Ngày soạn : 8/10
Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2021
HOẠT ĐỘNG TRÀI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Múa hát tập thể theo chủ đề “ Em và mái trường mến yêu”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Em chỉ ra được những việc làm thể hiện tình bạn và biết nói những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn
- Em thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận khi làm quà tặng bạn.
2. Năng lực:
*Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
*Năng lực riêng:
- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp
- Nhận diện hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sử với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
– SGK Hoạt động trải nghiệm 2;SGV Hoạt động trải nghiệm 2
2. Đối với học sinh
- SGK Hoạt động trải nghiệm 2, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TUẨN 4 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Múa hát tập thể theo chủ đề “ Em và mái trường mến yêu”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- HS điều khiển lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của các lớp tham văn nghệ về chủ đề: “Em và mái trường mến yêu”.
–GV yêu cầu HS có thái độ nghiêm túc, tập trung và luôn động viên các bạn khi có tiết mục biểu diễn bằng cách vỗ tay tán thưởng trong giờ chào cờ.
-GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động văn nghệ về chủ đề “Em và mái trường mến yêu” theo kế hoạch của nhà trường.
- GV tổng kết hoạt động.
- HS chào cờ
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua.
- HS lắng nghe kế hoạch tuần mới.
- Các lớp chuẩn bị chu đáo tiết mục văn nghệ.
- HS nghiêm túc thực hiện


- HS tham gia hoạt động văn nghệ






TIẾNG VIỆT

BÀI 3: NHỮNG CÁI TÊN (TIẾT 11-14)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Nói được với bạn tên của em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa.
Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Mỗi cái tên đều có ý nghĩa, gửi gắm những điều đẹp đẽ mẹ cha mong ước cho em; biết liên hệ bản thân: chăm chỉ rèn luyện để xứng với tên mình - mong ước mà cha mẹ gửi gắm; biết viết tên riêng đúng chính tả và trang trí bảng tên của mình.
Viết đúng chữ C hoa và câu ứng dụng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
Nói được với người thân về tên các bạn trong lớp.
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
Giáo án.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1 - 2

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành
nguon VI OLET