Thứ hai, ngày 12 tháng 10 năm 2020 TUẦN 6
ĐẠO ĐỨC
Tiết 6: Bài TỰ LÀM LẤY CÔNG VIỆC CỦA MÌNH (Tiết 2)
(Tích hợp: KNS - HCM)

A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu:
- Tự làm lấy công việc của mình là luôn cố gắng để làm lấy công việc của bản thân mà không nhờ vả, trông chờ hay dựa dẫm vào người khác.
- Tự làm lấy công việc của bản thân sẽ giúp ta tiến bộ và không làm phiền người khác.
2. Kỹ năng:
- Cố gắng làm lấy những công việc của mình.
3. Thái độ:
- Tự giác chăm chỉ thực hiện công việc của bản thân.
- ANQP qua bài học GV cung cấp một số mẫu chuyện về Bác Hồ để HS hiểu ( thông qua đó HS biết tự mình làm lấy việc của mình không ỷ lại người khác.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nội dung tiểu phẩm “ Chuyện bạn Lâm” .
+ Phiếu ghi 4 tình huống.
+ Giấy khổ to ghi nội dung phiếu bài tập.
- HS: VBT Đạo đức.
C. LÊN LỚP:
1. Khởi động: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Tự làm lấy công việc của mình (Tiết 1).
- GV gọi 2 HS lên giải quyết tình huống ở bài tập 5 VBT.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiiệu bài – ghi tựa.

Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò

1. Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
(KNS – HCM)
- Mục tiêu: Giúp HS biết giải thích các tình huống đúng hoặc sai. Nêu lên cách giải thích vì sao?
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu thảo luận cho 4 nhóm.
Các tình huống: các em hãy điền Đ hoặc S và giải thích trước mỗi hành động.
Lan nhờ chị làm hộ bài tập về nhà cho mình.
Tùng nhờ chị rửa hộ bộ ấm chén – công việc mà Tùng được bố giao.
Trong giờ kiểm tra, Nam gặp bài toán khó không giải được bạn Hà bèn cho Nam giải nhưng Nam từ chối.
Vì muốn được của Toàn quyển truyện Tuấn đã trực hộ Toàn
Nhớ lời mẹ đặn 5 giờ chiều phải nấu cơm nên đang chơi vui với các bạn, Hường cũng chào các bạn để về nhà nấu cơm.
=> Luôn luôn phải tự làm lấy công việc của mình, không được ỷ lại vào người khác.
* Hoạt động 2: Đóng vai.
- Mục tiêu: Giúp HS thể hiện nội dung bài học qua các vai.
- GV chia lớp ra thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một phiếu giao việc. Yêu cầu các em thảo luận và đóng vai xử lý tình huống.
* Tình huống: Việt và Nam là đôi bạn rất thân. Việt học giỏi còn Nam lại học yếu. Bố mẹ Nam hay đánh Nam khi Nam bị điểm kém. Thương bạn , ở trên lớp Việt tìm cách nhắc Nam học bài tốt, đạt điểm cao. Nhờ thế Nam ít bị đánh đoàn hơn. Nam cảm ơn Việt rối rít. Là bạn học cùng lớp, nghe được lời cảm ơn của Nam với Việt , em sẽ làm gì?
=> GV cho chốt lại: Việt thương bạn nhưng làm thế cũng là hại bạn, hãy để bạn tự làm lấy công việc của mình, có như thế ta mới giúp bạn tiến bộ được.
* Hoạt động 3: Củng cố: Trò chơi “Ai chăm chỉ hơn”
- Mục tiêu: Củng cố bài học qua trò chơi.
- Chọn 2 đội chơi. Mỗi đội 7 HS.
- Hai đội oẳn tù tì để dành quyền ra câu hỏi trước.
+ Ra câu hỏi bằng cách diễn tả một hành động.
+ Đội còn lại xem hành động mà đoán việc làm.
- Nhận xét đội thắng cuộc.
( GV nhận xét ANQP qua bài học GV cung cấp một số mẫu chuyện về Bác Hồ để HS hiểu ( thông qua đó HS biết tự mình làm lấy việc của mình không ỷ lại người khác.


PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.


Hs thảo luận nhóm theo nhóm.
Đại diện các nhóm lên gắn kết quả lên bảng
Cả lớp quan sát, theo dõi.

Các nhóm khác bổ sung thêm.







Hs nhắc lại.

PP: Đóng vai.


HS lắng nghe.

HS thảo luận .

HS đóng vai, giải quyết tình huống.

Cả lớp nhận xét các nhóm.





PP: Trò chơi.

Hs chơi trò chơi.
Hs nhận xét.

nguon VI OLET