gái.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP :

- Giáo viên: Bảng phụ. BGĐT

- Học sinh: Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng viết các từ: Héo khô, bê vàng, dê trắng.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

 

- 2 HS lên bảng viết bài

- Cả lớp viết bảng con

 

1

 


2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài.(1’)  

2.2. Hướng dẫn tập chép.(10’)

- Giáo viên đọc mẫu đoạn chép.

 

* Hướng dẫn tìm hiểu nội dung đoạn viết.

- Đoạn chép có những  nhân vật nào  ?

-Thầy giáovà Hà đang nói với nhau về chuyện gì ?

- Tại sao Hà không khóc nữa ?

* Hướng dẫn cách trình bày  :

- Hướng dẫn đọc các câu có dấu hai chấm , dấu chấm hỏi và các câu có dấu chấm cảm .

- Đoạn văn còn có những dấu nào ?

- Dấu gạch ngang được đặt ở đâu  ?

 

* Hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con

- Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con

- Giáo viên nhận xét đánh giá .

* Hướng dẫn học sinh viết vào vở.(15’)

- Yêu cầu học sinh chép bài vào vở.

- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn.

* Đọc cho học sinh soát lỗi.

2.3. Thu bài nhận xét

Thu vở học sinh chấm nhận xét từ 8 – 10 bài

3.Hướng dẫn làm bài tập.(6’)

Bài tập 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Giáo viên cho học sinh làm bài tập 2a.

 

 

 

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét

Bài tập 3:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu

- Cho HS sinh thi làm theo nhóm

 

 

 

 

 

- GV nhận xét

 

 

 

- Học sinh lắng nghe.

- 2 Học sinh đọc lại.

 

 

- Có Hà , và Thầy giáo .

- Nói về bím tóc của Hà

 

- Vì thầy khen bím tóc của Hà rất đẹp .

 

- Lần lượt đọc các câu theo yêu cầu .

 

 

- Dấu phẩy , dấu chấm , dấu gạch ngang

- Đầu dòng ( đầu câu ) .

 

 

- Học sinh luyện bảng con: xinh, ngước, đầm địa, nín, ngượng nghịu, …

- Học sinh theo dõi.

 

- Học sinh chép bài vào vở.

 

 

- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì .

 

- Nộp bài lên để giáo viên chấm

 

 

 

- Học sinh đọc đề bài.

- Học sinh làm bài vào vở.

- 1 Học sinh lên bảng làm.

- Lời giải: Yên ổn, cô tiên, chim yến, thiếu niên.

- Cả lớp nhận xét.

 

 

- HS đọc

- Học sinh các nhóm lên thi làm nhanh.

- Cả lớp nhận xét nhóm làm nhanh, đúng nhất.

- Đáp án đúng:

+ da dẻ, cụ già, ra vào, cặp da.

1

 


4. Củng cố - Dặn dò.(2’)

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh về làm bài tập 2b.

+ vâng lời, bạn thân, nhà tầng, bàn chân.

 

Ngày soạn: 309/2019  

Ngày giảng: Thứ 4/02/10/2019

MĨ THUẬT

VẼ TRANH. ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY

 

I. MỤC TIÊU

- HS nhận biết hình dáng , màu sắc, vẻ đẹp của một số loài cây

- Biết vẽ hai hoặc ba cây đơn giản

- Vẽ được tranh vườn cây đơn giản( hai hoặc ba cây) và vẽ màu theo ý thích.

II. ĐỒ DÙNG

GV: - Tranh hoặc ảnh một vài loại lá cây- bài vẽ của học sinh năm trước.

        - Một vài loại cây có hình dáng và màu sắc khác nhau.

HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 2, bút chì, tẩy, màu sáp.

III. HOẠT ĐỘNG D - H                                                 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Kiểm tra bài cũ: 3’

- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, vở tập vẽ 2

2. Bài mới 30

2.1.Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài

*Giới thiệu tranh ảnh và đặt câu hỏi gợi ý :

+ Trong tranh, ảnh này có những cây gì?

+ Em hãy kể những loại cây mà em biết, tên cây, hình dáng, đặc điểm.

+ Em sẽ chọn những cây gì để vẽ tranh.

* Giáo viên tóm tắt.

+ Vườn cây có nhiều loại cây hoặc có một loại cây (dừa hoặc na, mít, xoài...).+ loại cây có hoa, quả.

2.2.Hoạt động 2:   Cách vẽ tranh vườn cây đơn giản:

*Minh họa lên bảng theo từng bước sau 

+ Phải nhớ được h/dáng, đ2, màusắc của các l/cây.

+ Vẽ hình dáng các loại cây đơn giản khác nhau.

+ Vẽ thêm một số chi tiết cho vườn cây s/động như: người, con vật, ….

+ Vẽ màu theo ý thích (không vẽ màu các cây giống nhau, có đậm có nhạt.

- Gv cho hs xem bài vẽ của hs .

2.3.Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:

*Nhắc nhở hs : + sắp xếp các hình vẽ phù hợp với phần giấ

 

 

 

 

+ Hs quan sát tranh và trả lời:

* HS làm việc theo nhóm . các nhóm hỏi lẫn nhau theo sự hướng dẫn của gv.

hs nêu

 

 

 

 

 

+ HS theo dõi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS  vẽ tranh đề tài vườn cây đơn giản.

 

1

 

nguon VI OLET