Chương I : TỨ GIÁC
§1. TỨ GIÁC
I. MỤC TIÊU :
( Học sinh nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.
( Biết vẽ , gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi.
( Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản
( Cẩn thận trong hình vẽ, kiên trì trong suy luận
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : ( Các dụng cụ vẽ ( đo đoạn thẳng và góc.
( Bảng phụ vẽ các hình 1, 2, 3, 4, 5 và hình 6
2. Học sinh : ( Xem bài mới ( thước thẳng
( Các dụng cụ vẽ ; đo đoạn thẳng và góc
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1.Ổn định lớp : 1’ Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ : (5’) Thay cho việc kiểm tra bài cũ, GV có thể :
( Nhắc lại sơ lược chương trình hình học 7
( Giới thiệu khái quát về chương trình hình học 8
( Giới thiệu sơ lược về nội dung chương trình I vào bài mới
TL
Hoạt động của Giáo viên và HS
Kiến thức



12’
HĐ : 1 Định nghĩa :
GV cho HS nhắc lại định nghĩa tam giác
GV treo bảng phụ hình 1
Hỏi : Tìm sự giống nhau của các hình trên.
GV giới thiệu : Mỗi hình a ; b ; c của hình 1 là một tứ giác.
GV treo bảng phụ hình 2 và giới thiệu không phải là tứ giác, vì sao ?
Hỏi : Vậy thế nào là một tứ giác ?
Hỏi : Vì sao hình 2 không phải là một tứ giác ?
GV giới thiệu cách gọi tên tứ giác và các yếu tố đỉnh ; cạnh ; góc
GV cho HS làm bài ?1
GV giới thiệu hình 1a là hình tứ giác lồi
Hỏi : Vậy tứ giác lồi là tứ giác như thế nào ?
GV : (chốt lại vấn đề bằng định nghĩa và nhấn mạnh) : Khi nói đến tứ giác mà không nói gì thêm, ta hiểu đó là tứ giác lồi
GV cho HS làm bài ?2 SGK
GV treo bảng phụ hình 3 cho HS suy đoán và trả lời
GV ghi kết quả lên bảng
GV Chốt lại : Qua ?2 các em biết được các khái niệm 2 đỉnh kề, 2 cạnh kề, 2 đỉnh đối, 2 cạnh đối, góc kề, góc đối, đường chéo, điểm trong, điểm ngoài của tứ giác.
1. Định nghĩa :
a/ Tứ giác :
Tứ giác ABCD là hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA. Trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng.









( Tứ giác ABCD (BDCA, CDAB ...) có :
( Các điểm : A ; B ; C ; D là các đỉnh.
( Các đoạn thẳng AB ; BC ; CD ; DA là các cạnh
b) Tứ giác lồi : Là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác.


( Chú ý : (xem SGK)



10’
HĐ : 2 Tổng các góc của tứ giác :
GV : Ta đã biết tổng số đo 3 góc của một ( ; bây giờ để tìm hiểu về số đo 4 góc của một tứ giác ta hãy làm bài ?3
a) Nhắc lại định lý về tổng ba góc của một tam giác ?
b) Hãy tính tổng :
 + = ?
Hỏi : Vì sao
 + = 3600
GV : Tóm lại để có được kết luận trên ta phải vẽ thêm một đường chéo của tứ giác rồi sử dụng định lý tổng ba góc trong tam giác để chứng minh như các bạn đã giải
2. Tổng các góc của tứ giác :








Tứ giác ABCD có :
 + = 3600
( Định lý :
Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600


15’
HĐ : 3 Củng cố
GV hệ thống lại nội dung bài giảng thông qua hình 1, hình 2, hình 3 và hình 4
GV cho HS làm bài tập 1 66 SGK
GV : Treo bảng phụ hình vẽ 5, 6 và cho HS hoạt động nhóm (chia thành 6 nhóm)
( Nhóm 1 ; 2 : Hình 5a, 6a
( Nhóm 3, 4 : Hình 5b, 6b
( Nhóm 5, 6 : Hình 5c ; d
GV nhận xét ; ghi kết quả lên bảng phụ
( Bài 1 (66) :
( Kết quả hình 5 :
a/ x = 500
b/ x = 900
c/ x = 1150
d/ x = 750
(
nguon VI OLET