TUẦN 4
Thứ 2 ngày 11 tháng10 năm 2021
Thể dục
(Giáo viên chuyên biệt dạy)
-------------******------------
LTVC: TỪ TRÁI NGHĨA
LT&C: TỪ TRÁI NGHĨA
I. Mục tiêu:
- Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau ( nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ(BT1), biết tìm từ trái ngữ với từ cho trước ( BT2,3) H khá giỏi đặt được 2 câu để phân biệt từ trái nghĩa tìm được ở bài tập 3
- GD HS có ý thức sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, hợp tác.
II .Đồ dùng: Bảng phụ viết nội dung BT2,3. Từ điển TV
III. Hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động:
- CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động.
- Nghe Giáo viên giới thiệu bài, mục tiêu.
Nhận xét:
Bài 1: So sánh nghĩa của các từ in đậm:
- Em đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Trao đổi cùng bạn nghĩa của hai từ: Chính nghĩa - phi nghĩa.
- Chia sẻ trước lớp: Một số HS nêu KQ, lớp nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng.
* Đánh giá:
PP: Quan sát, vấn đáp
KT: đặt câu hỏi,,nhận xét bằng lời.
Tiêu chí: + Hợp tác nhóm tích cực; hiểu nghĩa 2 từ chính nghĩa-phi nghĩa.
+ Chính nghĩa: Đúng với đạo lí. Chống lại cái xấu, chống lại áp bức, bất công.
+ Phi nghĩa: Trái với đạo lí.
Bài 2: Tìm những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ:
- Thảo luận, nêu kq: Chết vinh còn hơn sống nhục.
- Chia sẻ kq: GV giải thích thêm: Vinh-> được kính trọng, đánh giá cao;
Nhục -> xấu hổ vì bị khinh bỉ.
Bài 3: Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người VN?
- Trao đổi, chia sẻ: có hai vế tương phản làm nổi bật quan niệm sống rất cao đẹp của người Việt Nam- thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ.
* Đánh giá:
PP: Quan sát, vấn đáp
KT: đặt câu hỏi,,nhận xét bằng lời.
Tiêu chí: Tìm được từ trái nghĩa: vinh> Tác dụng của việc sử dụng cặp từ trái nghĩa trên.
Rút ra kết luận- HS đọc ghi nhớ sgk.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Luyện tập:
Bài 1: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ:
- Cá nhân đọc BT và làm vào vở.
- Cùng bạn chia sẻ kết quả, cùng sửa bài cho nhau.
- Chia sẻ trong nhóm, chia sẻ trước lớp:
Cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ: đục/trong; đen/sáng; rách/lành; dở/hay
Bài 2:Điền từ trái nghĩa vào ô trống để hoàn chỉnh các câu thành ngữ, tục ngữ:
- Đọc y/c, làm bài.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
a) Hẹp nhà rộng bụng b) Xấu người đẹp nết. c) Trên kính dưới nhường
* Đánh giá:
PP: Quan sát, vấn đáp
KT: đặt câu hỏi,,nhận xét bằng lời.
Tiêu chí: BT1: Tìm đúng các cặp từ trái ngĩa
BT2: Điền đúng từ trái nghĩa
Bài 3: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
- Thi đua giữa các nhóm
Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kq, bình chọn nhóm có bài làm tốt.
* Đánh giá:
PP: Quan sát, vấn đáp
KT: đặt câu hỏi,,nhận xét bằng lời, tôn vinh kết quả học tập.
Tiêu chí:Tìm được từ trái nghĩa:
a) Hòa bình- chiến tranh, xung đột
b) Thương yêu- căm ghét, căm thù, thù địch, thù ghét, căm giận, căm hờn,...
c) Đoàn kết- chia rẽ- bè phái, xung khắc,....
d) Giữ gìn - phá hoại, phá phách, tàn phá, hủy hoại,...
Bài 4: Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở BT3:
- Em đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra, sửa bài cho nhau.
- Nhóm trưởng KT
nguon VI OLET