Tuần 5
Thứ hai, ngày 5 tháng 10 năm 2020
Buổi sáng
Tiết 1: Tập đọc
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức:
- Hiểu đúng các từ ngữ: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc , hiền minh
- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
Hs nhóm 1,2 trả lời được CH 4 SGK.
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng : chăm sóc, nô nức, lo lắng, luộc kĩ,truyền ngôi,...
- Đọc rành mạch, trôi chảy. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.
3.Thái độ: Giáo dục cho HS tính trung thực, dũng cảm .
II. Chuẩn bị:
GV: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 46, SGK (phóng to nếu có điều kiện)
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
HS: - Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi cuối bài đọc.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam và trả lời câu hỏi sau:
a/. Bài thơ ca ngợi phẩm chất gì? Của ai?
b/. Em thích hình ảnh nào, vì sao?
2. Bài mới:
a. Khám phá (Giới thiệu bài):
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì ? ( giới thiệu vào bài )

b. Kết nối
* Luyện đọc theo qui trình
- Yêu cầu HS mở SGK trang 46, tiếp nối nhau đọc từng đoạn (3 lượt HS đọc)






- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). Chú ý câu:
Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng/ và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất/ sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp/ sẽ bị trừng phạt.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
+ 1 HS đọc phần chú giải.
- GV đọc mẫu. ( Kết hợp hướng dẫn HS tìm giọng đọc đúng của nhân vật )
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
- Gọi HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+Nhà vua đã làm cách nào để tìm được người trung thực?


+Theo em hạt thóc giống đó có thể nảy mầm được không? Vì sao?
Theo em, nhà vua có mưu kế gì trong việc này?


+ Ý đoạn này?
- Gọi 1 HS đọc thầm đoạn 2.
+ Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?
+ Đến kì nộp thóc cho vua, mọi người làm gì? Chôm làm gì?


+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
Gọi HS đọc đoạn 3.
+ Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm?

- Câu chuyện kết thúc như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn kết.
+ Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý đáng quý?




c. Thực hành:
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi để tìm ra gịong đọc thích hợp.
- Gọi 4 HS tiếp theo đọc nối tiếp từng đoạn.
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc. GV đọc mẫu.


- Yêu cầu HS tìm ra cách đọc và luyện đọc
- Gọi 2 HS đọc lại toàn bài.
- Gọi 3 HS tham gia đọc theo vai.
- Nhận xét và cho điển HS đọc tốt.
3. Củng cố - dặn dò ( 5 phút)
- Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì?
Đọc trước bài Gà Trống và Cáo , trả lời các câu hỏi cuối bài.
Tìm hiểu trước nội dung của bài.


- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

- Theo dõi bạn , nhận xét


- Bức tranh vẽ cảnh một ông vua già đang dắt tay một cậu bé trước đám dân nô nức chở hàng hoá..

- HS đọc theo trình tự.

+ Đoạn 1: Ngày xưa… đến bị trừng phạt.
+ Đoạn 2: Có chú bé … đến nảy mầm được
nguon VI OLET