GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC

 

                                       Đề tài: Xe đạp

                                       Lứa tuổi: 4-5 tuổi.

                                       Thời gian: 25-30 phút

                                       Chủ điểm : Giao thông

                                       Giáo viên: Đinh Thị Tú Anh

 

 I/ Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên đặc điểm của xe đạp ( cấu tạo, âm thanh khi đi, nơi hoạt động, cách sử dụng.)

- trẻ biết một số PTGT đường bộ khác ngoài xe đạp. Trẻ biết thêm một số loại xe đạp khác qua phần mở rộng.

- Biết cách chơi, luật chơi trò chơi” Thử tài của bé”, “ Chung sức”

2. Kĩ năng:

- Trẻ có kĩ năng chơi các góc chơi.

- Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi mạch lạc, tự tin cho trẻ.

- Rèn kĩ năng quan sát, phân biệt cho trẻ.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

- Giáo dục trẻ yêu quý chiếc xe đạp, an toàn khi đi xe đạp.

II/ Chuẩn bị:

1.Đồ dùng:

- Xe đạp thật, tranh ảnh cho phần gây hứng thú với trẻ.

- Nhạc bài hát” Đi xe đạp”

- Máy chiếu, máy vi tính…băng hình về các loại xe đạp mở rộng, trò chơi trên PowerPoint.

- 2 bảng có hình xe đạp và 1 số bộ phận còn thiếu của xe đạp cho trẻ chơi trò chơi.

III/ Phương pháp tiến hành:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ


1. Ổn định tổ chức:

- Cho trẻ xem một bức tranh bí mật và đoán xem phía sau bức tranh là gì?

2. Nội dung chính:

* Hoạt động 1:

- Bé tìm hiểu về xe đạp: Hôm nay cô và các con cùng khám phá và tìm hiểu về chiếc xe đạp.

+ Bạn nào biết gì về xe đạp? Con hãy kể cho cả lớp cùng nghe.

+ Cùng tìm hiểu về xe đạp nhé:

Cho trẻ tìm hiểu về từng bộ phận của xe đạp:

- Bánh xe đạp:

+Đây là gì?

+ Xe đạp có mấy bánh?

+ Bánh xe đạp trông giống hình gì nào?

- Yên xe:

+ Khi các con đi xe đạp các con phải ngồi lên đâu?

+ Bạn nào biết yên xe ở đâu lên chỉ chô cô và các bạn cùng xem.

- Tay lái:

+ Ngồi lên yên xe các con cầm gì để lái xe?

+ Nếu xe đạp mà không có tay lái thì sẽ như thế nào?

+Phía trên tay lái còn có chuông xe đạp,chuông kêu như thế nào?

-Bàn đạp:

+ Ngồi lên xe, cầm tay lái rồi muốn xe đạp đi được các con phải làm gì?

+ Chân phải đặt vào đâu?

+ Ngoài ra xe đạp còn có ghế ngồi cho người ngồi sau nữa.

_ Một điểm rất đặc biệt của xe đạp đó là chỉ cần đạp xe là xe đã đi rồi không cần làm gì giống như xe máy và ô tô nhé.

+ Xe đạp đi ở đâu?

+ Xe đạp thuộc phương tiện giao thông đường gì?

*Công dụng của xe đạp:

+ Con biết xe đạp dùng để làm gì?

~> Xe đạp dùng để chở người và hàng hóa nhỏ,xe đạp trẻ em dùng cho các con tập đi xe và trong trường mình xe đạp trẻ em được dùng để học luật giao thông đấy!

=>So sánh 2 loại xe đạp: Xe đạp của người lớn và của trẻ em có những đặc điểm gì giống và khác nhau.

*Hoạt động 2:

-Mở rộng: Ngoài chiếc xe đạp cô và các con vừa tìm hiểu các con còn biết những loiaj xe đạp nào nữa? sau đó cho trẻ xem đoạn băng hình ảnh về các loại xe đạp

-> Giáo dục trẻ yêu quý chiếc xe đạp. Vì sao con yêu quý chiếc xe đạp

- Giáo dục trẻ an toàn khi ngồi hay đi xe đạp. Các con hãy xem 1số hình ảnh về các loại xe đạp.

 

 

- Trẻ đoán

 

 

 

 

-Trẻ trả lời

 

 

 

-Trẻ trả lời

 

 

 

 

-Trẻ trả lời

 

 

 

-Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

 

-Trẻ trả lời

 

 

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

-Trẻ trả lời

 

 


- Cho trẻ xem hình ảnh trên pp và trả lời đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi sai khi đi và ngồi trên xe đạp?

* Hoạt động 3 : Luyện tập:

TC1: “ Thử tài của bé ‘

-Trẻ nhìn hình ảnh trên pp và đoán xem đó là PTGT gì?

TC2:” Chung sức”

-Chia trẻ thành 2 đội chơi và chơi theo luật chơi tiếp sức

-Có 2 bảng gắn hình ảnh xe đạp còn thiếu bộ phận,trẻ ở 2 đội lên tìm bộ phận còn thiếu lên bảng

-Đội nào gắn nhanh và đúng nhất đội đó sẽ chiến thắng

( trò chơi sẽ kết thúc sau 1 bản nhạc)

3. Kết thúc : Cho trẻ hát bài :” Đi xe đạp”

- Nhận xét, tuyên dương trẻ.

 

 

 

 

-Trẻ trả lời

 

 

 

 

-Trẻ nghe

 

 

 

 

-Trẻ hát

-Trẻ lắng nghe

 

nguon VI OLET