UBND TỈNH THÁI BÌNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM



BÁO CÁO THU HOẠCH
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN THCS HẠNG II






Học viên : Nguyễn Minh Toán
Ngày sinh: 20/05/1982
Lớp: Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp THCS hạng II
Đơn vị công tác: Trung tâm GDNN – GDTX thành phố TB




Thái Bình, ngày 01 tháng 07 năm 2020


PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ CÔNG TÁC.
- Trung tâm GDNN – GDTX Thành phố là cơ sở Công lập trực thuộc UBND thành phố Thái Bình. Mọi chế độ, chính sách của nhà nước được thực hiện như các trường THPT công lập.
- Trung tâm được thành lập từ năm 1971. Đội ngũ các thầy cô giáo có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý học sinh, luôn có tinh thần trách nhiệm cao.
- Cơ sở vật chất khang trang Xanh – Sạch – Đẹp. Chất lượng giảng dạy luôn được đảm bảo, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm đều trên tỉ lệ bình quân của Tỉnh.
- Các em học sinh vào trung tâm được học đầy đủ các môn văn hóa cơ bản theo chương trình THPT: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Anh văn và tin học.
- Các em học tại Trung tâm được ưu tiên tham gia học lớp Trung cấp chính quy miễn 100% học phí.
- Học xong chương trình lớp 12 các em được tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, được cấp bằng tốt nghiệp THPT và được đăng ký xét tuyển tại tất cả các trường Đại học, Cao đẳng trong toàn quốc.
- Các em học sinh theo học chương trình học văn hóa kết hợp học nghề thì sau 3 năm học, học sinh sẽ được cấp bằng THPT và bằng Trung cấp nghề chính quy.
- Đối với cá nhân tôi, là một Giáo viên biên chế của Trung tâm tôi được phân công giảng dạy trực tiếp bộ môn Toán học ở khối văn hóa và bộ môn tin học nghề của nghề khối 8 trên toàn thành phố.
PHẦN II. NỘI DUNG THU HOẠCH.
I. Khái quát kiến thức và kĩ năng thu nhận trong quá trình học tập, bối dưỡng.
Qua thời gian học tập và bồi dưỡng lớp chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạnghạng II, bản thân tôi đã lĩnh hội được những kiến thức và kĩ năng ở 10 chuyên đề như sau:
1 . Nội dung đầu tiên được nghiên cứu thuộc chuyên đề 1 “Lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước”, Qua chuyên đề 1 tôi nhận thức được các vấn đề cơ bản sau:
- Quản lí nhà nước là sự tác động của các chủ thế mang quyền lực nhà nước tác động đến các đối tượng quản lí bằng công cụ quyền lực của mình (các cơ quan quyền lực nhà nước và hệ thống pháp luật) nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.
- Từ khi có nhà nước, xã hội được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ các thiết chế mang tính pháp lí mà cộng đồng xã hội thiết lập nên bằng trình độ, kinh nghiệm, truyền thống và phương pháp khác nhau. Nhà nước thường mang tính pháp quyền, có chức năng quản lí toàn bộ xã hội (thông qua hệ thống các cơ quan quyền lực của nhà nước cùng với những công cụ quyền lực có tính cưỡng chế đối với toàn bộ xã hội). Bộ máy nhà nước (các cơ quan quyền lực của nhà nước) tồn tại và hoạt động dựa trên nguồn thuế đóng góp của công dân theo những quy định mà nhà nước đặt ra.
- Trên thế giới hiện nay, bất cứ một nhà nước hiện đại nào cũng có ba cơ quan quyền lực cơ bản: Quốc hội (quyền lập pháp); Chính phủ (quyền hành pháp); Toà án (quyền tư pháp).
*) Đối với Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực của bộ máy nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp của ba cơ quan quyền lực cơ bản:
+ Quốc hội (quyền lập pháp, lập hiến) là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân; là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia về đối nội và đối ngoại; quyết định việc lập Chính phủ, Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân; giám sát các hoạt động của các tổ chức nhà nước.
+ Chính phủ (quyền hành pháp) là cơ quan hành chính và hành pháp cao nhất. Chính phủ có quyền lập quy (ban hành các văn bản dưới luật thường gọi là các văn bản pháp quy) và quyền hành chính (là quyền tổ chức ra bộ máy quản lí công việc hàng ngày của Nhà nước, quản lí mọi mặt
nguon VI OLET