PHÒNG GD&ĐT BÁT XÁT

TRƯỜNG PTDTBT THCS SÀNG MA SÁO

 

Số: 34 /BC-THCS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

                Sàng Ma Sáo, ngày 26 tháng 12 năm 2018

 

BÁO CÁO

kết học kỳ I năm học 2018-2019

     

Thực hiện Công văn số Căn cứ văn bản số 669/PGD&ĐT ngày 10/12/2018 của PGD&ĐT về việc hướng dẫn kiểm tra và sơ kết học kỳ I, năm học 2018-2019. Trường PTDTBT THCS Sàng Ma Sáo báo cáo sơ kết học kỳ I năm học 2018-2019 như sau:

1. Việc nâng cao năng lực, hiệu quả chỉ đạo giáo dục của Hiệu trưởng.

Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ đầu năm học được triển khai, quán triệt đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường; kế hoạch chi tiết, cụ thể, quy chế làm việc, gắn trách nhiệm rõ ràng với từng cá nhân.

Xây dựng kỷ cương nền nếp nhà trường, chuyên môn, các tổ khối đoàn thể, các lớp học, học sinh bán trú.

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm cao nhất trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động của nhà trường về hành chính, học chính, tài chính.

2. Kiểm soát, đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục THCS.

* Thi học sinh giỏi các cấp:

Khảo sát, thành lập đội tuyển và tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 6, 7, 8, 9. Phân công giáo viên vững về chuyên môn, có kinh nghiệm bồi dưỡng..

Thi khoa học kỹ thuật: Có 01 dự án tham gia dự thi và đạt giải ba cấp huyện.

 *  Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp:

 Tiến hành thi giáo viên dạy giỏi cấp tổ ngay từ đầu năm học để chọn ra những giáo viên có thành tích tốt nhất tham gia thi giáo viên dạy cấp trường. Nhà trường yêu cầu 100% giáo viên phải tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tổ.

1

 


 Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên có cơ hội tham gia thi giáo viên dạy giỏi và cọ sát để nâng cao tay nghề nghiệp vụ sư phạm.

 Kết quả: đạt 20/24 giáo viên dạy giỏi cấp trường, 11/13 giáo viên tham dự đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện.

 *. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục:

Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh theo Quy chế 58 ngày 12/12/2011 của Bộ GD&ĐT.

 Thực hiện việc xây dựng ngân hàng đề kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ.

 Đối với các lớp cùng khối, cùng môn học thì khi tiến hành kiểm tra định kỳ, học kỳ cần xây dựng hệ thống đề chung; tổ khối chuyên môn họp các giáo viên cùng dạy bộ môn lại để xem xét, thảo luận và giao cho giáo viên ra đề; đồng thời đề phải được duyệt với tổ chuyên môn trước 1 tuần, trước 03 ngày với Ban giám hiệu và giao cho tổ chuyên môn giám sát việc thực hiện.

 - Kết quả chất lượng 2 mặt giáo dục:

Hạnh kiểm

Học lực

+ Tốt 379/458 = 82,8%.

+ Giỏi 05/458 = 1,1%.

+ Khá 64/458 = 14%.

+ Khá 131/458 = 28,6%.

+ TB 15/458 = 3,2%.

+ TB 315/458 = 68,8%

 

+ Yếu 7/458 = 1,5%.

 - Có 05 học sinh giỏi toàn diện, 131 học sinh tiên tiến, chiếm 29,7% học sinh có học lực khá, giỏi trở lên.

- Số học sinh lớp 9 có nguyện vọng học lên THPT, học nghề đạt trên 62%.

 *. Công tác phụ đạo, giúp đỡ  học sinh yếu kém, giáo dục kỹ năng sống.

  Nhà trường triển khai khảo sát tổ chức bồi dưỡng học sinh các buổi chiều các ngày 4,5 hàng tuần thuộc các môn Văn, toán. Xây dựng kế hoạch triển khai giáo dục kỹ năng được lồng ghép trong các tiết học chính khóa, tổ chức mỗi tuần một lần giáo dục tập trung.

 *. Việc quản lý, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, quy định kiểm tra đánh giá trong nhà trường:

1

 


 Tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập và thực hiện nghiêm túc Điều lệ trường học; tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức và trách nhiệm công dân cho học sinh, cán bộ, giáo viên.

 Ban giám hiệu tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên, đột xuất công tác hoạt động chuyên môn của các tổ, của giáo viên.

 Nghiêm cấm việc dạy trước, dạy dồn ép chương trình. Các tổ khối dạy không đảm bảo tiến độ chương trình phải báo cáo Ban giám hiệu để có hướng giải quyết kịp thời.

 3. Chỉ đạo, thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục.

Nhà trường chủ động chỉ đạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo các văn bản chỉ đạo,chú trọng tinh giảm, tích hợp liên môn ở chương trình hiện hành và tiếp cận với chương trình GDPT tổng thể.

Thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo khung thời gian 37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II:18 tuần) đảm bảo thời gian và kết thúc học kỳ I, kết thúc năm học thống nhất, có đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động giáo dục và kiểm tra định kỳ.

Trên cơ sở đảm bảo "Mức độ cần đạt" về kiến thức, kỹ năng của cấp học trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học theo Công văn số 5842/BGD&ĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ GD&ĐT, nhà trường tổ chức thực hiện linh hoạt, sáng tạo kế hoạch giáo dục, đặc biệt tinh giảm những nội dung khó với đối tượng, những kiến thức chưa thật cần thiết,  bài tập đòi hỏi khai thác sâu kiến thức, tập trung dạy những kiến thức cơ bản, mang tính liên thông giữa các lớp và các cấp học, trong những thời điểm khó khăn về tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần ở khu vực vùng cao chỉ đạo Hiệu trưởng linh hoạt tổ chức các hoạt động giáo dục, rèn kỹ năng sống, đồng thời đảm bảo thực hiện kế hoạch chương trình giáo dục.

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng dẫn tại văn bản số 410/PGD&ĐT ngày 21/9/2017 của Phòng GD&ĐT. Thực hiện hiệu quả việc tinh giảm nội dung dạy học với yêu cầu Hiệu trưởng quản lý được từng nội dung tinh giảm; tổ chuyên môn thảo luận xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng tinh giảm cụ thể, phù hợp; khuyến khích giáo viên thiết kế lại các tiết học trong sách giáo khoa thành các bài học theo chủ đề (trong mỗi môn học hoặc liên môn) để tổ chức cho học sinh hoạt động học tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh đạo trường nhận xét, góp ý, phê duyệt trước khi thực hiện.

1

 


4. Chỉ đạo, thực hiện đổi mới PPDH kiểm tra đánh giá.

 Đổi mới phương pháp dạy học trong giờ dạy, trong khâu soạn bài, việc kiểm tra, trong công tác xây dựng và thực hiện chuyên đề. Nhà trường khuyến khích các đồng chí giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học.

 Chỉ đạo giáo viên thường xuyên tham gia các hoạt động sinh hoạt chuyên môn trên trường học kết nối, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

 Phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm và áp dụng vào việc giảng dạy để nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường.

Thực hiện chủ trương mỗi thầy cô giáo, mỗi tổ chuyên môn, mỗi trường học có một đổi mới phương pháp dạy học.

Xây dựng kế hoạch và triển khai bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học tại các trường trong huyện, tổng cộng có 39 lượt cán bộ giáo viên tham gia học tập chuyên môn phương pháp dạy học tại các trường Quang Kim, Thị Trấn, Cốc San, Bản Qua. Chất lượng được khẳng định tiến bộ trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện.

5. Chỉ đạo, thực hiện xây dựng mô hình trường học.

5.1. Mô hình trường học gắn với nông trại. 

Triển khai, thực hiện có hiệu quả mô hình tăng gia trồng rau xanh, chăn nuôi để cải thiện bữa ăn. Chủng loại rau xanh trồng, con vật nuôi đa dạng, phong phú. Thông qua hoạt động tăng gia, rèn cho học sinh biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào tăng gia để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.

1

 


Kết quả cụ thể: 320 kg lợn thịt, 70 con vịt; 900 kg rau xanh.

Tổ chức giảng dạy hiệu quả 15 chuyên đề dạy học gắn với mô hình trường học gắn với thực tiễn có chất lượng hiệu quả đảm bảo.

5.2. Nâng cao chất lượng mô hình  trường PTDTBT.

Nhà trường thảo luận và xây dựng hệ thống nội quy, quy định chặt chẽ và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương. Đồng thời, nâng cao vai trò và gắn trách nhiệm, đánh giá việc thực hiện việc quản lý học sinh bán trú đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

Thực hiện việc trực và quản lý toàn bộ các hoạt động bán trú theo ca trực, mỗi ca có 01 quản lý và ít nhất 03 giáo viên trở lên. Ca trực phải giải quyết và hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi diễn biến trong ca.

Phát huy có hiệu quả mô hình trường bán trú tự quản, cụ thể học sinh tự quản, đôn đốc lẫn nhau để thực hiện mọi hoạt động.

Siết chặt kỷ cương học sinh bán trú, kiểm soát số lượng nhiều lần trong ngày, phát hiện lập biên bản kịp thời báo lên quản lý trong ca trực. Ban quản lý nội trú, giáo viên chủ nhiệm thực hiện nghiêm túc việc quản lý bàn giao học sinh về nhà và tiếp nhận học sinh đến trường mỗi dịp cuối tuần, lễ tết, chia học sinh theo nhóm thôn phân nhóm trưởng nhóm phó đi về theo nhóm và quản lý lẫn nhau.

Kết quả: Học sinh thực hiện tốt nền nếp, nội quy, quy định của nhà trường, của địa phương. Mô hình bán trú của nhà trường thường xuyên được các trường bạn, PGD&ĐT, UBND huyện đánh giá cao về công tác vệ sinh, ăn ở, nền nếp. UBND huyện giao cho xây dựng mô hình điểm về công tác này của huyện Bát Xát.

6. Chỉ đạo, thực hiện tiếp cận mô hình trường học mới.

Nhà trường tập trung chỉ đạo thực hiện theo hướng tiếp cận mô hình trường học mới, cụ thể: Giáo viên dần làm quen trong cách dạy, đặc biệt là phần khởi động; học sinh dần làm quen trong cách học, đặc biệt là trong các hoạt động nhóm. Các lớp thực hiện trang trí lớp theo hướng tiếp cận.

1

 


Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ thông qua bồi dưỡng chuyên môn nhiều hình thức: sinh hoạt chuyên môn trên trường học kết nối, thực hiện chuyên đề theo NCBH, đặc biệt chú trọng việc tự bồi dưỡng qua công việc đảm nhận. Ban giám hiệu nhà trường tích cực kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Tổ chức nghiên cứu, vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý trường học theo mô hình trường học mới để bồi dưỡng đội ngũ chuẩn bị thực hiện đổi mới chương trình GDPT.

 7. Kết quả cụ thể:

7.1. Đội ngũ CBQL, GV, NV:

 - Tổng số 30 người (02 quản lý, 24 giáo viên, 04 nhân viên), trong đó GV tăng cường đến 03 người, Giáo viên tăng cường đi: 2 người; hợp đồng 04 người).

 - Đạo đức: 100% CBQL, GV, NV xếp loại tốt.

 - Đánh giá giáo viên về chuyên môn:

 + Xếp loại giỏi: 16/24=66,6  %

 + Xếp loại khá: 8/24=33,4 %

 - Đánh giá xếp loại công chức viên chức:

 + Xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 19/27= 73,4%

 + Xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ: 8/27= 26,4 %

 + Xếp loại hoàn thành nhiệm vụ:

7.2. Số, chất lượng, cơ sở vât chất:

- Tổng số học sinh toàn trường: 458 học sinh/13 lớp.

+ Tỷ lệ huy động học sinh đi học chuyên cần từ 94% trở lên

- Tổng số học sinh bán trú: 343 học sinh.

+ Tỷ lệ huy động học sinh ở bán trú từ 95% trở lên.

+ Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ theo NĐ 116/2016/NĐ-CP.

- Tự đánh giá cơ sở giáo dục nhà trường đạt mức độ 1.

- Công tác Phổ cập giáo dục THCS: Duy trì bền vững kết quả PCGD THCS mức độ 2. Tiếp tục mở các lớp XMC, GDTTSKBC.

1

 


- Cơ sở vật chất, cảnh quan trường lớp:

+ Sửa lại toàn bộ hệ thống cây xanh bồn hoa, làm mới 10 bồn cây và 20 chậu cảnh. Làm mới sân khấu sân trường, sơn lại dãy nhà lớp học, dãy nhà bán trú học sinh.

+ Bổ sung chiếu, chăn và các đồ dùng, vật dụng phục vụ học sinh bán trú.

  - Công tác phát triển Đảng: Đề nghị kết nạp Đảng cho 04 quần chúng.

  - Y tế: Khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh, phòng chống dịch bệnh; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc chế biến và nấu ăn cho HSBT.             

 II. Đánh giá chung.

 1. Ưu điểm, chuyển biến nổi bật và nguyên nhân.

 Nhà trường thực hiện tốt việc tuyên truyền, quán triệt chủ trương, đường lối của các cấp đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường qua việc triển khai các Chỉ thị của BGD&ĐT, của UBND tỉnh và huyện. Quan tâm sâu sắc đến việc tuyên truyền, thực hiện triển khai “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

 Triển khai nghiêm túc các chỉ thị nghị quyết các văn bản thực hiện nhiệm vụ năm học.

 Tham mưu và tổ chức thực hiện nhiều biện pháp để duy trì số lượng học sinh, khắc phục giảm nhẹ tình trạng học sinh đi học thất thường. Chất lượng giáo dục cơ bản có những chuyển biến theo hướng tích cực.             

 Tham mưu quy hoạch đất triển khai xây dựng trường lớp, xây dựng vườn rau.

 Thực hiện và duy trì tốt hoạt động của trường PTDTBT; duy trì tốt công tác PCGD MNTNT, PCGD THCS cả về hồ sơ và chất lượng.

 Thực hiện cơ bản đảm bảo các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch mà nhà trường đã xây dựng.

 2. Những tồn tại chính và nguyên nhân.

 Một số giáo viên còn lung túng trong việc đổi mới phương pháp, còn cóp nhặt giáo án, thiếu tính sang tạo trong triển khai nhiệm vụ, việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới còn hạn chế.

1

 


Chất lượng học sinh đại trà chưa cao, một số học sinh có biểu hiện thiếu phấn đấu

Nguồn học sinh mũi nhọn của trường THCS ở tất cả các khối lớp còn hạn chế; giáo viên có năng lực để bồi dưỡng ít, kinh nghiệm chưa nhiều nên hiệu quả không cao.

 Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học còn thiếu thốn: trang thiết bị, đồ dùng phục vụ công tác dạy và học, phòng ở cho giáo viên, phòng ở cho học sinh.

 III. Kiến nghị, đề xuất.

Đội ngũ: Bổ sung 01 quản lý.  

Cơ sở vật chất: Xây dựng bổ sung phòng chức năng, phòng ở cho giáo viên và học sinh.

Trên đây là báo cáo sơ kết học kỳ I năm học 2018-2019 của trường PTDTBT THCS Sàng Ma Sáo./.

 

 

 

     Nơi nhận:                                              HIỆU TRƯỞNG

     - Phòng GD&ĐT;                                                                      

     - ĐU, UBND xã;                                  

     - Lưu VT.     

 

 

                                                                                                         Phương Việt Cường

                                                                   

1

 

nguon VI OLET