TUẦN 4
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM (7)
THỰC HIỆN TRONG 15 PHÚT ĐẦU GIỜ TẠI LỚP

TIẾNG VIỆT(Tiết 31 + 32)
CHỦ ĐỀ: CHỦ ĐỀ: EM LỚN LÊN TỪNG NGÀY
BÀI 7: CÂY XẤU HỔ (TIẾT 1 + 2)
ĐỌC: CÂY XẤU HỔ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:Giúp HS:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng dễ đọc sai, lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương nổi lên, co rúm, xung quanh, xôn xao, xuýt xoa, biết cách đọc đúng lời người kể chuyện trong bài Cây xấu hổ với ngữ điệu phù hợp.
- Nhận biết về đặc điểm của loài cây xấu hổ qua bài đọc và tranh minh hoạ, nhận biết được các nhân vật, sự việc và những chi tiết trong diễn biến câu chuyện (thấy tiếng động, cây xấu hổ co rúm mình, nhắm mắt lại nhưng đã phải hối tiếc vì không thể nhìn thấy một con chim xanh rất đẹp),...
2. Phẩm chất, năng lực
*Năng lực:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, sự việc và diễn biến trong chuyện.
* Phẩm chất:
- Có tinh thần hợp tác làm việc nhóm, có sự tự tin vào chính mình.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...
- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1

* Ôn bài cũ
- GV cho lớp hoạt động tập thể.
- GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước.

- GV cho HS đọc lại một đoạn trong bài Một giờ học và nêu lí do khiến bạn Quang tự tin hơn.
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt
* Khởi động
- GV hướng dẫn và tổ chức chocác em quan sát tranh minh hoạ cây xấu hổ với những mắt lá khép lại và làm việc theo cặp (hoặc nhóm) với câu hỏi và yêu cầu định hướng như sau:
+ Em biết gì về loài cây trong tranh?
+ Dựa vào tên bài đọc và tranh minh hoạ, thử đoán xem loài cây có gì đặc biệt.
* Giới thiệu bài
- GV cho HS xem tranh/ ảnh minh hoạ cây xấu hổ và giới thiệu về bài đọc: Câu chuyện về một tình huống mà trong đó cây xấu hổ vì quá nhút nhát đã khép những mắt lá lại,không nhìn thấy một con chim xanh tuyệt đẹp để rồi tiếc nuối.
- GV ghi đề bài: Em có xinh không?

- HS hát và vận động theo bài hát.
- HS nhắc lại tên bài học trước: Một giờ học.
- 1-2 HS đọc đoạn cuối của bài Một giờ học và nêu lí do khiến bạn Quang tự tin hơn.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe

- HS quan sát tranh minh hoạ.
- Cặp đôi/ nhóm: Cùng nhau chỉ vào tranh trong SGK, nói về đặc điểm của cây xấu hổ.
+ Đây là cây xấu hổ.
+ ….


- HS lắng nghe.


- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.

*HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC BÀI “EM CÓ XINH KHÔNG?”
- GVHDHS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nêu nội dung tranh.
- GV đọc mẫu: rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dùng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn
- GV HD HS chia đoạn.
+ Bài này được chia làm mấy đoạn?
- GV cùng HS thống nhất. HS đánh dấu vào sách

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp. để HS biết cách luyện đọc theo cặp.
- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?
- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.
- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.


- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn lượt 2.
+ Con hiểu thế nào là lạt xạt?
+ Nhiều âm thanh, tiếng nói nhỏ phát ra cùng lúc gọi là gì?
+ Thế nào là xuýt xoa?

+ Con biết gì về cây thanh mai?

- Luyện đọc câu dài: Thì ra, / vừa có một con chim xanh biếc, / toàn thân lóng lánh như tự toả sáng / không biết từ đâu bay tới.//
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm luyện đọc.

- GV cho luyện đọc nối tiếp theo cặp.

- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
nguon VI OLET