Phần thứ 1: TRIẾT HỌC MÁC -LÊ

  1. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
  2. Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến
  3. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
  4. Quy luật phủ định của phủ định
  5. Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển LLSX
  6. Biện chứng CSHT và KTTT
  7. Hình thái KT-XH và quá trình lịch sử tự nhiên của sự PT các hình thái KT-XH
  8. Quan điểm của CNDVLS về con người và bản chất con người

MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI PHẦN 1

    Mối liên hệ VC-YT

  1. Cơ sở lý luận của đường lối chủ trương chính sách? Vì sao mọi chủ trương chính sách của Đảng và NN phải xuất phát từ đk KQ?

(Giữa VC & YT có mối quan hệ biện chứng, trong đó VC quyết định YT. Chủ

trương chính sách của Đảng và NN – YT; điều kiện KQ – VC)

- Cơ sở lý luận của đường lối chủ trương chính sách là dựa trên mối liên hệ VC-YT

+Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng. Trong mối quan hệ này, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức không hoàn toàn thụ động mà nó có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

a)        Vai trò của vật chất đối với ý thức

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức vì:

Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ khi có con người mới có ý thức. Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới vật chất thì con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm của thế giới vật chất. Kết luận này đã được chứng minh bởi sự phát triển hết sức lâu dài của khoa học về giới tự nhiên; nó là một bằng chứng khoa học chứng minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức có sau.

Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức (bộ óc người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra các hiện tượng phản ánh, lao động, ngôn ngữ), hoặc là chính bản thân thế giới vật chất (thế giới khách quan), hoặc là những dạng tồn tại của vật chất (bộ óc người, hiện tượng phản ảnh, lao động, ngôn ngữ) đã khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức.

Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định. Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất


nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.

b)        Vai trò của ý thức đối với vật chất

Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động vật chất. Song, mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định mục tiêu, đề ra phương huớng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện, v.v. để thực hiện mục tiêu của mình. Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiền của con người.

Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo - đó là sự tác động tích cực cúa ý thức. Còn nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con người đã đi ngược lại các quy luật khách quan, hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đổi với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan.

Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thế quyết định hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả.

Tìm hiểu về vật chất, về nguồn gốc, bản chất của ý thức, về vai trò của vật chất, của ý thức có thể thấy: vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung và khả năng sáng tạo ý thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức; ý thức chỉ có khả năng tác động trở lại vật chất, sự tác động ấy không phải tự thân mà phải thông qua hoạt động thực tiễn (hoạt động vật chất) của con người. Sức mạnh của ý thức trong sự tác động này phụ thuộc vào trình độ phản ánh của ý thức, mức độ thâm nhập của ý thức vào những người hành động, trình độ tổ chức của con người và những điều kiện vật chất, hoàn cảnh vật chất, trong đó con người hành động theo định hướng của ý thức.

Ngay từ khi ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam đã lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng và vận dụng tư tưởng lý luận đó vào thực tế cách mạng nước ta để đề ra đường lối, chủ trương, chính sách qua từng thời kỳ. Một trong những vận dụng cơ sở lý luận của triết học Mác Lênin vào công cuộc đổi mới đất nước mà Đảng đã khởi xướng bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ IV là nguyên tắc khách quan, một nguyên tắc được rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Đảng cộng sản Việt Nam "Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng qui luật khách quan". Việc tìm hiểu quy luật khách quan trên cơ sở mối quan hệ giữa vật chất


và ý thức để vận dụng đúng đắn quy luật này vào thực tiễn là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.


Do thực tại khách quan luôn luôn biến động vận động nên nhận thức của nó củng luôn luôn biến đổi theo, nhưng xét đến cùng thì vật chất bao giờ củng quyết định ý thức . Nhưng ý thức đã ra đời thì nó có tác động lại vật chất . Với tính độc lập tương đối của mình ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiển của con người .

 Quán triệt quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức của triết học Mác xit. Trong nhận thức và thực tiễn , chúng ta phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình . Đồng thời phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố của con người trong việc nhận thức, tác động cải tạo thế giới. Quan điểm khách quan trên giúp ta ngăn ngừa và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí.

 Bệnh chủ quan duy ý trí là xuất phát từ việc cường điệu tính sáng tạo của ý thức, tuyệt đối hoá vai trò nhân tố chủ quan của ý chí, bất chấp qui luật khách quan, xa rời hiện thực, phủ nhận xem nhẹ điều kiện vật chất .

 Ở nước ta , trong thời kỳ trước đổi mới. Đảng ta đã nhận định rằng chúng ta mắt bệnh chủ quan duy ý chí trong việc xác định mục tiêu và bước đi trong việc xây dựng vật chất kỹ thuật và cải tạo xã hội chủ nghĩa ; về bố trí cơ cấu kinh tế; về việc sử dụng các thành phần kinh tế ….Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa ,sử dụng các thành phần kinh tế , đã có hiện tượng nóng vọi muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa , nhanh chống biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh trong khi đúng ra là phải duy trì thực hiện phát triển các thành phần kinh tế theo từng bước đi thích hợp , phù hợp với thời kỳ quá độ trong một thời gian tương đối dài để phát triển lực lượng sản xuất.

 Nguyên nhân của căn bệnh chủ quan duy ý chí trên là do sự lạc hậu, yếu kém về lý luận, do tâm lý của người sản xuất nhỏ và do chúng ta kéo dài chế độ quan liêu bao cấp.

 Văn kiện Đại Hội toàn quốc lần thứ 6 của Đảng ta đã nêu lên bài học :”Đảng ta luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo qui luật khách quan". Chúng ta biết rằng quan điểm khách quan đòi hỏi trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ bản thân sự vật hiện tượng, phải thừa nhận và tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các qui luật tự nhiên và xã hội, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan.

 Bài học mà Đảng ta đã nêu ra , trước hết đòi hỏi Đảng nhận thức đúng đắn và hành động phù hợp với hệ thống qui luật khách quan. Tiếp tục đổi mới tư  duy lý luận, nhất là tư duy về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là xây dựng CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài nhiều chặn đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế xã hội có tính chất quá độ .

 Mổi chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước phải xuất phát từ thực tế khách quan của đất nước và phù hợp qui luật . Chúng ta biết rằng ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong quá trình con người cải tạo thế giới . Do đó càng nắm bắt thông tin về thực tế khách quan chính xác , đầy đủ trung thực và sử lý các thông tin ấy một cách khoa học thì quá trình cải tạo thế giới càng hiệu quả .Đồng thời cần


thấy rằng sức mạnh của ý thức là ở năng lực nhận thức và vận dụng tri thức củng như các qui luật của thế giới khách quan .

 Xuất phát từ mối quan hệ biên chứng giữa vật chất và ý thức . Đảng ta xác định "Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng qui luật khách quan” là xác định vai trò quyết định của vật chất (thế giới khách quan). Như vậy , từ chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ vật chất và ý thức, củng như từ những kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng ta đả rút ra bài học trên.

 Bài học ấy có ý nghĩa thời sự nóng hổi trong quá trình đổi mới đất nước. Hiện nay, trong tình hình đổi mới của cục diện thế giới và của cách mạng ở nước ta đòi hỏi Đảng ta không ngừng phát huy sự hiệu quả lảnh đạo của mình thông qua việc nhận thức đúng, tranh thủ được thời cơ do cách mạng khoa học công nghệ, do xu thế hội nhập và toàn cầu hoá đem lại, đồng thời xác định rỏ những thách thức mà cách mạng nước ta trãi qua.

  1. Vì sao trong hoạt động thực tiễn cần tôn trọng nguyên tắc khách quan của sự xem xét

( câu 13 trang 21 tài liệu màu vàng) ý nghĩa pp luận

-          Nguyên tắc khách quan?

Nguyên tắc khách quan trong xem xét được xây dựng dựa trên nội dung của nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới. Yêu cầu của nguyên tắc này được tóm tắt như sau :khi nhận thức khách thể (đối tượng), sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực – chủ thể tư duy phải nắm bắt, tái hiện nó trong chính nó mà không được thêm hay bớt một cách tùy tiện .

 

-          L. do tôn trọng nguyên tắc khách quan khi xem xét?

- Vật chất là cái có trước tư duy. Vật chất tồn tại vĩnh viễn và ở một giai đọan phát triển nhất định của mình nó mới sản sinh ra tư duy. Do tư duy phản ánh thế giới vật chất, nên trong quá trình nhận thức đối tượng ta không được xuất phát từ tư duy, từ ý kiến chủ quan của chúng ta về đối tượng.mà phải xuất phát từ chính bản thân đối tượng, từ bản chất của nó, không được ”bắt” đối tượng tuân theo tư duy mà phải “bắt” tư duy tuân theo đối tượng. Không ép đối tượng thỏa mãn một sơ đồ chủ quan hay một “Lôgíc” nào đó, mà phải rút ra những sơ đồ từ đối tượng, tái tạo trong tư duy các hình tượng, tư tưởng- cái lôgíc phát triển của chính đối tượng đó.

- Toàn bộ “nghệ thuật” chinh phục bản chất của sự vật, hiện tượng được gói ghém trong sự tìm kiếm, chọn lựa, sử dụng những con đường, cách thức, phương tiện thâm nhập hữu hiệu vào “thế giới” bên trong của sự vật. “nghệ thuật” chinh phục như thế không mang đến cho sự vật, hiện tượng một cái gì đó xa lạ với chính nó. Điều này đặt ra cho chủ thể một tình thế khó khăn. Làm như thế nào để biết chắc chắn những suy nghĩ của chúng ta về sư vật là khách quan, là phù hợp với bản thân sự vật? Nguyên tắc khách quan đòi hỏi được bổ sung thêm yêu cầu phát huy tính năng động sáng tạo của chủ thể và nguyên tắc tính đảng .

- Khi nhận thức các hiện tượng xã hội chúng ta phải chú trọng đến mức độ quan tâm và năng lực nhận thức của các lực lượng xã hội đối với việc giải quyết các


vấn đề xã hội, đối với khuynh hướng phát triển của các hiện tượng xã hội, đối với việc đánh giá tình hình xã hội … những đánh giá có giá trị hơn, những cách giải quyết đúng hơn thường là những đánh giá, những cách giải quyết thuộc về các lực lượng xã hội biết đứng trên lập trường của giai cấp tiên tiến, của những lực lượng cách mạng của thời đại đó. Vì vậy tính khách quan trong xem xét các hiện tượng xã hội nhất quán với nguyên tắc tính đảng. Việc xem thường nguyên tắc này dễ dẫn đến vi phạm yêu cầu của nguyên tắc khách quan trong xem xét, dễ biến nó thành chủ nghĩa khách quan, cản trở việc nhận thức đúng đắn các hiện tượng xã hội phức tạp.

  • Những yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc khách quan trong xem xét:

Nguyên tắc khách quan trong xem xét có mối liên hệ mật thiết với các nguyên tắc khác của lôgíc biện chứng. Nó thể hiện ở yêu cầu cụ thể sau:

+ Trong hoạt động nhận thức, Chủ thể phải:

- Một là: Xuất phát từ hiện thực khách quan, tái hiện lại nó như nó vốn có mà không được tùy tiện đưa ra những nhận định chủ quan.

- Hai là: Phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo của chủ thể, đưa ra các giả thuyết khoa học có giá trị về khách thể, đồng thời biết cách tiến hành kiểm chứng các giả tuyết đó bằng thực nghiệm.

+ Trong hoạt động thực tiễn, Chủ thể phải :

- Một là: Xuất phát từ hiện thực khách quan, phát hiện ra những quy luật chi phối nó.

- Hai là: Dựa trên các quy luật khách quan đó, chúng ta vạch ra các mục tiêu, kế họach, tìm kiếm các biện pháp, phương thức để tổ chức thực hiện. Kịp thời điều chỉnh, uốn nắng họat động của con người đi theo lợi ích và mục đích đã đặt ra.

Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức có nghĩa là phát huy vai trò tri thức, tình cảm, ý chí, lý trí… tức là phát huy vai trò nhân tố con người trong họat động nhận thức và họat động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan, vươn lên làm chủ thế giới.

 

  1. Vận dụng pp luận của mối quan hệ VC-YT vào cuộc sống nói chung và đời sống sinh viên nói riêng
  • Khái niệm VC, YT, mối quan hệ VC-YT
  • Ý nghĩa PPL của mối quan hệ này và vận dụng

VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT- Ý THỨC TRONG CUỘC SỐNG HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN

Thứ nhất,vì vật chất quyết định ý thức nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan. Đầu tiên, bản thân mỗi người phải tự xác định được các điều kiện khách quan ảnh hưởng đến cuộc sống học tập của bản thân. Là sinh viên năm nhất sư phạm, học theo học chế tín chỉ, sống trong đất nước Việt Nam – một đất nước đang phát triển nằm trên bán đảo Đông Dương, tôi tự nhận thức được rằng điều kiện của đất nước còn khó khăn, cơ sở vật chất vẫn chưa hoàn thiện và


hiện đại để đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Ví dụ như trong trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh vì lý do tính chất đặc thù của Khoa Giáo dục Đặc biệt nên số lượng sách chuyên ngành thật sự rất hiếm vì thế nên việc tìm kiếm tài liệu học tập gặp nhiều khó khăn hay do thiếu thốn về trang thiết bị nên quá trình giảng dạy của giảng viên và quá trình học tập của học sinh đều bị ảnh hưởng.

Mặt khác, mỗi người cần phải đặc biệt chú ý tôn trọng tính khách quan và hành động theo các qui luật mang tính khách quan, thể hiện qua một số hành động như: tuân thủ theo thời khóa biểu mà mỗi khoa đã giao cho học sinh để đi học đúng giờ, tham dự các tiết học đầy đủ đồng thời làm theo những lời mà giảng viên hướng dẫn. Ngoài ra, cần phải tuân thủ theo đúng nội qui nhà trường, chấp hành đúng kỷ luật đặc biệt là những qui chế vế việc cấm thi, học lại…

Thứ hai, vì ý thức có sự tác động trở lại đối với vật chất nên cần phải phát huy tính năng động chủ quan tức là phải phát huy tính tích cực, năng động và sáng tạo của ý thức. Theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện tổ chức đăng ký học phần vì vậy bản thân cần phải chủ động hơn, năng nổ trong từng tiết học.

Trong kết cấu của ý thức thì tri thức là yếu tố quan trong nhất.Tri thức là phương thức vận động và tồn tại của ý thức. Chình vì vậy, sinh viên cần phải tích cực trong học tập, chủ động tìm hiểu và khai thác vấn đề, khi học bài không quá phụ thuộc vào giảng viên mà thay vào đó nên suy nghĩ những ý tưởng mới của riêng mình.Ví dụ như những buổi học nhóm hay thảo luận kỹ năng, bản thân tôi thường tìm đến kho kiến thức của thư viện hoặc tài liệu rong kho sách của khoa để trau dồi vốn kiến thức chuyên ngành. Tuy nhiên những tri thức tiếp thu từ sách vở là chưa đủ, xã hội luôn đòi hỏi mỗi người phải có một vốn kỹ năng sống dày dặn. Muốn làm được như vậy thì chúng ta cần tham gia vào các hoạt động tình nguyện ngoài trời hay tìm kiếm một công việc làm thêm phù hợp để hiểu được giá trị của đồng tiền.

Tình cảm là những rung động của con người trong các mối quan hệ với hiện thực. Nhờ có tình cảm mà tri thức mới có sức mạnh và sau đó trở thành cơ sở cho hành động.Nói cách khác, tình cảm là động lực lớn nhất thúc đẩy chúng ta đi đến thành công. Đối với sinh viên khoa Giáo dục Đặc biệt như tôi, để đạt thành tích tốt trong học tập cũng như phát triển trong tương lai, cần phải có niềm đam mê đối với mỗi môn học bất kể là môn chuyên ngành hay môn đại cương. Thiết nghĩ cần phải tạo cảm giác thoải mái và tình thần vui vẻ khi học tập từ đó mới tạo ra được hứng thú để tìm tòi vọng của cha mẹ, tình cảm gia đình góp phần giúp bản thân vượt qua những khó khăn để tiếp tục con đường học tập.

Niềm tin là động cơ tinh thần định hướng cho những hoạt động của con người. Là một sinh viên tốt thì cần phải biết đặt niềm tin vào nhiều thứ.Đầu tiên, cần phải có niềm tin


ở bản thân mình, phải biết đặt ra hoài bão, ước mơ nhưng không được quên việc thực hiện hóa nó bằng các kế hoạch chắc chắn.Có niềm tin thì chắc chắn sẽ có động lực để phấn đấu, vươn lên nhằm đạt được những mục tiêu cao đẹp. Cụ thể là, mục tiêu bây giờ của tôi chính là tốt nghiệp đại học với tấm bằn loại khá trở trên nhưng muốn thực hiện được điều ấy thì phải lập ra thời gian biểu học tập cụ thể với một phương pháp học đúng đắn kèm theo.

Ý chí biểu hiện cho sức mạnh tinh thần của con người, giúp con người vượt qua những khó khăn, trở ngại để đạt được những mục tiêu đã đặt ra.Môi tường đại học ẩn chứa nhiều thử thách và cám dỗ vì vậy chúng ta cần phải xây dựng cho mình một ý chí kiên định để tránh xa những thói hư tật xấu. Ví dụ như, cuộc sống sinh viên tự do đòi hỏi tôi phải lập ra những qui tắc riêng cho bản thân để giữ vững lập trường của mình trước những cạm bẫy trước mắt: tránh tụ tập nhậu nhẹt sa đà, không vì lười biếng mà cúp học, chưa học bài xong chưa đi ngủ chưa họ bài đủ chưa đi chơi, không nên chạy theo những công việc chỉ sinh ra lợi ích tức thờ mà bỏ bê việc học, nên học theo tinh thần của câu nói:”Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin.

Thứ ba, cần phải chống lại bệnh chủ quan duy ý chí cũng như bệnh bảo thủ trì trệ. Cụ thể là cần phải tiếp thu có chọn lọc những ý kiến mới, việc hôm nay không nên để ngày mai, không chủ quan trước mọi tình huống, phải biết lắng nghe và tiếp thu sự góp ý của người khác. Ví dụ như sau một bài thuyết trình thì phải nán lại lắng nghe ý kiến chỉnh sửa của cả lớp và giảng viên hay khi làm bài hoặc họp nhóm cần phải sáng tạo, đột phá, cải tiến cái cũ nhưng không nên quá cầu toàn. Khi đăng kí học phần không nên đăng kí quá nhiều tránh việc không kham nổi.

Thứ tư, khi giải thích các hiện tượng xã hội cần phải tính đến các điều kiện vật chất lẫn yếu tố tinh thần, điều kiện khách quan lẫn yếu tố khách quan. Ví dụ đối với việc đăng lý học phần, sinh viên cần phải tính đến năng lực học tập của bản thân, điều kiện tài chính của gia đình, cân nhắc quỹ thời gian, không đăng ký học phần một cách tràn lan với mục đích tốt nghiệp sớm tránh trường hợp học không theo kịp, dẫn đến hao phí tiền bạc, thời gian, công sức mà kết quả lại không đực như ý muốn.

  1. Vì sao trong hoạt động thực tiễn phải phát huy tính tích cực năng dộng sáng tạo của YT/nhân tố chủ quan ? (Nhấn mạnh vai trò YT đv VC)

    NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

  1. Phân tích nd nguyên lý MLH phổ biến và liên hệ bản thân

Khái niệm MLH phổ biến, nội dung nguyên l. MLH phổ biến

-Liên hệ Liên hệ bản thân giống câu 6

  1. Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thtrong đời sống sinh viên

-Nội dung quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể

- Vận dụng


Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta. Song để thực hiện được chúng, mỗi chúng ta cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng - nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình. Đối với sinh viên, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, vẫn có thể sử dụng các nguyên tắc phương pháp luận đó vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, xã hội ta ngày càng tươi đẹp.

Chúng ta có thể áp dụng những quan điểm này trong cuộc sống
Chúng ta hiện nay đều là những tân sinh viên, khi mới nhập học hầu như là không quen biết nhau. Khi nhìn thấy 1 bạn nào đấy , chắc chắn chúng ta đều có những ấn tượng đầu tiên về ngoại hình , tính cách của bạn đó. Nhưng nếu chỉ qua 1 vài lần gặp mặt mà chúng ta đã đánh giá bạn là người xấu hoặc tốt , dễ tính hay khó tính. Cách đánh giá như vậy là phiến diện , chủ quan trái với quan điểm toàn diện.Điều có thể làm cho chúng ta có những quyết định sai lầm . Chẳng hạn như khi nhìn thấy một người có gương mặt ưa nhìn , ăn nói nhỏ nhẹ đã vội vàng kết luận là người tốt và muốn làm bạn , còn khi nhìn thấy một người ít nói , không hay cười thì cho là khó tính không muốn kết bạn. Qua một thời gian kết bạn mới nhận ra người bạn mà mình chọn có những đức tính không tốt như lợi dụng bạn bè, ích kỷ. Còn người bạn ít nói kia thực ra rất tốt bụng , hay giúp đỡ bạn bè. Ấn tượng đầu tiên chỉ quyết định đến quá trình giao tiếp về sau. Quan điểm toàn diện dạy cho ta biết rằng khi xem xét, đánh giá một sự vật, hiện tượng phải xem xét đánh giá một cách toàn diện , mọi mặt của vấn đề để hiểu được bản chất thật sự của sự vật hiện tượng. Chúng ta không thể chỉ nhìn bề ngoài mà phán xét về phẩm chất, đạo đức của người đó.Vẻ bề ngoài không nói lên được tất cả , có thể bạn đó có gương mặt lạnh lùng nhưng tính bạn rất cởi mở, hòa đồng, dễ gần. Vì vậy muốn đánh giá 1 con người cần phải có thời gian tiếp xúc lâu dài , nhìn nhận họ trên mọi phương diện , ở từng thời điểm ,từng hoàn cảnh khác nhau. 

Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho phù hợp với từng con người. Đối với những người bề trên như ông ,bà ,bố ,mẹ, thầy cô… thì chúng ta cần có thái độ cư xử lễ phép, tôn trọng họ. Đối với bạn bè thì có những hành động , thái độ thoải mái,tự nhiên .Ngay cả quan hệ với một con người nhất định ở những không gian khác nhau hoặc thời gian khác nhau, chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như ông cha đã kết luận: “đối nhân xử thế”. Ví dụ như khi xưa anh ta là người xấu ,tính cách không tốt hay vụ lợi không nên giao tiếp chơi thân, nhưng hiện nay anh ta đã sửa đổi tính cách tốt hơn biết quan tâm mọi người không như xưa , chúng ta cần nhìn nhận anh ta khác đi , có thể cư xử khác trước, có thể giao tiếp , kết bạn với anh ta.
Hay khi xem xét nguyên nhân của một vấn đề nào đó để giải quyết, chúng ta cần xem xét chúng trong các mối liên hệ để xem nguyên nhân từ đâu để có cách giải quyết, xử lý tốt . Khi ta học kém đi , điểm số giảm cần tìm nguyên nhân do đâu khiến ta như vậy. Do lười học, không hiểu bài, không làm bài tập hay không có thời gian học. Nếu tìm được nguyên nhân cụ thể, chủ yếu , thì sẽ tìm được cách giải quyết đúng đắn. 




Chúng ta có thể áp dụng những quan điểm này trong việc học tập:
Trong học tập bao giờ cũng xác định mục tiêu, động cơ, thái độ đúng đắn thì mới có kết quả cao hơn. Việc vận dụng quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể trong học tập sẽ giúp định hướng học tập sâu hơn và cao hơn, quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể là thế giới quan của mỗi con người.

Để vận dụng quan điểm trên chúng ta cần phân tích, xem xét các mặt của việc học một cách cụ thể, toàn diện, phù hợp với từng thời điểm :
- Học tập là suốt đời, học bằng cái gì: bằng mắt, bằng tai, bằng tay, bằng da, bằng mũi, bằng miệng, học cái gì trước, cái gì sau, học cái gì để biết, cái gì để làm, học để tồn tại, học để chung sống với con người, với vạn vật, với muôn loài...
- Người học phải biết khiêm tốn, học phải hỏi, học ở mọi người.

- Nhiều thứ con người muốn học, nhưng muốn hiểu kỷ và sâu sắc thì phải tốn nhiều thời gian, kiên trì, kiên nhẫn. ví dụ như người trồng lúa: học biết các giống lúa, loại nào phù hợp vùng đất nào, thời tiết nào, những điều kiện và cách chăm bón đúng cách để đạt năng suất, khi phát hiện có sâu rầy phải giải quyết thế nào...

- Học phải gắn với hành thì việc học có kết quả nhanh hơn. Người xưa vẫn dạy rằng: “Trăm hay không bằng tay quen”. Lao động thời nào cũng vậy, phải luôn ý thực là lí thuyết hay cũng không bằng thực hành giỏi. Vai trò của thực hành được đề cao là điều hiển nhiên. 
Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thực hành được hiểu khác hơn, học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rời nhau. Trước hết ta cần hiểu : “học” là tiếp thu kiến thức đã được tích luỹ trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. “Học” là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu. “Học” là tìm hiểu, khám phá những tri thức của loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. Còn “hành” nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lí thuyết vào thực tiễn đời sống. Cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Học và hành là hai mặt của một qua trình thống nhất, nó không thể tách rời mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một.

Chúng ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập. Một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học cũng trở nên vô ích. Có nhiều bạn trẻ khi rời ghế nhà trường vào một nhà máy, một cơ quan… Lúng túng không biết phải làm công việc mà chuyên môn mình đã được học như thế nào? Dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi là sự hoang mang, chán nản. Nguyên do dẫn đến việc “học” mà không “hành” được là do học không thấu đáo, khi còn ngồi trên ghế nhà trường không thật sự chuyên tâm, rèn luyện, trau dồi kiến thức hoặc thiếu môi trường hoạt động.
Ngược lại nếu hành mà không có lí luận, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn


trở ngại, thậm chí có khi còn dẫn đến những sai lầm to lớn nữa. Do vậy việc học tập, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm là nền tảng để mỗi người áp dụng vào thực tế, thực hành trong thực tiễn cuộc sống.
Một thực tế cho thấy, sự thiếu liên hệ giữa kiến thức với thực tiễn ở các trường phổ thông đã khiến các sinh viên tương lai không biết nên lựa chọn ngành học nào trước mùa thi. Đa số các em không biết sử dụng những kiến thức đã được học vào việc gì ngoài việc để... thi đỗ đại học
Hậu quả sâu xa hơn của việc “học” không đi đôi với “hành” là có nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng vẫn ngơ ngác khi bước vào cuộc sống, nhiều thủ khoa sau khi ra trường, va vấp cuộc sống mới tự hỏi: “Không biết việc chọn trường chọn ngành của mình đã đúng hay chưa?”. Nhất là khi xã hội đang cần những người có tay nghề cao phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì việc “Học đi đôi với hành” càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

- Tuy nhiên, nếu chỉ chăm vào học tập thôi thì chưa đủ, chúng ta cần phải rèn luyện cả về phẩm chất, đạo đức như Bác đã từng dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Tài và đức là những phẩm chất khác nhau nhưng luôn luôn gắn bó mật thiết không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi tài năng đó không phục vụ cái chung mà chỉ mưu cầu lợi ích cho một cá nhân thì cũng trở thành vô giá trị. Con người ta không thể sống một mình, không thể tách rời khỏi gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, nhân dân, nhân loại. Giá trị một con người được xem xét chính bởi tác dụng của cá nhân đó trong mối quan hệ với đồng loại. Người không có đức là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ vun vén để có lợi cho riêng họ. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của tập thể thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại mang đến cho gia đình, xã hội càng lớn.

Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có đức, có khát vọng hành động vì lợi ích của mọi người nhưng không có kiến thức, năng lực kém thì những ý định tốt cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta trở nên ít có tác dụng trong đời sống con người. Rõ ràng là giá trị con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau thì con người mới trở nên toàn diện, mới đạt hiệu quả lao động cao và mới có ích cho mọi người.

Chúng ta hiện nay đang là những sinh viên, là những người đang trong quá trình phát triển về mọi mặt cả về thể lực và trí lực, tri thức và trí tuệ nhân cách... cho nên thời kì này phải tranh thủ điều kiện để hoàn thiện bản thân, phải rèn luyện cả phẩm chất, năng lực, cả đức cả tài, học hỏi bạn bè, gia đình, nhà trường và xã hội để trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay làm nền tảng cho sự phát triển tiếp tục trong tương lai.

  1. Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và vận dụng bản thân( cơ sở lý luận MLH phổ biến)

- Nội dung quan điểm toàn diện

- Cơ sở l.ý luận của QĐ toàn diện


- Vận dụng :tham khảo thêm câu 6

  1.                      Vì sao trong nhận thức và thực tiễn cần quán triệt quan điểm toàn diện( xuất phát từ nguyên lý MHL  phổ biến)

Nhận thức là sự phản ánh của thế giới khách quan vào trong bộ não con người một cách năng động và sáng tạo, thông qua lao động và ngôn ngữ.

Hoạt động thực tiễn là tất cả những hoạt động vật chất có tính chất lịch sử và xã hội của con người nhằm làm biến đổi tự nhiên và xã hội. Những hoạt động thực tiễn như : hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động làm biến đổi các quan hệ xã hội và thực nghiệm khoa học.

Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, hay nói cách khác từ trong hoạt động thực tiễn làm xuất hiện những nhu cầu buộc con người phải nhận thức thế giới. Thông qua thực tiễn con người làm cho sự vật hiện tượng bộc lộ những thuộc tính, những liên hệ, trên cơ sở đó con người nhận thức chúng. Như vậy, thực tiễn đem lại những tài liệu cho quá trình nhận thức, giúp cho nhận thức nắm được bản chất, các quy luật của thế giới. Thực tiễn còn làm hoàn thiện các giác quan của con người qua đó làm tăng khả năng nhận biết của các giác quan thúc đẩy nhận thức của con người phát triển.

Tuy nhiên, thế giới này là thế giới vât chất. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới vật chất dù có phong phú, đa dạng, muôn màu thì cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất là thế giới vật chất. Các sự vật, hiện tượng không tồn tại, biệt lập tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định; đây chính là mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Vì các mối quan hệ là sự tác động qua lại, chuyển hóa, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, phải tránh cách xem xét phiếm diện.

Quan điểm toàn diện đòi hỏi, muốn nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng chúng ta phải xem xét sự tồn tại của nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác nhau trong chính chỉnh thể của sự vật, hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác; tránh xem xét phiến diện một chiều, chủ nghĩa chiết trung hay thuật ngữ nguỵ biện.  

Để đánh giá được mối liên hệ chủ yếu, bản chất quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng cần xem xét, đánh giá từng mặt, từng mối liên hệ của sự vật hiện tượng đó. Phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên và lưu ý sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối quan hệ từ đó có những phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân. Trong nhận thức, nguyên tắc toàn diện là yêu cầu tất yếu của phương pháp tiếp cận khoa học, cho phép tính đến mọi khả năng của vận động, phát triển có thể có của sự vật, hiện tượng đang nghiên cứu; nghĩa là cần xem xét sự vật, hiện tượng trong một chỉnh thể thống nhất với tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, cùng các mối quan hệ của

nguon VI OLET