Chương I: MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA GIÁO DỤC DÂN SỐ
      1. Giáo dục dân số và bản chất của GD DS
- GD DS là 1 lĩnh vực tri thức khoa học mang tính GD liên ngành - GD DS là 1 thuật ngữ được UNESCO sử dụng vào đầu những năm 1970, theo thời gian nội dung của nó dần dần được hoàn thiện. Quá trình GD DS:
Cung cấp kiến thức ( Suy xét và đánh giá hiện tượng ( Hình thành thái độ ( Hành động theo thái độ đã chọn.
      2. Mục tiêu của GD DS:
a) Hình thành nhận thức và hiểu biết về:
- Tình hình dân số TG, các quốc gia, cộng đồng... - Các khái niệm cơ bản về dân số học - Quá trình biến đổi DS - Các yếu tố quyết định đến biến đổi DS - Mối quan hệ qua lại giữa biến đổi DS với các khía cạnh của chất lượng cuộc sống - Các chính sách, kế hoạch và chương trình DS của nhà nước
b) Phát triển năng lực hiểu biết, đánh giá mối quan hệ qua lại, mật thiết giữa chất lượng cuộc sống với sự biến đổi dân số...
c) Xây dựng các thái độ hợp lý, định hướng các giá trị mới theo hướng tích cực về DS, từ đó có những quyết định và hành động có trách nhiệm đối với vấn đề DS.
Chương II: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁO DỤC DÂN SỐ
    1. Các quan điểm bản về vấn đề dân số:      a)    Thuyết Malthus và Tân Malthus:     * Thuyết Malthus:     Thomas Robert Malthus (1766-1834) là một mục sư, một nhà KT học người Anh. Trong tp: "Bàn về dân số" (An essay on the principle of population) xuất bản năm 1789, ông đã đề cập đến vấn đề "nhân mãn" (nạn thừa người).                                                                 Nội dung cơ bản của thuyết Malthus có thể tóm tắt như sau:     - Dân số nếu không được kiểm soát sẽ tăng theo cấp số nhân (2, 4, 8, 16...); còn lương thực thực phẩm, phương tiện sinh hoạt chỉ tăng theo cấp số cộng (1, 2, 3, 4...)     - Sự gia tăng dân số diễn ra với nhịp độ không thay đổi còn sự gia tăng về lương thực, thực phẩm là có giới hạn bởi những điều kiện (diện tích, năng suất...) khó có thể vượt qua.     - Dân cư trên Trái Ðất phát triển nhanh hơn khả năng nuôi sống nó. Từ đó, đói khổ, đạo đức xuống cấp, tội ác phát triển là sự tất yếu.     - Về các giải pháp thì thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh là cưú cánh để giải quyết vấn đề dân số mà ông gọi là các "hạn chế mạnh"     Về những đóng góp của Malthus, có thể nói ông là người có công đầu trong công việc nêu lên và nghiên cứu vấn đề dân số, cố gắng tìm ra một qui luật nào đó, đặc biệt là lên tiếng báo động cho nhân loại về nguy cơ của sự tăng nhanh dân số. Tuy nhiên, một mặt do những hạn chế về lịch sử và mặt khác, quan trọng hơn, xuất phát từ chổ cho rằng qui luật dân số là qui luật tự nhiên, vĩnh viễn, nên ông đã đưa ra những giải pháp sai lệch, vô nhân đạo.         Dưới đây là một đoạn trích trong tác phẩm của ông về các giải pháp mà không cần phải bình luận gì thêm. Ông viết: "Chúng ta phải triệt để tạo điều kiện cho các tác động tự nhiên gây ra cái chết... Chúng ta khuyến khích một cách thực lòng những lực lượng tàn phá khác của tự nhiên mà chính chúng ta phải làm cho nó xẩy ra..."     Tóm lại, thực chất của thuyết Malthus là đặt giới hạn cho số người trên Trái Ðất, mà là việc giải thích sai lầm động lực dân số, cắt nghĩa không đúng những hậu quả xã hội do sự gia tăng dân số gây ra và đặc biệt là việc đề ra các giải pháp sai lầm, ấu trĩ và phản động.
*Các thuyết Tân Malthus:
Ra đời vào nửa sau TK XIX và đầu TK XX, những thuyết Malthus mới rất đa dạng, tất nhiên "mềm dẻo" hơn.
Nội dung cơ bản: Dựa trên sự tăng nhanh dân số, nhất là ở các nước đang phát triển, dẫn đến nhiều loại TNTN bị cuốn vào qtr sx làm kiệt quệ TN và ô nhiễm môi trường. Theo họ, "cứ đà này thì giới hạn của sự phát triển trên hành tinh có thể chỉ chịu đựng trong vòng một trăm năm tới. Hậu quả không tránh khỏi là một sự sụp đổ tức thời, không kiểm soát được cả về mặt dân số lẫn về các khả năng sx". Từ đó họ kêu gọi các nước đang phát triển "đừng tiếp tục phát triển sản xuất nữa".
Trong các
nguon VI OLET