Tuần 1
Tiết 1
Ngày soạn: 6/8/2008
PHẦN I: ĐIỆN HỌC.ĐIỆN TỪ HỌC.
CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH.ĐIỆN TRƯỜNG.
BÀI 1.ĐIỆN TÍCH.ĐỊNH LUẬT CULÔNG.
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Qua bài học HS trả lời được các câu hỏi sau:
Có cách nào đơn giản để phát hiện một vật bị nhiễm điện hay không? Điện tích là gì? Điện tích điểm là gì? Có những loại điện tích nào? Tương tác giữa các điện tích xảy ra như thế nào?
- Phát biểu được định luật Culông.
- Hiểu được ý nghĩa của hằng số điện môi.
2. Kỹ năng.
- Xác định phương chiều của lực Culông tương tác giữa các điện tích điểm.
- Giải được các bài toán về tương tác tĩnh điện.
- Làm vật nhiễm điện do cọ xát.
3. Thái độ
- Học tập tích cực, tự giác, nghiêm túc.
II.CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG
1. Giáo viên
Xem SGK Vật lý 7 và 9 để biết HS đã học gì ở THCS.
2. Học sinh.
- Xem lại kiến thức phần này trong SGK Vật lý 7, đọc trước bài học ở nhà.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp.
2.Đặt vấn đề vào bài mới:
Ở THCS các em đã biết rằng các vật mang điện thì hút nhau, hoặc đẩy nhau.Vậy lực tương tác đó phụ thuộc vào những yếu tố nào và chúng tuân theo qui luật nào? Để trả lời những câu hỏi đó chúng ta đi tìm hiểu bài 1.
3.Nội dung bài mới.
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức về điện.

Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng

-GV: Nêu câu hỏi:
- Nêu ví dụ về cách nhiễm điện cho vật?
- Biểu hiện của vật nhiễm điện? + HS: Trả lời:
- Cọ xát thước nhựa lên tóc, thước nhựa có thể hút được mẫu giấy nhỏ…
- Biểu hiện của vật nhiễm điện là có khả năng hút được các vật nhẹ…
- GV: Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi:
- Điện tích là gì?
- Điện tích điểm là gì?
+ HS: Đọc mục I.2, để trả lời câu hỏi:
- Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay điện tích.
- Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.

- GV: Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi:
- Có mấy loại điện tích?
- Nêu đặc điểm về hướng của lực tương tác giữa các điện tích?
+ HS: Đọc mục I.3, để trả lời câu hỏi:
- Có hai loại điện tích là: Điện tích dương và điện tích âm.
- Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các điện tích khác loại thì hút nhau.
- GV: Nêu câu hỏi C1 SGK.
+ HS: Suy nghĩ trả lời.
+ GV: Gợi ý HS trả lời câu hỏi.
PHẦN MỘT: ĐIỆN HỌC.ĐIỆN TỪ HỌC.
CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH.ĐIỆN TRƯỜNG
BÀI 1. ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU LÔNG.
I. SỰ NHIỄM ĐIỆN CỦA CÁC VẬT.ĐIỆN TÍCH.TƯƠNG TÁC ĐIỆN.
1.Sự nhiễm điện của các vật.


2. Điện tích.Điện tích điểm.
- Điện tích: Vật bị nhiễm điện gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích.
- Điện tích điểm: là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.





3. Tương tác điện.Hai loại điện tích.
- Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương.
- Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, các điện tích trái dấu thì hút nhau.

Hoạt động 2: Nghiên cứu về tương tác giữa hai điện tích điểm

Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng

- GV: Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi:
- Nêu đặc điểm độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm?
- Phát biểu và viết biểu thức của định luật Culông, nêu ý nghĩa của các đại lượng?
+ HS: Đọc SGK và trả lời.
-Đặc điểm độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm là: Tỉ lệ với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
- Biểu thức của định luật Culông: 
F: lực tương tác giữa hai điện tích (N)
: Giá trị của các điện tích (
nguon VI OLET