TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON
(((


/
MÔN GIÁO DỤC HỌC 2
CHUYÊN ĐỀ 11: NHỮNG NỘI DUNG GIÁO DỤC MỚI
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ THU TRANG
THỰC HIỆN: NHÓM 10 – LỚP CĐTHBK40

DANH SÁCH NHÓM
Ka’ Vẩn (Nhóm trưởng)
Nguyễn Thị Bích Hằng
Nguyễn Thị Thu Thảo
Lê Thị Thảo
Đỗ Phương Linh
Đỗ Hoàng Thùy Dương
Trần Thị Ánh
Nguyễn Thị Thiên Hiếu

CẤU TRÚC BÀI THUYẾT TRÌNH
Chuyên đề 11: Những nội dung giáo dục mới
Giáo dục môi trường
Giáo dục giới tính
NỘI DUNG CHÍNH
MỞ ĐẦU
Xem clip tìm từ khóa về những nội dung giáo dục mới.
Giới thiệu 2 nội dung chính cần tìm hiểu.
PHẦN THÂN
Giáo dục môi trường
Khái niệm
Môi trường là tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh bao quanh Trái Đất, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống và sự phát triển của mọi lĩnh vực sống.
Ô nhiễm môi trường là môi trường bị nhiễm các chất độc hại, nhiễm bẩn hoặc tiếng ồn quá giới hạn cho phép, hoặc do sự khai thác của con người làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ cân bằng hệ sinh thái.
Nguyên nhân ô nhiễm môi trường:
Chặt rừng khai thác gỗ, đốt rừng làm nương đã làm mất khả năng giữ nước của rừng đầu nguồn, gây lũ lụt vào mùa mưa,hạn hán vào mùa khô, sinh vật mất nơi sinh sống, sự cân bằng hệ sinh thái bị phá hoại.
Do các hoạt động khai thác khác nhau của con người làm cho đất đai kiệt quệ, địa hình bị sói mòn, diện tích hoang hóa đồi trọc ngày một tăng.
Khai thác quá mức đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Khí thải công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước, bầu khí quyển, tầng ozon…
Giao thông vận tải phát triển gây tiếng ồn quá mức chịu đựng của con người, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khí thải giao thông làm ô nhiễm bầu khí quyển…
Chất thải sinh hoạt cũng là một nguồn góp phần đáng kể vào việc làm ô nhiễm môi trường.
Giáo dục môi trường là quá trình tác động làm thức tỉnh mọi người, trong đó một bộ phận quan trọng là thế hệ trẻ có nhận thức đúng về môi trường và ý nghĩa sống còn của việc bảo vệ môi trường, thường xuyên quan tâm đến môi trường, hình thành các kỹ năng bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân, gia đình và cả nhân loại.
Các loại môi trường bị ô nhiễm: môi trường đất, không khí, môi trường bị ô nhiễm bởi tiếng ồn.
Nội dung giáo dục môi trường
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường:
Bảo vệ nơi sinh sống và phát triển của quần xã sinh vật và tôn trọng sự cân bằng của hệ sinh thái.
//
Có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, đấu tranh chống lại những hành vi ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, không khai thác bừa bãi tài nguyên, tàn phá thiên nhiên.
Có ý thức giữ gìn sự trong lành của môi trường sống hàng ngày của con người ở mọi nơi mọi chỗ.
Bồi dưỡng kiến thức về môi trường, bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường.
Tìm hiểu về môi trường, hệ sinh thái.
//
/
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và tác hại của nó (ô nhiễm đất, bầu khí quyển, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm nước, thuốc trừ sâu,…).
//
Rèn luyện và hình thành thói quen giữ vệ sinh, bảo đảm sự trong lành của môi trường sống xung quanh con người, tham gia tích cực vào các hoạt động giữ gìn và làm sạch môi trường.
/
/

Các con đường giáo dục môi trường cho học sinh
Thông qua qua giảng dạy các bộ môn khoa học tự nhiên và xã hội , đặc biệt là các môn học có nội dung tri thức có thể khai thác bằng cách lồng ghép, tích hợp hoặc theo mô đun để giáo dục môi trường có hiệu quả như môn Sinh học, Địa lí, Đạo đức, GDCD.
/
Tổ chức trao đổi, tọa đàm, tranh luận qua các buổi sinh hoạt về môi trường và bảo vệ môi trường cũng như các hoạt động cụ thể.
//

Tổ chức cho học sinh tham gia vào việc bảo vệ môi trường: tuyên truyền, cổ động, trồng cây, chăm sóc hoa, chim, cây cảnh, dọn vệ sinh, diệt ruồi, muỗi, bọ gậy…
/
Tham quan, du lịch môi trường sinh thái, danh lam thắng cảnh, rừng nguyên sinh, các môi trường tự nhiên và thiên nhiên nhân tạo.
/
/
Khen
nguon VI OLET