TUẦN 4

Thứ hai ngày 25 tháng 9 năm 2017

TIẾT 1: TOÁN
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu
- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (Đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
- Biết giải toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.
- BTCL: 1
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ
III. Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập.

- GV nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
* Giới thiệu quan hệ tỉ lệ
- GV treo bảng phụ viết sẵn ví dụ lên bảng.
- Gọi HS đọc ví dụ - GV kẻ bảng.
T/g đi
1 giờ
2giờ
3 giờ

QĐ đi
4 km
8 km
12
km

- 1 giờ người đó đi được bao nhiêu km?
- 2 giờ người đó đi được bao nhiêu km?
- 2 giờ gấp mấy lần 1 giờ.
- 8 km gấp mấy 4 km?
- Như vậy khi thời gian đi gấp lên 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần?
- 3 giờ người đó đi được bao nhiêu km?
- 3 giờ so với 1 giờ thì gấp mấy lần?
- 12 km so với 4km thì gấp mấy lần?
- Như vậy khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần ?
+ Em có nhận xét gì về thời gian đi và quãng đường đi được của người đi bộ?

- KL: Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần
* Bài toán
- GV nêu bài toán và tóm tắt lên bảng.
2 giờ: 90 km
4 giờ: .... km?
- Gọi HS nhìn tóm tắt nhắc lại đề bài toán.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách giải bài toán.
* Giải bằng cách rút về đơn vị.
- Biết 2 giờ ô tô đi được 90km, làm thế nào để tính được số ki-lô-mét ô tô đi được trong 1 giờ ?
- Biết 1 giờ ô tô đi được 45 km. Tính số km ô tô đi được trong 4 giờ.
- Như vậy để tính được số km ô tô đi trong 4 giờ chúng ta làm như thế nào ?



- Dựa vào mối quan hệ nào chúng ta có thể làm như thế ?

- GV nhận xét, nhấn mạnh: Bước tìm quãng đường ô tô đi được trong 1 giờ là bước rút về đơn vị.
+ Ngoài cách giải trên, bạn nào có thể giải bài toán theo cách khác?
- Gọi HS lên bảng giải (Nếu HS không giải được GV giới thiệu cho HS cách giải thứ hai trong SGK/19). Và giới thiệu bước thứ nhất là bước "tìm tỉ số".
- GV nhắc nhở HS có thể giải bài toán bằng 1 trong 2 cách trên sao cho phù hợp.


3. Luyện tập thực hành
Bài 1
- Gọi HS đọc bài toán, GV ghi tóm tắt lên bảng.
- Bài toán cho em biết gì ?

- Bài toán hỏi gì ?

+ Bài toán này có thể giải theo cách mấy?
- Yêu cầu HS làm bài và chữa bài.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét chữa bài, củng cố cho HS cách giải bài toán áp dụng bước rút về đơn vị.


- GV chốt lại bài toán này không thể giải theo cách 2.
4. Củng cố dặn dò
- Giới thiệu loại toán mới và 2 cách giải.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.

- 1 HS lên chữa bài tập.
- HS nhận xét.


- Lắng nghe, nhắc lại.




- 1 HS đọc trước lớp, lớp nghe bạn đọc và quan sát lên bảng.
- 1 giờ người đó đi được 4km.
- 2 giờ người đó đi được 8 km.
- 2 giờ gấp 1 giờ 2 lần.
- 8km gấp 4km 2 lần.
- Khi thời gian đi gấp 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên 2 lần.

- 3 giờ người đó đi được 12km.
- 3 giờ so với 1 giờ thì gấp 3 lần.
- 12km so với 4 km thì gấp 3 lần.
- Khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp lên 3 lần.
- Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi
nguon VI OLET