Chương I. DAO ĐỘNG CƠ
Tiết 1-2 . DAO ĐỘNG DIỀU HÒA
Ngày soạn: 20/8/2016 Ngày dạy: 25/8/2016
I. MỤC TIÊU
- Nêu được: Định nghĩa dao động điều hòa, các khái niệm li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu.
- Viết được: Phương trình của dao động điều hòa, công thức liên hệ giữa tần số góc, chu kì và tần số, công thức vận tốc và gia tốc của vật dao động điều hòa.
- Vẽ được đồ thị của li độ theo thời gian với pha ban đầu bằng không.
- Làm được các bài tập tương tự như trong sgk.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Chuẩn bị một con lắc đơn hoặc con lắc lò xo cho học sinh quan sát dao động.
Chuẩn bị hình vẽ miêu tả sự dao động của hình chiếu điểm P của điểm M trên đường kính P1P2.
Chuẩn bị thí nghiệm minh họa hình 1.4
2. Học sinh: Ôn lại chuyển động tròn đều.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Tiết 1: Hoạt động 1 (5 phút): Giới thiệu chương trình, sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo.
Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu dao động cơ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản


Cho học sinh quan sát dao động của con lắc đơn.

Giới thiệu một số dao động tuần hoàn.
Yêu cầu học sinh nêu định nghĩa dao động tuần hoàn.


Định nghĩa dao động cơ.


Định nghĩa dao động tuần hoàn.
I. Dao động cơ
1. Thế nào là dao động cơ?
Dao động cơ là chuyển động qua lại của vật quanh một vị trí cân bằng.
2. Dao động tuần hoàn
Dao động tuần hoàn là dao động mà sau những khoảng thời gian bằng nhau, gọi là chu kì, vật trở lại vị trí cũ theo hướng cũ.

Hoạt động 3 (30 phút): Tìm hiểu phương trình của dao động điều hòa.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản



Vẽ hình 1.1

Dẫn dắt để học sinh tìm ra biểu thức xác định tọa độ của P.
Yêu cầu học sinh thực hiện C1.


Giới thiệu khái niệm dao động điều hòa.


Giới thiệu phương trình dao động điều hòa và các đại lượng trong phương trình.






Thực hiện thí nghiệm hình 1.4.
Yêu cầu học sinh rút ra mối liên hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa.
Nêu qui ước chọn trục làm gốc để tính pha dao động.


Vẽ hình.



Xác định vị trí của M ở thời điểm t = 0.
Xác định vị trí của M ở thời điểm t bất kì.

Xác định hình chiếu của M trên trục Ox.

Thực hiện C1.


Ghi nhận khái niệm.



Ghi nhận phương trình.
Ghi nhớ tên gọi và đơn vị của các đại lượng trong phương trình dao động điều hòa.





Nêu mối liên hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa.

Ghi nhận qui ước chọn trục làm gốc để tính pha dao động.
II. Phương trình của dao động điều hòa
1. Ví dụ
Xét điểm M chuyển động tròn đều theo chiều dương (ngược chiều kim đồng hồ) với tốc độ góc ( trên quỹ đạo tâm O bán kính OM = A.
+ Ở thời điểm t = 0, điểm M ở vị trí M0 được xác định bởi góc (.
+ Ở thời điểm t bất kì M được xác định bởi góc ((t + ().
+ Hình chiếu của M xuống trục Ox là P có tọa độ: x =  = Acos((t + ().
Vì hàm sin hay cosin là một hàm điều hòa, nên dao động của điểm P được gọi là dao động điều hòa.
2. Định nghĩa
Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm côsin (hay sin) của thời gian.
3. Phương trình
Phương trình dao động: x = Acos((t + ()
Trong đó:
A là biên độ dao động (A > 0). Nó là độ lệch cực đại của vật; đơn vị m, cm.
((t + ()  là pha của dao động tại thời điểm t.
( là pha ban đầu của dao động; đơn vị rad; có giá
nguon VI OLET