MỤC LỤC

BÀI 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- NGUỒN SÁNG, VẬT SÁNG 4
CHỦ ĐỀ: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG 13
BÀI 4: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG 26
BÀI 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG. 34
BÀI 6 : THỰC HÀNH: QUAN SÁT VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG 40
BÀI 7: GƯƠNG CẦU LỒI 46
BÀI 8: GƯƠNG CẦU LÕM 55
BÀI 9: TỔNG KẾT CHƯƠNG I – QUANG HỌC 63
KIỂM TRA 45 PHÚT 70
CHỦ ĐỀ: NGUỒN ÂM- ĐẶC TÍNH CỦA ÂM 80
BÀI 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM 92
BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG 101
BÀI 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN 108
BÀI 16: ÔN TẬP, TỔNG KẾT CHƯƠNG II: ÂM HỌC 115
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I 124
CHỦ ĐỀ: SỰ NHIỄM ĐIỆN – HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH 134
BÀI 19: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN 142
BÀI 20: CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN 150
BÀI 21: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN – CHIỀU DÒNG ĐIỆN 158
CHỦ ĐỀ: CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN 165
BÀI 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN 177
CHỦ ĐỀ: HIỆU ĐIỆN THẾ (2 tiết) 185
BÀI 27: ĐO CĐDĐ VÀ HĐT ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP 197
BÀI 28: ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH SONG SONG 203
BÀI 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN 211
BÀI 30: TỔNG KẾT CHƯƠNG 3: ĐIỆN HỌC 221

Tuần:
1

Ngày soạn:


Tiết:
1

Ngày dạy:



BÀI 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- NGUỒN SÁNG, VẬT SÁNG

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết điều kiện nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta ; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta .
- Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng . Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng.
- Làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề nhận biết ánh sáng, nguồn sáng , vật sáng.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả thu được để nhận biết ánh sáng, nguồn sáng vật sáng.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức:
- Xác định được điều kiện mắt ta nhận biết được ánh sáng khi làm thí nghiệm hoặc quan sát hằng ngày. Từ đó phát biểu được điều kiện nhận biết được ánh sáng, điều kiện nhìn thấy một vật.
- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào quan sát thí nghiệm, trả lời câu hỏi vật nào tự phát ra ánh sáng, vật nào hắt lại ánh sáng chiếu tới để biết thế nào là vật sáng, nguồn sáng
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng được điều kiện nhận biết ánh sáng, điều kiện nhìn thấy một vật, nguồn sáng vật sáng để giải thích và dự đoán những trường hợp trong thực tế, phân biệt, lấy ví dụ vật sáng, nguồn sáng.
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Bộ thí nghiệm các hình 1.2 a, b; 1.3
- Hình vẽ phóng to hình 1.1( hoặc 1 cái đèn pin để làm TN như hình)
- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục
2. Học sinh:
- sách giáo khoa, sách bài tập
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung:Nhận biết được nội dung cơ bản của chương, tìm hiểu khi nào mắt ta nhận biết được ánh sáng
c) Sản phẩm:
- Nhớ được nội dung cơ bản chương thông qua câu hỏi mở đầu?
- Trong trường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh sáng?
d)Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo
nguon VI OLET