Thứ hai, ngày 26/ 02/ 2007
TẬP ĐỌC
SƠN TINH – THỦY TINH

I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy, toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng.
- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu các từ ngữù khó được chú giải cuối bài đọc: Cầu hôn, lễ vật, báu, nộp.
- Hiểu nội dung truyện: Truyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, phản ảnh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt.
II. Đồ dùng dạy học:.
- Tranh minh họa nội dung bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết các câu hỏi nhỏ.
- Thủy Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách nào?
- Sơn Tinh chống lại Thủy Tinh bằng cách gì?
- Cuối cùng ai thắng?
- Người thua đã làm gì?
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
- Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh đọc bài Voi nhà. TLCH về nội dung bài.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài : Sơn Tinh – Thủy Tinh.
Luyện đọc.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Học sinh đọc các từ chú giải.
- Cầu hôn, lễ vật, báu, nộp, ngà, cựa, hồng mao.

- Giải nghĩa thêm: kén.


- Đọc từng đoạn trong nhóm.


- Thi đọc giữa các nhóm.


- Cả lớp đọc đồng thanh.


TIẾT 2
Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Những ai đến cầu hôn Mị Nương?
- Sơn Tinh chúa miền non cao và Thủy Tinh vua vùng nước thẳm.

- Em hiểu chúa miền non cao là thần gì? Vua vùng nước thẳm là thần gì?
- Sơn Tinh là thần núi.
- Thủy Tinh là thần nước.

- Hùng Vương phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn như thế nào?
- Vua giao hẹn, ai mang đủ lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương.

- Lễ vật gồm những gì?
- Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

- Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai vị thần.


- Cuối cùng ai thắng?
- Sơn Tinh thắng.

- Người thua đã làm gì?
- Thủy Tinh hằng năm dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt ở khắp nơi.

 Câu chuyện nói lên một điều có thật. Nhân dân ta chống lũ lụt kiên cường. Mị Nương rất xinh đẹp – Sơn Tinh rất tài giỏi.
- Luyện đọc lại.
IV. Củng cố – Dặn dò:
Học sinh về nhà đọc lại truyện, xem trước yêu cầu của truyện ở tiết học sau.


TOÁN
MỘT PHẦN NĂM

I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu được “Một phần năm” nhận xét, viết và đọc
II. Đồ dùng dạy học:
Các mảnh bìa hình vuông, hình ngôi sao, hình chữ nhật.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
+ Kiểm tra bài cũ: Bảng chia 5.
Kiểm tra 2 em lên bảng. Kiểm tra vở bài tập về nhà.
+ Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Một phần năm.
Học sinh quan sát hình vuông thành 5 phần bằng nhau, lấy đi 1 phần được hình vuông.
Thực hành:
HSQS hình vẽ, tranh vẽ rồi trả lời.


Bài 1:
- Tô màu hình T, hình L.

Bài 3:
- Hình ở phần a) có số con vịt được khoanh vào.

IV. Củng cố – dặn dò.
Nhắc nhở học sinh làm bài tập chưa xong về nhà làm tiếp.
Nhận xét tiết học – Khen ngợi.
Chuẩn bị bài sau:”Luyện tập”.
CHÍNH TẢ (TC)
SƠN TINH – THỦY TINH

I. Mục đích:
1. Chép lại chính xác một đoạn trích trong bài Sơn Tinh, Thủy Tinh.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt có âm đầu, thanh dễ viết sai: tr/ch, thanh hỏi / thanh ngã.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phục viết nội dung bài tập chép.
- Bảng lớp viết 2 lần nội dung BT 2a.
III. Các hoạt động dạy học:
- Kiểm tra bài cũ: 2, 3
nguon VI OLET