Chương I. ĐỘNG LỰC HỌC VẬT RẮN



MỤC TIÊU

Hiểu được khái niệm vật rắn và chuyển động của một vật rắn.

Biết cách xác định vị trí của vật rắn trong chuyển động quay quanh một trục cố định.
Hiểu được khái niệm: tốc độ góc, gia tốc góc, momen quán tính.

Viết được phương trình động lực học vật rắn quay quanh một trục cố định. Vận dụng được phương trình động lực học của vật rắn quay quanh một trục cố định để giải các bài tập đơn giản khi biết momen quán tính của vật.
Hiểu được khái niệm momen động lượng của một vật rắn và viết được hệ thức của định luật này. Vận dụng được định luật bào toàn momen động lượng của một vật rắn đối với một trục.
Viết được công thức tính momen động lượng trong một số trường hợp vật rắn có dạng đặc biệt. Viết được công thức tính động năng của vật rắn quay quanh một trục cố định.
Tiết 1-2. Ngày soạn: 15-08-2008.

Bài 1. CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN
QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH.

I.Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- Hiểu được các khái niệm: tọa độ góc, tốc độ góc, gia tốc góc.
- Viết được các phương trình của chuyển động quay biến đổi đều.
- Nắm vững công thức liên hệ giữa tốc độ góc, tốc độ dài, gia tốc góc, gia tốc dài của một điểm trên vật rắn.
2) Kĩ năng:
- Biết vận dụng các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều để lập các phương trình động học của chuyển động quay.
- Giải được các bài toán áp dụng nội dung bài học.
II. Chuẩn bị:
1) GV:
- Vẽ trước hình vẽ của SGK.
- Một mô hình vật rắn quay quanh một trục cố định.
2) HS:
- Có đủ SGK.
- Ôn tập phần: Động học chất điểm lớp 10.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Tiết 1.
Hoạt động 1: (5’) TÌNH HUỐNG HỌC TẬP.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

Nêu hai câu hỏi gợi ý, xây dựng nội dung cần thực hiện của bài.
H1. Có thể khảo sát chuyển động tịnh tiến của một vật thế nào? Vì sao?
Cho HS quan sát mô hình một vật rắn quay quanh một trục cố định.
H2. Khảo sát chuyển động quay của vật rắn bằng cách nào?
Giới thiệu nội dung cần tìm hiểu.
Thảo luận, trả lời nội dung câu hỏi:
+ Chỉ cần khảo sát chuyển động tịnh tiến của một điểm bất kì trên vật. Vì khi vật chuyển động tịnh tiến, mọi điểm trên vật có quỹ đạo giống hệt nhau.

+ Trao đổi và trả lời:
- Xác định các đại lượng đặc trưng cho chuyển động quay.
- Qui luật của chuyển động và liên hệ giữa các đại lượng đặc trưng cho chuyển động.


Hoạt động 2. (10’) TÌM HIỂU KHÁI NIỆM TỌA ĐỘ GÓC.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài học

Sau khi cho HS xem mô hình vật rắn quay quanh một trục, nêu và phân tích khi HS trả lời bằng câu hỏi gợi ý:
H1 (hình 1.1) Khi vật quay quanh trục Az thì các điểm M, N trên vật sẽ chuyển động thế nào?
H2 Trong cùng một khoảng thời gian, góc quay của các điểm M, N khác nhau trên vật có giá trị thế nào?
H3 Khi quay, vị trí của vật có thể xác định bằng đại lượng nào?
Giảng nội dung: Khái niệm tọa độ góc ( với điều kiện phải chọn một chiều dương và một mp mốc (Po), một mp(P) gắn liền với vật chuyển động quay.
H4 Khi vật rắn quay quanh trục, vật rắn thế nào? Sự biến thiên của góc ( theo thời gian cho ta biết gì về chuyển động quay của vật?
( giới thiệu tọa độ góc (.

+ Quan sát thêm hình (1.1)-SGK. Trả lời câu hỏi.

-Nội dung trả lời phải trùng với nội dung SGK trình bày.

-Phải phát hiện 2 đặc điểm của chuyển động.

+ Tìm hiểu vị trí góc ( giữa hai mp(Po) cố định và mp(P) di động.



-Thảo luận, tìm hiểu được:
+ ( thay đổi theo thời gian khi vật quay.
+ Dùng góc ( để xác định vị trí của vật vào một thời điểm bất kì.
1) Tọa độ góc:
Chuyển động quay quanh một trục bất kì cố định của một vật rắn có
nguon VI OLET