đề cương bộ môn giáo dục học
PHẦN 1- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA GIÁO DỤC HỌC
Chương 1- GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
1. GD là một hiện tượng xã hội
1.1. Bản chất, nguồn gốc của giáo dục
Bản chất của GD là sự truyền thụ kinh nghiệm của người này cho người khác, của thế hệ trước cho thế hệ sau (kinh nghiệm lao động, kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử...).
Nguồn gốc của GD: Bắt đầu từ lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, GD cũng bắt đầu manh nha. Nguồn gốc của GD bắt đầu từ lao động, vì trong quá trình tác động vào thế giới khách quan con người đã tiếp thu và tích lũy được những kinh nghiệm và truyền lại cho người khác, cho thế hệ sau để ứng dụng vào trong quá trình lao động sau đó đạt hiệu quả cao hơn.
Cơ chế phát triển chủ yếu của động vật là di truyền. Ở con người, cơ chế phát triển là lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử loài người, những kinh nghiệm cá thể và kinh nghiệm xã hội lịch sử được truyền lại qua nhiều thế hệ.
Nhờ có GD mà xã hội loài người mới duy trì sự tồn tại, phát triển và đạt được những thành tựu ngày càng rực rỡ.
GD ban đầu được thực hiện thông qua việc truyền thụ kinh nghiệm của người này cho người khác, chưa có một cơ quan chuyên trách đảm nhiệm việc GD, nó có thể được tiến hành một cách tự giác hoặc tự phát ở trong gia đình hoặc cộng đồng. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, người ta nhận thấy cần phải có những cá nhân và những cơ quan chuyên phụ trách việc GD thế hệ trẻ để đạt hiệu quả cao, từ đó trường học và thầy giáo ra đời. Và như vậy, bên cạnh GD của gia đình, GD của xã hội thì còn có GD của cơ quan chuyên trách đó là nhà trường. Ngày nay, việc GD trong nhà trường đã được tổ chức ngày càng khoa học và chặt chẽ với mục đích, nội dung, kế hoạch, chương trình, phương pháp, phương tiên, nhân lực cụ thể và dựa trên cơ sở của các khoa học liên quan đến GD con người.
* Từ những phân tích trên ta có thể đi đến kết luận: GD là một hiện tượng chỉ có trong xã hội loài người, bản chất của GD là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử-xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có GD mà các thế nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó xã hội loài người không ngừng tiến lên. Hoạt động GD ngày càng được tổ chức chặt chẽ, bài bản, hiêu quả dựa trên những cơ sở khoa học.
1.2. Tính chất của GD
Tính chất của GD là những thuộc tính cơ bản để phân biệt nó với các hiện tượng khác. GD có các tính chất sau:
1.2.1. Tính phổ biến và vĩnh hằng của GD
Tính phổ biến nghĩa là GD có mặt ở mọi nơi và mọi lúc.
Tính vĩnh hằng nghĩa là GD tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người, nó tồn tại mãi mãi, chừng nào còn xã hội loài người thì chừng đó GD còn tồn tại.
GD có tính chất phổ biến và vĩnh hằng vì GD gắn bó chặt chẽ với sự phát triển xã hội và phát triển cá nhân.
- Để xã hội loài người có thể duy trì sự tồn tại và phát triển ngày càng cao thì cần phải có quá trình GD. Những kinh nghiệm, vốn hiểu biết của người này, của thế hệ trước cần phải đươc truyền lại cho người khác và cho thế hệ sau để ứng dụng vào trong quá trình lao động, cải tạo thế giới khách quan đạt hiệu quả cao. Những kinh nghiệm và vốn hiểu biết đó lại được tích lũy và làm phong phú thêm và lại được tiếp tục truyền qua các thế hệ tiếp sau. Nhờ vậy mà xã hội loài người, nền văn minh nhân loại phát triển và tiến bộ không ngừng.
- Bên cạnh việc GD phục vụ cho sự phát triển xã hội thì GD còn là phương tiện để phát triển cá nhân: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo” một người mà không có GD thì không thể trở thành con người theo đúng ý nghĩa của nó, nhờ có GD mà cá nhân có thể phát triển về nhân cách và trở thành chủ thể trong các hoạt động. Nhờ có GD mà những tiềm năng, tố chất của con người được khơi dậy, bộc lộ và phát triển. GD cũng làm cho con người phát triển toàn diện về mọi mặt.
1.2.2. Tính quy định của xã hội đối với GD
GD là một hiện tượng của xã hội, nảy sinh từ nhu
nguon VI OLET