Trường THCS Dương Huy                                                              Giáo dục công dân 8

Ngày soạn: 20/08/08.

Ngày giảng:

Tiết 1, bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

 

I/MỤC TIÊU:

1/ Về kiến thức:

- HS hiểu thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải. Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải. Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.

2/ Về kỹ năng:

a. Kỹ năng bài học:

- Tôn trọng lẽ phải, pjê phán hành động trái lẽ phải.

b. Kỹ năng sống:

-Kỹ năng sáng tạo, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tìm kiếm vfa sử dụng thông tin, kỹ năng ra quyết định.

3/ Về thái độ:

- HS có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.

- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc.

4/ Năng lục cần hình thành cho HS:

-Phát triển năng lực tự sáng tạo, sáng tạo hợp tác,sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.

Tự nhận thức về giá trị bản thân, tự điều chính hành vi cho phù hợp với phápluật và accs chuẩn mực đạo đức xã hội.

-Tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc àm của bản thân.

-Thựuc hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước

II/ CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

-Giáo viên: tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện tình huống.

- HS: Học bài, trả lời các câu hỏi gợi ý SGK, sưu tầm tấm gương, ca dao, tục ngữ.

III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY

1. Phương pháp:

- Giải quyết vấn đề

-Động não

-Xử lí tình huống

-Liên hệ và tự liên hệ

- Thảo luận nhóm....

- Kích thích tư duy

- Sắm vai.

2.Kĩ thuật: Chia nhoma, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày một phút.

IV/TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÓA DỤC :

1/Ổn định tổ chức:( 1 phút)

Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do).

GV:  Phan Thùy Dương                                        -1-

                                                                                                                              


Trường THCS Dương Huy                                                              Giáo dục công dân 8

2/Kiểm tra bài cũ:(4 phút)

-Kiểm tra phần hs chuẩn bị bài ở nhà

3/ Bài mới (30 phút)

* Vào bài:  Sống trung thực dám bảo vệ những điều đúng đắn ,không chấp nhận và không làm những điều sai trái đó là những nội dung cốt lõi của tôn trọng lẽ phải .Vậy tôn trọng lẽ phải là gì ? Nó có ý nghĩa như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc đó .

* Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

 

- GV: HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.

- Gọi HS đọc chuyện về quan Tuần phủ Hưng Hóa: Nguyễn Quang Bích.

* Hoạt động nhóm. ( Nhóm nhỏ)

- GV nêu vấn đề:

+ Những việc làm của viên tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo?

+ Hình bộ thượng thư anh ruột tri huyện Thanh Ba có hành động gì?

+ Nhận xét về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích.

- Nhiêm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.

- Đại diện nhóm trả lời.

- HS nhận xét-> GV nhận xét.

-> Tri huyện Thanh Ba: ăn hối lộ, ức hiếp dân nghèo, xử án không công minh.

-> Xin tha tội cho tri huyện.

-> Bắt tên nhà giàu, trả lại ruộng cho người nông dân. Phạt tên nhà giàu về tội hối lộ, ức hiếp. Cách chức tri huyện Thanh Ba.

+ CH: Hành động của quan tuần phủ thể hiện đức tính gì ?

- HS: TL

 

+ CH: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu theo ý kiến đó đúng thì em sẽ xử sự như thế nào?

-> Nếu ý kiến đó đúng thì em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn khác thấy những điểm mà em cho là đúng, hợp lý.

I. Đặt vấn đề.

Quan Tuần phủ Hưng Hóa: Nguyễn Quang Bích.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ông là người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh để bảo vệ chân lý, lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái.

 

 

 

 

 

 

 

 

GV:  Phan Thùy Dương                                        -1-

                                                                                                                              


Trường THCS Dương Huy                                                              Giáo dục công dân 8

+ CH: Nếu biết bạn mình quay cóp bài trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì?

-> Em cần thể hiện thái độ không đồng tình đối với hành vi đó. Phân tích cho bạn thấy  tác hại của việc làm sai trái đó.

+ CH: Để có cách xử sự phù hợp trong các trường hợp ta cần phải làm gì ?

- HS: TL

 

 

 

 

 

- GV: HDHS tìm hiểu nội dung bài học.

 

+ CH: Em hãy kể những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà em thấy trong cuộc sống hàng ngày?

+ CH: Vậy em hiểu lẽ phải là gì?

- HS: TL

 

 

 

 

 

+ CH: Tôn trọng lẽ phải được thể hiện qua những khía cạnh nào?

-> Qua thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động của con người.

+CH: Lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người

- HS: TL

 

 

 

+ CH: Là HS em phải làm gì để rèn luyện tính tôn trọng lẽ phải?

-> Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải để có những hành vi và cách ứng xử phù hợp.

 

+ CH: Lựa chọn cách giải quyết nào và giải thích vì sao?

 

 

 

 

 

 

 

- Mỗi người không chỉ có nhận thức đúng mà cần phải có hành vi và cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc làm sai trái…

II. Nội dung bài học.

 

 

 

 

 

1. Khái niệm.

- Lẽ phải là những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.

- Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.

 

 

 

 

2. Ý nghĩa.

- Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, gpó phần thúc đẩy xã hội phát triển

 

 

 

 

 

III Luyện tập.

GV:  Phan Thùy Dương                                        -1-

                                                                                                                              


Trường THCS Dương Huy                                                              Giáo dục công dân 8

 

+ CH: Nếu người thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào và giải thích vì sao?

 

+ CH: Hành vi nào thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?

 

- GV đọc cho HS nghe truyện: Vụ án “ Trái đất quay”  (SGV T.21)

1. Bài tập 1.

- Lựa chọn đáp án: C.

 

2. Bài tập 2.

- Lựa chọn đáp án: C.

 

 

3. Bài tập 3.

- Hành vi a, c, e biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải.

4. Củng cố (3’)

- CH: Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Là HS em cần phải làm gì để rèn luyện tính tôn trọng lẽ phải?

5. HDVN (2’)

- Làm bài tập 4,5.

- Đọc trước bài: Liêm khiết.

V. Rút kinh nghiệm:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

                           ***************************************************

Ngày soạn: 28/08/2017

Ngày giảng:

 

Tiết 2. Bài 2  LIÊM KHIẾT

I/MỤC TIÊU:

1/ Về kiến thức:

- HS hiểu được thế nào là liêm khiết, Nêu được một số biểu hiện của liêm khiết.

- Nêu được ý nghĩa của liêm kiết.

2/ Về kỹ năng:

a. Kỹ năng bài học:

- HS phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính.

- Biết sống liêm khiết, không tham lam.

b. Kỹ năng sống:

-Kỹ năng sáng tạo, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tìm kiếm vfa sử dụng thông tin, kỹ năng ra quyết định.

3/ Về thái độ:

- Có thái độ kính trọng những người sống liêm khiết, phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng.

4/ Năng lục cần hình thành cho HS:

GV:  Phan Thùy Dương                                        -1-

                                                                                                                              


Trường THCS Dương Huy                                                              Giáo dục công dân 8

-Phát triển năng lực tự sáng tạo, sáng tạo hợp tác,sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.

Tự nhận thức về giá trị bản thân, tự điều chính hành vi cho phù hợp với phápluật và accs chuẩn mực đạo đức xã hội.

-Tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc àm của bản thân.

-Thựuc hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước

II/ CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

-Giáo viên: tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện tình huống.

- HS: Học bài, trả lời các câu hỏi gợi ý SGK, sưu tầm tấm gương, ca dao, tục ngữ.

III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY

1. Phương pháp:

- Giải quyết vấn đề

-Động não

-Xử lí tình huống

-Liên hệ và tự liên hệ

- Thảo luận nhóm....

- Kích thích tư duy

- Sắm vai.

2.Kĩ thuật: Chia nhoma, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày một phút.

IV/TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÓA DỤC :

1/Ổn định tổ chức:( 1 phút)

Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do).

2/Kiểm tra bài cũ:(4 phút)

- CH: Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Là HS em cần phải làm gì để rèn luyện tính tôn trọng lẽ phải?

Đáp án:

- Lẽ phải là những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.

- Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.

- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải để có những hành vi và cách ứng xử phù hợp.

3. Bài mới:( 35’)

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

 

- GV gọi HS đọc chuyện.

* Hoạt động nhóm.( nhóm lớn)

- GV nêu vấn đề:

+Nhóm 1, 2:  Những việc làm của bà Ma-ri Quy-ri là gì. Những việc làm đó thể hiện đức tính gì?

+ Nhóm 3: Những việc làm của Dương Chấn là gì. Những việc làm đó thể hiện đức tính gì?

+ Nhóm 4: Hành động của Bác Hồ được đánh giá như thế nào? Những hành động đó thể hiện đức tính gì?

I. Đặt vấn đề.

 

 

 

 

 

 

 

 

GV:  Phan Thùy Dương                                        -1-

                                                                                                                              


Trường THCS Dương Huy                                                              Giáo dục công dân 8

- Nhiêm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.

- Đại diện nhóm trả lời.

- HS nhận xét-> GV nhận xét.

-> Ma-ri Quy-ri không giữ bản quyền phát minh , biếu 1 gam Ra-đi cho viện nghiên cứu ứng dụng để chữa bệng ung thư, không nhận món quà của tổng thống mà dành nó cho viện nghiên cứu khoa học->Là người không vụ lợi, tham lam, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội.

->Dương Chấn được Vương Mật đem vàng đến lễ nhưng ông không nhận-> Ông là người thanh cao, vô tư, không hám lợi.

-> Bác sống như người Việt Nam bình thường, khước từ nhà cửa, quân phục, ngôi sao sáng chói…-> Bác là người trong sạch, liêm khiết.

+ CH: Em có nhận xét gì về cách xử sự trong ba trường hợp trên?

- HS: TL

 

 

 

+ CH: Trong điều kiện hiện nay, theo em việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp không? Vì sao?

-> Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng, thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa thiết thực Vì: + Giúp mọi người phân biệt được những hành vi liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày.

        +Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết và phê phán những hành vi thiếu liêm khiết.

        +Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.

 

- GV:  HDHS tìm hiểu nội dung bài học.

+ CH: Em hiểu thế nào là liêm khiết?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn, Bác Hồ là những tấm gương sáng để chúng ta học tập, noi theo và kính phục.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nội dung bài học.

1. Khái niệm.

- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ.

GV:  Phan Thùy Dương                                        -1-

                                                                                                                              


Trường THCS Dương Huy                                                              Giáo dục công dân 8

+ CH: Sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối vói con người và xã hội?

 

 

 

 

 

+ CH: Tác dụng của đức tính liêm khiết với bản thân em và mọi người?

- Giới thiệu luật phòng chống tham nhũng được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005.

 

 

+ CH: Những hành vi nào thể hiện thể hiện tính liêm khiết và không liêm khiết? Giải thích vì sao?

 

+ CH: Em tán thành hay không tán thành những việc làm có trong bài tập 2? Vì sao?

 

+ CH: Em hãy kể một câu chuyện nói về tính liêm khiết?

 

 

2. Ý nghĩa.

- Sống liêm khiết làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

 

 

 

 

III Luyện tập.

1. Bài tập 1.

- Hành vi liêm khiết: 1, 3, 5, 7.

- Hành vi không liêm khiết: 2, 4, 6.

 

2. Bài tập 2.

- Không tán thànhvới tất cả các cách ở những tình huống đó vì chúng đều biểu hiện những khía cạch khác nhau của sự không liêm khiết.

4. Củng cố (3’)

- CH: Liêm khiết có tác dụng gì trong cuộc sống của con người? Bản thân em sẽ phải làm gì để rèn luyện tính liêm khiết?

5. HDVN(1’)

- Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về đức tính liêm khiết.

- Đọc trước bài: Tôn trọng người khác.

V. Rút kinh nghiệm:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

                           **************************************************

Ngày soạn: 10 / 9/ 2017

Ngày giảng:

Tiết 3, bài 3:TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC

GV:  Phan Thùy Dương                                        -1-

                                                                                                                              


Trường THCS Dương Huy                                                              Giáo dục công dân 8

I/MỤC TIÊU:

1/ Về kiến thức:

- HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác, nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày.

- Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng người khác.

2/ Về kỹ năng:

a. Kỹ năng bài học:

- HS biết phân biệt các hành vi tôn trọng và không tôn trọng người khác trong cuộc sống.

- Biết tôn trọng bạn bè và mọi người trong cuộc sống hằng ngày.

b. Kỹ năng sống:

-Kỹ năng sáng tạo, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tìm kiếm vfa sử dụng thông tin, kỹ năng ra quyết định.

3/ Về thái độ:

- Có thái độ đồng tình, ủng hộ những hành vi biết tôn trọng người khác.

- Phản đối những hành vi thiếu tôn trọng người khác.

4/ Năng lục cần hình thành cho HS:

-Phát triển năng lực tự sáng tạo, sáng tạo hợp tác,sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.

Tự nhận thức về giá trị bản thân, tự điều chính hành vi cho phù hợp với phápluật và accs chuẩn mực đạo đức xã hội.

-Tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc àm của bản thân.

-Thựuc hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước

II/ CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

-Giáo viên: tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện tình huống.

- HS: Học bài, trả lời các câu hỏi gợi ý SGK, sưu tầm tấm gương, ca dao, tục ngữ.

III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY

1. Phương pháp:

- Giải quyết vấn đề

-Động não

-Xử lí tình huống

-Liên hệ và tự liên hệ

- Thảo luận nhóm....

- Kích thích tư duy

- Sắm vai.

2.Kĩ thuật: Chia nhoma, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày một phút.

IV/TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÓA DỤC :

1/Ổn định tổ chức:( 1 phút)

Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do).

2/Kiểm tra bài cũ:(4 phút)

- CH: : Em hiểu thế nào là liêm khiết? Sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối vói con người và xã hội?

GV:  Phan Thùy Dương                                        -1-

                                                                                                                              


Trường THCS Dương Huy                                                              Giáo dục công dân 8

Đáp án:

- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhên, ích kỉ.

- Sống liêm khiết làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

3. Bài mới:( 35’)

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

 

- GV: HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.

- GV gọi HS đọc 3 tình huống trong  phần đặt vấn đề.

* Hoạt động nhóm.( nhóm lớn)

- GV nêu vấn đề:

+ Nhóm 1, 2: Nhận xét về cách cư xử, thái độ, việc làm của Mai. Hành vi của Mai sẽ được mọi người đối xử như thế nào?

+ Nhóm 3: Nhận xét về cách cư xử của một số bạn đối với Hải. Suy nghĩ của Hải như thế nào. Thái độ của Hải thể hiện đức tính gì?

+ Nhóm 4: Nhận xét việc làm của Quân và Hùng. Việc làm đó thể hiện đức tính gì?

- Nhiêm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.

- Đại diện nhóm trả lời.

- HS nhận xét-> GV nhận xét.

-> Mai là học sinh gỏi nhưng không kiêu căng, coi thường người khác mà lễ phép, chan hòa, cởi mở giúp đỡ nhiệt tình-> Mai được mọi người tôn trọng, quý mến.

-> Các bạn trên chọc Hải vì em là da đen. Hải không cho da đen là xấu mà còn tự hào vì được hưởng màu da của cha-> Hải biết tôn trọng cha mình.

-> Quân và Hùng đọc chuyện, cười trong giờ học văn-> Thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác.

+CH: Vậy trong cuộc sống chúng ta cần phải làm gì để thể hiện sự tôn trọng người khác?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Đặt vấn đề.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chúng ta phải biết lắng nghe, kính trọng, nhường nhịn, không chê bai, chế diễu người khác khi họ khác mình về hình thức, sở thích, phải biết cư xử có văn hóa, đúng mực, tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình. Biết đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái.

GV:  Phan Thùy Dương                                        -1-

                                                                                                                              


Trường THCS Dương Huy                                                              Giáo dục công dân 8

* Bài tập nhanh: Điền vào ô trống

- GV treo đáp án ( có nhiều đáp án khác nhau)

       Hành vi

Địa điểm

Tôn trọng người khác

Không tôn trọng

Gia đình

 

Vâng lời bố mẹ

Xấu hổ vì bố đạp xích lô

Lớp, trường

Giúp đỡ bạn bè

Chê bạn nhà nghèo

Công cộng

Nhường chỗ cho người già trên xe buýt

Dẫm lên cỏ, bẻ hoa.

 

- GV: HDHS tìm hiểu nội dung bài học.

 

+ CH: Thế nào là tôn trọng người khác?

 

 

 

 

 

+ CH: Tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống hàng ngày?

 

 

 

 

 

 

 

+ CH: Chúng ta phải rèn luyện đức tính tôn trọng người khác như thế nào?

 

 

 

 

 

 

- GV:  HDHS luyện tập.

 

 

+ CH: Những hành vi nào thể hiện sự tôn trọng, hành vi nào thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nội dung bài học.

 

1. Khái niệm.

- Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác. Thể hiện lối sống có văn hóa.

2. Ý nghĩa.

- Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.

- Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

3. Cách rèn luyện tính tôn trọng người khác.

- Tôn trọng người khác mọi lúc, mọi nơi.

- Thể hiện cử chỉ, hành động và lời nói tôn trọng người khác

III Luyện tập.

1. Bài tập 1.

- Hành vi b, c, d, đ, e, h, k, l, m, n, o đều thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác.

GV:  Phan Thùy Dương                                        -1-

                                                                                                                              


Trường THCS Dương Huy                                                              Giáo dục công dân 8

Vì sao?

 

+ CH: Em tán thành hay không tán thành với mỗi ý kiến ? Vì sao?

 

+ CH: Hãy dự khiến tình huống mà em gặp trong cuộc sống để có cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng mọi người, theo các gợi ý ?

2.Bài tập 2.

 

 

3. Bài tập 3.

 

4. Củng cố (3’):

Thế nào là tôn trọng người khác? Tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống hàng ngày?

5. Hướng dẫn về nhà (1’)

- Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về sự tôn trọng người khác.

- Đọc trước bài: Giữ chữ tín.

                           **************************************************

Ngày soạn: 12 / 9/ 2017

Ngày giảng:

                          Tiết 4-  Bài 4: GIỮ CHỮ TÍN

 

I/MỤC TIÊU:

1/ Về kiến thức:

- HS hiểu thế nào là giữ chữ tín, nêu được những biểu hiện của việc giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày.

- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ chữ tín.

2/ Về kỹ năng:

a. Kỹ năng bài học:

- HS biết phân biệt hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

- Biết giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hằng ngày.

b. Kỹ năng sống:

-Kỹ năng sáng tạo, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tìm kiếm vfa sử dụng thông tin, kỹ năng ra quyết định.

3/ Về thái độ:

Có ý thức giữ chữ tín.

4/ Năng lục cần hình thành cho HS:

-Phát triển năng lực tự sáng tạo, sáng tạo hợp tác,sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.

Tự nhận thức về giá trị bản thân, tự điều chính hành vi cho phù hợp với phápluật và accs chuẩn mực đạo đức xã hội.

-Tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc àm của bản thân.

-Thựuc hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước

II/ CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

GV:  Phan Thùy Dương                                        -1-

                                                                                                                              

nguon VI OLET