Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt của giáo viên chủ nhiệm ở trường Trung Học Cơ Sở Lê Hồng Phong

 

LỜI NÓI ĐẦU

   Giáo dục học sinh cá biệt là một vấn đề đáng lo của nền giáo dục trong mọi thời đại. Muốn giáo dục học sinh cá biệt ta phải biết rõ, tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến có “ học sinh cá biệt” đó để có tác động thích hợp. Mặc dù những người nhiệt huyết với nghề, không phải ai cũng đủ thời gian để làm việc này.

    Lứa tuổi học đường vốn là lứa tuổi mà mỗi người đang tự hoàn thiện mình về tư chất cũng như nhân cách. Đây được xem là lứa tuổi đẹp nhất tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp cá biệt nhất là trong thời đại hiện nay. Chính vì vậy em chọn đề tài nghiên cứu này nhằm tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm. Với thời gian kiến tập sư phạm này, hi vọng sẽ tìm ra được cơ sở thực tiễn ban đầu cho những giải pháp sư phạm trong công tác giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả hơn và hơn hết là trả lại cho các em tuổi học trò đẹp đẽ đúng với ý nghĩa của nó.

Qua tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp, tham khảo phương pháp giáo dục trên các báo giáo dục, trên truyền hình, vận dụng vào quá trình công tác  chủ nhiệm lớp bản thân em cũng rút ra được một vài kinh nghiệm. Trong phạm vi đề tài này tôi xin được trao đổi với các bạn đng nghiệp, mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình tạo nguồn dồi dào về biện pháp giáo dục học sinh cá biệt góp phần nâng cao hơn nữa thực chất chất lượng giáo dục hiện nay.

 

 

 

 

 

 

          PHẦN 1    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA ĐỀ TÀI.

  I. Lí do chọn đề tài.

   Giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là một trong những nhiệm vụ thiết yếu trong nhà trường Trung Học Cơ Sở, hạn chế được những đối tượng học sinh yếu về mặt đạo đức là góp phần vào chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

   Trong thực tế các trường trung học cơ sở hiện nay có một số bộ phận học sinh cá biệt dường như trường nào cũng có và lớp nào cũng có và năm nào cũng có.

   Khi làm công tác chủ nhiệm  lớp và quan sát một cách có hệ thống về học sinh cá biệt ở các lớp bậc trung học cơ sở, bản thân em đã gặp không ít học sinh cá biệt nhưng mỗi em một vẻ cá biệt khác nhau, vì vậy đòi hỏi trong quá trình giáo dục phải có nhiều sáng tạo mới có hiệu quả.

   Qua tìm tòi và học hỏi đồng nghiệp và tham khảo giáo dục trên các báo giáo dục để vận dụng vào quá trình công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi cũng rút ra một vài kinh nghiệm. Vì thế chúng ta đã và đang làm gì để giáo dục các em học sinh này, áp dụng biện pháp nào để có thể giúp cho các em học sinh cá biệt trở thành những học sinh ngoan hơn, giúp các em phát triển toàn diện.

Từ những thực tế nêu trên và từ những kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh cá biệt, đó cũng là lí do mà em chọn đề tài này  “ Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt của giáo viên chủ nhiệm lớp 8A Trường Trung Học Cơ Sở Lê Hồng Phong.

 

 

 

 

 

   II. Mục đích  nghiên cứu

     Với đề tài nêu trên, bản thân em muốn làm thế nào để giúp cho những học sinh cá biệt từng bước thay đổi thái độ của mình trong học tập theo hướng tích cực. Giúp các em biết tự tôn trọng bản thân mình và xác định được việc học sẽ phục vụ chính bản thân các em và tạo điều kiện để giúp đỡ gia đình, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Giúp các em thấy được công lao to lớn của các bậc làm cha, làm mẹ nuôi con ăn học; sự vất vả của các thầy cô trong việc truyền đạt tri thức và giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho các em. Từ đó các em biết mình sẽ làm gì để thay những lời tri ân đầy ý nghĩa.

Bên cạnh phần nào giúp cho các thầy cô quan tâm hơn về vai trò, trách nhiệm của mình đối với nghề nghiệp, đặc biệt là trong công tác chủ nhiệm. Nghề dạy học là một nghề thiêng liêng cao cả, không phải ai cũng làm được như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý . Đồng thời giúp cho một số ít thầy cô xóa đi tư tưởng kỳ thị, phân biệt đối với những học sinh không ngoan mà phải xác định tất cả vì đàn em thân yêu để góp phần xây dựng môi trường học tập“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

  III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

  1. Đối tượng

- Vấn đề lý luận của việc giáo dục học sinh cá biệt và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm.

    2. Khách thể nghiên cứu

        - Tất cả học sinh nam lớp 8A Trường Trung học cơ sở Lê Hồng Phong – Quảng Ngãi.

  IV. Nhiệm vụ nghiên cứu

-         Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc giáo dục học sinh cá biệt.

-         Tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm.

-         Đưa ra những biện pháp sư phạm để giáo dục hoc sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm một cách có hiệu quả hơn.

  V. Phương pháp nghiên cứu

   Chúng ta cần nghiên cứu những phương pháp sau:

     +  Phương pháp sư phạm

     +  Phương pháp đàm thoại

     +  Phương pháp tác động cá biệt

     +  Phương pháp khen thưởng và trách phạt

  VI. Giới hạn nghiên cứu

  Đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết hai vấn đề:

1. Xây dựng cơ sở lí luận về việc giáo dục học sinh cá biệt lớp chủ nhiệm

2. Điều tra thực trạng nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm.

  VII. Cấu trúc đề tài

   Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, nội dung chính gồm ba chương:

   Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.

   Chương 2: Những nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt.

   Chương 3: Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

          PHẦN 2. NHỮNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

  I. Lí luận về hiện tượng học sinh cá biệt nói chung và hiện tượng học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm nói riêng.

1. Khái niệm học sinh cá biệt

  Hiện tượng học sinh cá biệt là một hiện tượng đặc biệt ở lứa tuổi học sinh. Là hiện tượng học sinh vi phạm những chuẩn mục đạo đức và những chuẩn mực xã hội biểu hiện ở phẩm chất đạo đức, học lực của học sinh.

  2. Khái niệm về học sinh cá biệt lớp chủ nhiệm

   Hiện tượng học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm là học sinh hư không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội mà lớp đang có.

   Hiện tượng học sinh cá biệt là kết quả của nhiều năm rèn luyện trên ghế nhà trường cũng như trong môi trường xã hội… và sự tự giáo dục của học sinh đó.

  II. Lí luận  về nội dung, phương pháp và các con đường giáo dục học sinh cá biệt

   1. Nội dung giáo dục học sinh cá biệt

-         Giáo dục học sinh cá biệt trong lớp là thái độ tình cảm đúng đắn với những học sinh cá biệt đó.

-         Bằng lí luận thực tiễn, cung cấp cho học sinh cá biệt trong lớp chủ nhiệm những cách thức, biện pháp để học tập, rèn luyện có kết quả tốt.

-         Ngăn chặn những ảnh hưởng ( nếu có) tách khỏi những học sinh hư hỏng, những tệ nạn xã hội, phát huy lối sống lành mạnh tích cực.

-         Kết hợp giữa giáo dục và dạy học.

   2. Phương pháp và hiện tượng giáo dục học sinh cá biệt

  Giáo dục học sinh cá biệt là nhiệm vụ luôn đặt ra cho giáo viên chủ nhiệm. Trước hết và quan trọng nhất là làm cho học sinh hiểu được quan điểm của mình là giáo dục. Điều quan trọng nhất là: giáo dục học sinh cá biệt bằng phương pháp thuyết phục, mềm dẻo linh hoạt, dạy dỗ và sau cùng là bắt buộc là phương pháp cuối cùng.

   Chúng ta cần sử dụng những phương pháp sau:

     +  Phương pháp sư phạm

     +  Phương pháp đàm thoại

     +  Phương pháp tác động cá biệt

     +  Phương pháp khen thưởng và trách phạt

     +  Phương pháp bùng nổ sư phạm

  a. Đối với bản thân học sinh cá biệt:

- Gặp riêng học sinh cá biệt bằng tình cảm chân thành của mình, Giáo viên chủ nhiệm bình tĩnh, nhẹ nhàng, tế nhị, phân tích có lý, cố tình, mức độ nguy hại của khuyết điểm. Giáo viên thức tỉnh học sinh bằng những câu chuyện đạo đức để cảm phục học sinh.

Chúng tôi ý thức được rằng, Giáo dục đạo đức là nền tảng để giáo dục tri thức, tài năng cho học sinh, nhất là những học sinh cá biệt.

- Tin tưởng giao công việc tập thể phù hợp với khả năng của học sinh cá biệt.  Đây là việc làm mang tính 2 mặt, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên giám sát, kiểm tra và động viên kịp thời khi học sinh đạt được thành tích dù là nhỏ nhất.

- Tổ chức hoạt động tập thể, hoạt động nhân đạo để tạo điều kiện cho học sinh cá biệt, tham gia, xây dựng môi trường lành mạnh, tích cực, để các em có cơ hội tự thể hiện mình. Công tác này thực sự đặc biệt có ý nghĩa đối với học sinh trầm cảm, tự ti. Các em sẽ mạnh bạo, tích cực hơn trong học tập và rèn luyện. Cho các em tham gia và thực hiện tốt các chuyên đề ngoại khoá, rèn luyện kỹ năng sống để các em tiến bộ.

- Tổ chức cho tập thể lớp quan tâm tận tình giúp đỡ dưới mọi hình thức như: thăm hỏi, đôi bạn, nhóm bạn cùng tiến. Giáo viên chủ nhiệm có thể lấy tấm gương tốt trong tập thể, hoặc chính một học sinh cá biệt đă tiến bộ để cảm hoá học sinh cá biệt.

- Áp dụng quy định thưởng, phạt “phân minh, nghiêm túc, công bằng” để học sinh cá biệt có động lực mục tiêu phấn đấu.

- Thầy cô luôn là tấm gương về đạo đức, về lối sống, về trình độ chuyên môn. Đồng thời thầy cô chủ nhiệm phải luôn có tình cảm yêu thương, niềm tin động viên học sinh bởi “Chỉ có tấm lòng mới đánh thức được tấm lòng”. Giáo viên cần phải khéo léo, linh hoạt, trong mỗi trường hợp cụ thể, biết tập hợp và sử dụng sức mạnh của các yếu tố giáo dục nhằm rèn luyện cho học sinh cá biệt. Giáo viên chủ nhiệm cần tuyệt đối tránh tư tưởng định kiến cách cư xử thiếu sư phạm đối với học sinh.

b. Kết hợp với gia đình cha mẹ học sinh cá biệt và tổ dân phố:

- Trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, chúng tôi phát cho cha mẹ học sinh nghiên cứu trước một tuần một số tài liệu tư vấn trong đó có cuốn “Dạy con nên người” của nhà trường. Chúng tôi không chỉ chia sẻ với cha mẹ học sinh những kiến thức giáo dục con cái mà còn tạo được sự thống nhất những quan điểm giáo dục với cha mẹ học sinh.

- Trao đổi thẳng thắn, chân thành đối với cha mẹ học sinh để hiểu được hoàn cảnh gia đình, tính cách của học sinh cá biệt. Đây là hoạt động rất quan trọng bởi hầu hết những học sinh cá biệt đều do ảnh hưởng từ nền tảng giáo dục của gia đình.

- Tổ chức thăm gia đình học sinh nhằm tạo thiện cảm tốt đối với học sinh cá biệt và với cha mẹ học sinh. Giáo viên thường xuyên trao đổi, gọi điện liên hệ với gia đình học sinh để từ đó hiểu rõ hơn về học sinh.

- Kết hợp với địa phương, tổ dân phố để theo dõi giáo dục, ngăn chặn kịp thời những học sinh vi phạm, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa Gia đình – Nhà trường – xã hội.

c. Kết hợp với giáo viên bộ môn và nhà trường:

- Kết hợp chặt chẽ đối với giáo viên bộ môn vừa để hiểu hơn về học sinh vừa giúp học sinh có những cố gắng ở từng môn học. Đồng thời, kết hợp  chặt chẽ với ban  quản lí học sinh, đội thiếu niên để thống nhất biện pháp giáo dục học sinh cá biệt.

- Công tác quản lý của Nhà trường nên thường xuyên quan tâm, chú ý đến công tác giáo dục học sinh cá biệt và ghi nhận kết quả giáo dục học sinh cá biệt của Giáo viên chủ nhiệm. Sự quan tâm của nhà trường sẽ động viên Giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt được nhiệm vụ này.

Các biện pháp trên có liên quan chặt chẽ với nhau đã và đang được chúng tôi thực hiện. Chúng tôi cũng hiểu rằng: Thực tiễn giáo dục học sinh cá biệt là rất khó khăn và không phải học sinh cá biệt nào cũng giáo dục thành công. Dù vậy, chúng tôi vẫn đang hàng ngày nỗ lực, cố gắng, học hỏi để thực hiện tốt công việc này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                CHƯƠNG II                                                                                                            NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TRẠNG DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG HỌC    SINH CÁ BIỆT

  II.1 Thực trạng về hiện tượng học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm.

  Lớp chủ nhiệm 8A của tôi thuộc trường trung học cơ sở Lê Hồng Phong, Thành phố Quảng Ngãi. Trường nằm ở trung tâm của thành phố, trường thành lập từ năm 1996-1997, Trường mang tên cố tổng bí thư Lê Hồng Phong một nhà cách mạng yêu nước, có truyền thống học tập và hoạt động khá tốt trong tỉnh.

  Tuy nhiên trường nào, lớp nào cũng có nhiều học sinh cá biệt và những học sinh này đa số gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm, đôi khi họ rất mệt mỏi vì nói hoài mà các em không nghe, càng phạt thì càng lì hơn hoặc chống đối ngầm. Điều này đã ảnh hưởng đến chuyện thi đua của lớp.

  Cũng có một số giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh đến để thông báo tình trạng của các em với mong muốn phụ huynh kết hợp với nhà trường để giáo dục các em tốt hơn, có phụ huynh thì tiếp thu và cũng có phụ huynh lại bực tức về nhà lại mang con em ra đánh chửi… Điều này đã cho thấy chính phụ huynh cũng bất lực trước con em mình.

  Thực trạng là thế! Song người giáo viên phải nhận thức được rằng học sinh chúng không có tội. Nếu chúng được sống trong gia đình lành mạnh, đầy đủ, được sự quan tâm sâu sắc và có trách nhiệm của gia đình thì các em sẽ có một nhân cách tốt và ngược lại. Vì thế học sinh chỉ là nạn nhân mà thôi.

 

 

 

 

 

 

 

  II.2 Những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt

  Theo quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác - Lê nin: "Bản chất con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội", như vậy những hiện tượng học sinh cá biệt được nêu trên đây không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên hoặc tình cờ mà có, tất cả đều có những nguyên nhân nhất định. Có thể rút ra được một số  nguyên nhân sau đây:

    1. Nguyên nhân  khách quan:

      * Nguyên nhân về phía gia đình:

    Phải nói rằng thời gian mà các em sống với gia đình là khoảng thời gian dài nhất, chính vì thế môi trường sống của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với các em, những thái độ, hành vi, cách cư xử trong gia đình sẽ hình thành cho các em nền móng để các em tiếp xúc ngoài xã hội. Những em thiếu may mắn sinh ra trong gia đình cha mẹ bất hoà, cách cư xử của cha mẹ thô bạo, rượu chè bê bết... đã tạo cho các em một ấn tượng không tốt điều đó có thể dẫn đến tình trạng học sinh trở nên lầm lì ít nói, có em ảnh hưởng những thói quen không tốt đó cũng có những hành vi cử xử không tốt với mọi người....Hình thành nên tính cách cá biệt trong học sinh

      * Nguyên nhân về phía  nhà trường :

    Đây là ngôi nhà thứ hai của các em, nơi để phụ huynh gởi gắm niềm tin vào việc giáo dục con em của họ, từ đây các em được học tập, được hiểu biết, được lớn lên về mọi mặt. Nhưng để đạt được đúng như điều vừa nêu cũng không phải là dễ, trong thực tế cũng có một vài trường chưa thực hiện được chức năng là ngôi nhà thứ hai của các em, bởi vẫn còn đâu đó có những thầy cô giáo chưa nhiệt tình, chưa thật sự yêu nghề, chưa có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nên chưa nhiệt tình với các em, chưa thật sự là nơi đáng tin cậy. Cũng có một vài thầy cô giáo do cách cư xử chưa phù hợp nên đâu đó cũng xúc phạm học sinh, đối xử thiếu công bằng với các em, ngại khó khi phải giáo dục những em cá biệt, cáu giận, sĩ nhục học sinh... đã làm mất lòng tin ở  các em, tạo ra một khoảng cách không đáng có giữa thầy và trò và chính điều này đã dẫn đến biểu hiện chống đối lại từ phía học sinh.

      * Nguyên nhân về phía  môi trường xã hội:

    Ngoài môi trường gia đình và nhà trường ra, học sinh còn phụ  thuộc rất lớn vào môi trường xã hội. Hiện nay do sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của mạng lưới thông tin hiện đại, sự du nhập của nhiều loại hình  văn hoá khác nhau đã ảnh hưởng không ít đến tầng lớp thanh thiếu niên. Các loại hình dịch vụ như Internet, bi da, karaoke... đã lôi kéo không ít học sinh vào đam mê những trò chơi vô bổ. Hiện tượng học sinh trốn học để chơi điện tử, bi da, đánh bạc... là chuyện thường ngày, có cả em hết tiền nảy sinh hành vi trộm cắp, cướp giật.

    2. Nguyên nhân  chủ quan về phía  bản thân các em:

    Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, lứa tuổi mà nhiều người cho rằng

"Ăn chưa no, lo chưa đến", suy nghĩ còn non nớt, nhận thức chưa cao chính vì thế các em có những hành vi thiếu chuẩn xác là điều không thể tránh khỏi.

    Những học sinh cá biệt ta thường gặp phần lớn là những em có năng lực học tập yếu kém, điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi nhận thức của các em kém thì làm sao có hành động tốt được. Việc hạn chế trong tiếp thu kiến thức của các em cũng dẫn đến sự lười biếng, chán nản, muốn phá phách, nhất là đối với học sinh nam. Xét ở một khía cạnh khác thì cũng có thể các em vì tự ái về sự chê cười của thầy cô và bè bạn, các em muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng mình học không tốt nhưng mình có thể nổi trội hơn về mặt khác, hoặc các em muốn thầy cô chú ý mình hơn chẳng hạn, chính vì thế mà các em có những hành động vượt ra khỏi những quy định chung. Từ việc nghiên cứu các dạng học sinh cá biệt và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấy, tôi tìm ra những phương pháp tối ưu để từng bước cảm hoá giáo dục các em.

 CHƯƠNG III:  MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆTỞ           

LỚP CHỦ NHIỆM

     Ngoài việc đẩy mạnh các hoạt động giáo dục thông qua các tiết sinh hoạt lớp, sinh họat Đội, 15 phút đầu buổi, các hoạt động ngoại khoá ...để giáo dục hạnh kiểm cho học sinh. Tuy vậy đối với học sinh cá biệt ngoài những biện pháp giáo dục chung, giáo viên chủ nhiệm   cũng cần có biện pháp giáo dục đặc thù.

  Việc giáo dục các đối tượng học sinh cá biệt không đơn thuần là nhìn nhận những biểu hiện bên ngoài của các em mà cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các hành động thiếu chuẩn xác, khi đã xác định được nguyên nhân chúng ta  mới tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp.

  III.1 . Biện pháp giáo dục bằng tâm lý

   Quan hệ thầy trò vốn là mối quan hệ tách biệt từ ngàn xưa. Trong nền giáo dục hiện tại, quan hệ đó đã được thay đổi, thầy trò ngày nay có tình cảm thân mật gắn bó hơn, có như vậy thì chúng ta mới thực hiện tốt được nhiệm vụ giáo dục toàn diện được. Bởi có quan hệ gần gũi thì mới biết được những tâm tư nguyện vọng của các em chúng ta mới có những biện pháp giáo dục thích hợp được.

   Đối với học sinh cá biệt việc gần gũi với các em quả là một vần đề không đơn giản, nếu giáo viên chủ nhiệm  thiếu tế nhị một xíu thì khó mà có thể gần gũi với các em được, chẳng hạn thường xuyên phê bình, dùng nhiều lới xúc phạm đến các em ... đều có thể làm tổn thương đến mối quan hệ này. Hơn nữa vì các em thường xuyên vi phạm nên các em càng lẩn tránh tiếp xúc với giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp.

    Để thấy được hết cá tính của học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần tạo đựơc mối quan hệ gần gũi với các em, thật sự là  chỗ dựa đáng tin cậy nhất sau cha mẹ của các em. Chú ý khi giao tiếp với các em ta phải luôn cởi mở, chân tình, vui vẻ dễ cảm hóa được các em, khi có được mối quan hệ tốt các em sẽ thổ lộ những tâm tư tình cảm với giáo viên chủ nhiệm mà không một chút ngần ngại. Những lời khuyên răn dạy bảo của chúng ta sẽ có tác dụng lớn đối với các em.

    Trường hợp em Khiếu là một học sinh nằm trong một hoàn cảnh đặc biệt, cha mẹ mất sớm, em phải ở với anh trai nuôi em ăn học, vất vả vì công việc, thu nhập ít, đời sống vô cùng chật vật, không có thời giờ để quan tâm nhiều đến em. Khiếu theo bạn, bỏ học, chơi điện tử, bi da. Sau khi theo dõi và tìm hiểu phân tích hoàn cảnh của Khiếu, tôi gặp riêng em sau gi học cuối cùng của ngày thứ bảy - cả lớp đã ra về tôi gọi em ở lại để khuyên nhủ em, trước mặt tôi em rất ngoan ngoãn không có biểu hiện gì. Tôi bắt đầu từ việc hỏi thăm gia đình em, anh trai em thế nào? Anh trai làm gì? Trước sự quan tâm chân tình của thầy giáo chủ  nhiệm cùng với hai giáo sinh thực tập,với bản tính lương thiện của trẻ em - Khiếu nói chuyện với tôi chân tình. Khi thấy em không ngần ngại gì trong tâm sự cùng tôi, tôi bắt đầu gợi ý nhắc nhở từng vi phạm của em, chú ý trong các vi phạm của em tôi đều đưa em vào thế bị lôi kéo theo bạn mà hư. Tôi dùng tình cảm của người mẹ để tâm sự cùng em: Em là niềm an ủi duy nhất đối với anh trai -  hoàn cảnh gia đình em cô hiểu và em cố gắng học để anh trai được vui va cha mẹ em nữa. Anh trai tần tảo nuôi em ăn học là muốn em trở thành người tốt, bao vất vả nặng nhọc anh đều gánh chịu để em được có điều kiện tốt  mà học tập cho bằng bạn bằng bè, thế mà vừa rồi cô nghe biết em theo các bạn bỏ học,  không thương anh trai mình đã cực khổ lo cho mình sao? Nói đến đây, tôi thấy đôi mắt em chớp chớp, rưng rưng... Tôi đã cảm hoá được em, từ đó tôi thường xuyên trao đổi với em, mỗi lần trao đổi riêng, tôi đều tìm cách khen ngợi những tiến bộ của em.

   Một trường hợp khác, gia đình kinh tế khá giả, cha là bộ đội, mẹ lo việc kinh doanh không quan tâm đến việc học tập của con em, như gia đình em Lai.

Lai là một học sinh học khá từ những năm tiểu học, lên  trung học cơ sở Lai theo bạn bè hay bỏ học, được cha mẹ thường xuyên cho tiền nên Lai tha hồ chơi điện tử, thường xuyên bỏ học ... Với Lai tôi dùng biện pháp khác tôi theo dõi em nhiều hơn, hễ em có vi phạm gì là tôi biết ngay và mỗi lần trao đổi với em tôi đều đưa ra những chi tiết rất chính xác, ví dụ sáng nay em bỏ học tiết 2, 3 đi chơi điện tử ở quán Pink với em Nghĩa, sáng thứ ba em xin nghỉ học với lý do đau nhưng cô biết em chơi điện tử với bạn Đại lớp 8B. Tất cả việc làm của em cô đều biết, em biết vì sao cô biết nhiều về em như vậy không? em biết vì sao cô quan tâm tới em nhiều không? Cha, mẹ bận bịu công việc cốt tạo sự nghiệp và cũng là tạo điều kiện để em ăn học, lo cho tương lai của em, nhiều bạn gia đình vất vả mà các bạn vẫn cố gắng học tốt như bạn Độ, bạn Thảo... còn em có điều kiện tốt mà không lo học tập. Chơi bời với các bạn thời gian rồi sẽ chán, em có thể chơi cả đời được không? Nếu bây giờ không lo học thì sau này em có thể làm được gì? Rồi cha mẹ em sẽ ra sao? Có xấu hổ với mọi người vì đã có một đứa con như em không? Dần dần Lai thấy được cái sai của mình và Lai cũng đã sửa đổi.

   III.2. Biện pháp  giáo dục bằng  tập thể :

  Ở tuổi các em, bạn bè có một vị trí rất lớn trong mối quan hệ xã hội của các em, thường ở lứa tuổi này các em chưa ý thức được việc nào là cần thiết hơn, chính vì thế đa phần trong quan hệ với thầy cô giáo các em thường có biểu hiện bao che cho nhau, nhất là những khi đề cập tới các đối tượng học sinh cá biệt, mặc dù biết việc làm của bạn là sai, tuy vậy khi hỏi đến phần lớn các em đều trả lời một câu chung nhất (không biết) - đối với những em có quan hệ gần gũi với học sinh cá biệt, cũng có thể các em ngại không dám nói ra sự thật vì sợ sự đe doạ của các bạn... Nhưng phải nói rằng tất cả những suy nghĩ, những việc làm của các em cá biệt thì chính các em học sinh cùng lớp, cùng khối là biết rõ nhất.

  Về vấn đề này GVCN cần khéo léo trong cách điều tra, có thể là điều tra bằng cách giao nhiệm vụ theo dõi tìm hiểu cho ban cán sự lớp hoặc một đối tượng học sinh đáng tin cậy nhất  nào đó và sẽ trao đổi với các em bằng cách bảo mật thông tin. Thường thì những em này sẽ cung cấp cho chúng ta nguồn tin chính xác nhất.

   Sau khi nắm được thông tin, phân tích tình hình, tôi hướng dẫn các em gần gũi và giúp đỡ bạn, nên tạo được quan hệ tốt và nhất là tạo cho những em cá biệt có niềm tin với mình.  Phải nói rằng  trong quan hệ bạn bè các em sẽ bộc lộ rõ cá tính không e ngại. Tôi thường xuyên giữ mối quan hệ với các em này  tìm hiểu những khó khăn khi phải thuyết phục học sinh cá biệt để tháo gở khó khăn cho các em, thường xuyên cung cấp biện pháp xử lý kịp thời những biến động của các đối tượng và động viên các em, tạo cho các em có niềm tin thuyết phục, giúp đỡ học sinh cá biệt tiến bộ.

    Trong biện pháp này cũng có thể  dùng cách (lấy độc trị độc). Qua các hoạt động của lớp, giáo viên chủ nhiệm  cần theo dõi kỹ, qua từng hoạt động các em có những biểu hiện như thế nào: say mê, hứng thú, nhiệt tình, tích cực hay qua loa chiếu lệ, đùn đẩy, ...Hoạt động này em thích dẫn đến nhiệt tình, hoạt động kia không thích thì né tránh..

    Từ việc theo dõi trên giáo viên chủ nhiệm  có biện pháp phát huy sở trường của từng em lấy đó làm đòn bẩy để tiến hành ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực khác nảy sinh ở các em.

 Ví dụ: Võ Đặng Văn Thành là học sinh thường xuyên nói chuyện riêng trong lớp. Để vừa ngăn chặn được sự mất đoàn kết trong lớp đồng thời xây dựng nề nếp tiết học tốt tôi phân em làm lớp phó kỷ luật - giao nhiệm vụ theo dõi các bạn đồng thời trước lớp tôi quy định những em cán sự lớp phải luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, nếu vi phạm thì hình thức kỷ luật sẽ nặng hơn.  Sau đó tôi nhận xét chung."Tuy rằng trong tuần qua bạn Thành vẫn còn sai sót - có vi phạm kỷ luật, nhưng so với các tuần trước nề nếp của lớp ta tuần này tiến bộ hơn và bản thân Thành cũng có tiến bộ, vì sự tiến bộ của lớp ta có thể xí xoá cho bạn và  cho bạn cơ hội để khẳng định vai trò của mình ở tuần học tiếp theo". Về sau Thành đã ý thức được trách nhiệm của mình và không còn vô kỷ luật như trước nữa.

    Đối với những đối tượng thích gây rối tập thể, nghịch ngợm. Đối với đối tượng này tôi dùng cách đẩy mạnh các hoạt động của lớp để các em thấy được những việc làm của mình không có tác dụng gì khi cả lớp đều có chung một sự quyết tâm nỗ lực vươn lên, làm cho các em bị tách ra khỏi tập thể, không thể gây rối tập thể được và vô hiệu hoá những hành động nghịch ngợm của các em. Không làm hại được tập thể lại bị tách ra khỏi tập thể, các em tự  khắc thấy mình như bị hụt hẫng, xấu hỗ. Từ đó chính các em có mong muốn được sống chung trong một tập thể đoàn kết. Khi các đối tượng này thấy được  những lỗi lầm của mình, giáo viên chủ nhiệm lớp cần động viên học sinh trong lớp gần gũi khích lệ để các em hoà nhập với tập thể.

     3. Kết hợp với phụ huynh học sinh:

   Có thể trao đổi qua các cuộc họp phụ huynh học sinh chung của lớp, giáo án chủ nhiệm báo cáo kết quả rèn luyện của từng em và có thể mời phụ huynh các đối tượng này ở lại để trao đổi riêng, tránh sự mặc cảm của phụ huynh.

   Có thể trao đổi qua việc đến thăm gia đình học sinh. Thường học sinh cá biệt thì lại có phụ huynh cá biệt; một là không quan tâm đến việc học của con em, hoặc không dám đối diện với sự thật về những sai phạm của con mình...thường những phụ huynh này ít tham gia vào các cuộc họp chung kể cả những lúc có giấy mời riêng cùng không đến. Đối với đối tượng này giáo viên chủ nhiệm cần nhiệt tình hơn, có thể đến thăm gia đình để tìm hiểu điều kiện sinh hoạt của gia đình và nắm được tình hình của các em ở nhà, thường những đối tượng này họ ngại nói những điều sai của con em họ vì thế tôi tổng hợp những điểm tốt mà các em có được dù đó chỉ là một việc không đáng kể để khen ngợi các em, sau đó tôi lồng một vài khuyết điểm của các em; tránh nêu hoàn toàn hoặc một loạt khuyết điểm thì phụ huynh sẽ có sự mặc cảm, hoặc nảy sinh sự tiêu cực, buông xuôi, ngại nói ra những điều mà ta cần tìm hiểu, trao đổi.

    Có thể trao đổi bằng phiếu liên lạc. Ở lớp tôi quy định mỗi em có một sổ liên lạc giữa phụ huynh học sinhgiáo viên chủ nhiệm lớp. Để tránh trường hợp các em giả mạo việc nhận xét vào sổ, đầu năm tôi yêu cầu phụ huynh ghi đầy đủ thông tin và ký tên vào sổ, nộp cho giáo viên chủ nhiệm, hằng tuần có việc cần thiết liên hệ với phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm sẽ ghi vào sổ để các em đem về trình với phụ huynh vào ngày thứ bảy và nộp lại cho giáo viên chủ nhiệm vào thứ hai. Cách làm này cũng có thể thường xuyên trao đổi với phụ huynh và kịp thời giáo dục, chấn chỉnh những sai phạm của các em.

    4. Kết hợp giáo dục qua giáo viên bộ môn:

     Như phần trình bày nguyên nhân trên, một phần biểu hiện cá biệt của các em là do quan hệ giữa giáo viên và học sinh chưa tốt, có em có những phản kháng đối với những hành động quá đáng của một vài giáo viên. Ví dụ như có giáo viên  dùng những lời quá nặng nề trong việc nhận xét học sinh  không thuộc bài cũ, không hiểu được bài hay có những biểu hiện áp đặt, thiếu công bằng ... Để xác định chính xác cá biệt của học sinh từ nguyên nhân này hay không, tôi thăm dò hỏi tất cả giáo viên dạy bộ môn của lớp để có biện pháp giáo dục thích hợp và cũng từ đó tôi có thể góp ý ngay với giáo viên trong việc cần phải tôn trọng và công bằng trong đối xử với học sinh .

  Cũng có thể do tính cách cá biệt của các em, ở mỗi môn học em có một biểu hiện cá biệt khác nhau, tôi tổng hợp các ý kiến để xác định nguyên nhân cơ bản.

   Từ việc trao đổi trên tôi tìm ra những ưu điểm của các em để động viên đồng thời lồng vào từng chút một những khuyết điểm của các em để nhắc nhở khắc phục.

   5. Kết hợp với các ban ngành, các bộ phận trong và ngoài nhà trường:

 * Kết hợp với tổ chức Đội thiếu niên:

  Đây là tổ chức chuyên về mảng  giáo dục hạnh kiểm học sinh. Tổ chức này có ban chỉ huy liên chi đội, có đội sao đỏ thường xuyên theo dõi các hoạt động của toàn trường và từng lớp học, có một tổng phụ trách Đội chuyên trách tổ chức các hoạt động Đội và kịp thời xử lý những vi phạm của học sinh, hơn thế nữa có phong trào thi đua làm đòn bẩy nên thường các biện pháp luôn đạt hiệu quả  giáo dục cao.

   Một số giáo viên chủ nhiệm lớp ngại trong việc khai báo những sai phạm của học sinh lớp mình vì sợ ảnh hưởng đến kết quả thi đua của lớp, nhưng với tôi việc kết hợp với tổ chức Đội là một biện pháp giáo dục có  hiệu quả rất cao trong công tác giáo dục hạnh kiểm học sinh.

 - Đối với đội cờ đỏ: tôi yêu cầu các em ghi lại tên của tất cả những em vi phạm - có như vậy thì tôi mới kịp thời có được thông tin và xử lý dứt điểm những vi phạm đựơc.

 - Đối với các em ban chỉ huy liên chi đội - đội phát thanh măng non: Tôi thường xuyên cung cấp những cá nhân điển hình của lớp đưa vào các bản tin hằng ngày để tuyên dương khen ngợi, khích lệ tinh thần các em.

 - Với tổng phụ trách Đội: tôi thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ. Tôi thường xuyên kết hợp các biện pháp giáo dục theo kiểu vừa đấm vừa xoa: đối với những đối tượng học sinh cá biệt tôi sử dụng biện pháp cứng rắn bên cạnh đó tôi nhờ tổng phụ trách đội động viên, những em tôi dùng biện pháp mềm mỏng thuyết phục tôi lại nhờ tổng phụ trách có biện pháp cứng rắn hơn, cũng có lúc kết hợp cả hai cùng chung biện pháp, ở những lúc này thì chúng tôi kết hợp chặt chẽ hơn về khâu theo dõi và các luồng thông tin về đối tượng học sinh cá biệt.

 - Đề nghị Tổng phị trách Đội tham mưu với chính quyền nhà trường và công an xã phối hợp tổ chức giáo dục các đối tượng học sinh cá biệt.

 * Đối với bộ phận chuyên môn:

  Tôi đề nghị nhà trường thành lập lớp phụ đạo cho học sinh yếu, giáo viên chủ nhiệm  có trách nhiệm vận động để các em tham gia hoc, thường xuyên theo dõi, động viên. Bộ phận chuyên môn theo dõi và có đề nghị xử lý những em không tham gia đầy đủ các buổi học cũng như vô kỷ luật trong khi tham gia học.

              * Đối với hội phụ nữ phường:

    Giáo viên chủ nhiệm  cũng cần phối hợp với tổ chức phụ nữ ở cơ sở để vận động các em học sinh có ý định bỏ học tiếp tục đi học. Cũng có thể vận động các phụ huynh có con em trong diện này quan tâm nhiều hơn đến con mình đồng thời các chi hội phụ nữ thôn, tổ cũng có thể giúp chúng ta trong việc thu nhận những thông tin mới về các em để chúng ta có biện pháp kết hợp giáo dục tốt.

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

 Qua sự cố gắng nỗ lực của bản thân, trong quá trình thực tập làm công tác chủ nhiệm tôi luôn vận dụng linh hoạt các biện pháp trên và cũng đã thu được kết quả rất khả quan :

 - Lớp được tôi chủ nhiệm các em đều tham gia tốt các hoạt động của trường của Liên đội và luôn được đánh giá cao, nhiều năm lớp đạt danh hiệu xuất sắc và bản thân tôi cũng hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm.

 - Không có hiện tượng học sinh phải đưa ra hội đồng kỷ luật nhà trường.

 - Quan hệ thầy trò, bạn bè ngày càng được thắt chặt.

 - Uy tín nhà giáo được nâng cao, tạo được niềm tin trong phụ huynh học sinh.

 Trong năm học: 2014- 2015 này, khi nhận lớp chủ nhiệm, lớp tôi có 7 em trong đối tượng học sinh cá biệt, lớp tôi là một lớp có phong trào học tập yếu nhất khối 8.

Qua áp dụng các biện pháp giáo dục trên, học kỳ I vừa qua lớp tôi  đã có những tiến bộ có thể thống kê trên số học sinh 28 em  như sau:

 

 

 

 Bảng thống kê

 

 

Hạnh kiểm

Học lực

Ghi chú

Tốt

Khá

TB

Yếu Yêú

Giỏi

Khá

TB

Yêú

Kém

KS ĐN

10

5

4

0

3

9

12

0

6

1 em ở lại lớp

Cuối HKI

12

5

11

1

2

8

12

5

2

 

 

  Qua quá trình thực hiện tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau:  Muốn giáo dục tốt các đối tượng HS cá biệt giáo  viên chủ nhiệm cần phải:

 - Điều tra nắm rõ nguyên nhân của các hiện tượng cá biệt.

 - Nắm rõ tâm lý của từng  đối tượng để đề ra biện pháp thích hợp.

 - Khi tiến hành các biện pháp giáo dục cần tránh việc nêu tất cả những khuyết điểm ra cùng một lúc hay non nóng muốn giải quyết được tất cả những sai phạm của các em cùng một lúc mà nên phân thời gian và chọn ra những sai phạm mang tính cấp bách hay cơ bản thì giải quyết trước.

 - Không yêu cầu quá cao , nên có sự thông cảm chia xẻ với các em.

 - Luôn tạo mối quan hệ gần gũi, cảm hoá các em.

 - Giáo viên chủ nhiệm  cần biết kết hợp được nhiều tác nhân phối hợp giáo dục.

 

 

 

 

 

 

 

 

 


         PHẦN 3:             KẾT LUẬN CHUNG

  1. Kết luận

     Giáo dục học sinh cá biệt là một việc làm khó khăn và phức tạp, đòi hỏi người giáo viên luôn có sự nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Tất cả sự cố gắng và nỗ lực của chúng ta sẽ là cái chìa khoá cho các em bước sang một cuộc đời mới với sự nhìn nhận tích cực về thực tế và có ý thực rèn luyện để đạt tiêu chuẩn của con người mới xã hội chủ nghĩa.

      Trên đây là một vài kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp. Trong phần trình bày chắc hẳn không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của  các bạn đồng nghiệp và ban giám khảo. Xin chân thành cám ơn.

      Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài về biện pháp giáo dục cho học sinh cá biệt đã giúp cho cán bộ giáo viên và cán bộ quản lí học sinh xác định đúng tầm quan trọng của biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở nhà trường để có kế hoạch hoàn chỉnh, có sự quan tâm đúng mực  việc giáo dục cho học sinh cá biệt              Trường Trung Học Cơ sở Lê Hồng Phong đã và đang là một địa chỉ tin cậy đối với các em học sinh và cha mẹ học sinh trong thành phố. Bởi tập thể Cán bộ Giáo viên, nhân viên của nhà trường không chỉ cố gắng nâng cao về trình độ chuyên môn mà còn đặc biệt chú ý đến công tác giáo dục về đạo đức, nhân cách cho học sinh, trong đó có công tác giáo dục học sinh cá biệt. Đã có nhiều em học sinh cá biệt chưa ngoan nhưng qua 4 năm học tập các em đã thực sự trưởng thành, tự tin, chu đáo và có ý thức tốt trong cuộc sống.  Công tác giáo dục học sinh cá biệt luôn là một thử thách rất lớn đối với mỗi giáo viên chủ nhiệm, song làm tốt được điều này bạn mới thực sự trở thành một nhà giáo dục theo đúng nghĩa.

 

 

  2. Đề xuất, kiến nghị

Để giáo dục học sinh cá biệt đạt kết quả cao, qua việc tìm hiểu và nghiên cứu 3 em học sinh cá biệt trên của các lớp tôi dạy, thì tôi có một số kiến nghị sau:

 - Để giáo dục tốt học sinh cá biệt ở trong các giờ học thực, trước hết người giáo viên bộ môn phải là người tốt, yêu trò, yêu nghề, gương mẫu để học sinh học tập và noi theo. Biết sử dụng những phương pháp cũng như biện pháp một cách hợp lý đúng lúc, đúng đối tượng để có một cách tác động kịp thời.

 - Cần phải kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, giữa nhà trường và gia đình, cộng đồng xã hội và luôn luôn có một đường dây liên lạc tốt. Bởi vì vấn đề giáo dục học sinh cá biệt là một vấn đề bức xúc trong nền giáo dục cho nên cần phải được coi trọng và quan tâm.

          - Lãnh đạo các cấp chính quyền có hướng tích cực hơn v mặt giáo dục học  sinh cá  biệt .

- Tăng cường tiết ngoại khóa v giáo dục đạo đức học sinh

  - Nhà trường kết hợp với chính quyền để giáo dục học sinh cá biệt

   - Tổng ph trách đội, Ban giám hiệu, ph huynh kết hợp với giáo viên ch nhiệm để cùng giáo dục  các em .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    MỤC LỤC 

  LỜI NÓI ĐẦU                                                                                         1      

    PHẦN 1.  NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA ĐỀ TÀI                  2

I. Lý do chọn đề tài .                                                                                2        

        II. Mục đích nghiên cứu.                                                                  3

        III. Đối tượng nghiên cứu.                                                               3

       IV. Nhiệm vụ nghiên cứu.                                                                4           

         V. Phương pháp nghiên cứu.                                                          4

        VI. Giới hạn nghiên cứu.                                                                  4

       VII. Cấu trúc đề tài                                                                            4

PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .                                                   5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU       5

I. Lí luận về hiện tượng học sinh cá biệt nói chung và hiện tượng học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm nói riêng.                                                                5

II. Lí luận về nội dung, phương pháp và các con đường giáo dục học sinh cá biệt .                                                                                                             5 CHƯƠNG II                                                                                                         NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TRẠNG DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG HỌC    SINH CÁ BIỆT                                                                                         9

II.1Thực trạng về hiện tượng học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm          9

II.2 Những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt.           10

CHƯƠNG III:  MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT Ở           

 LỚP CHỦ NHIỆM 12

III.1 . Biện pháp giáo dục bằng tâm lý.                                                   12

III.2 Biện pháp  giáo dục bằng  tập thể .                                                 14

III.3 Kết hợp với phụ huynh học sinh                                                              16

III.4 Kết hợp giáo dục qua giáo viên bộ môn.                                        17

III.5 Kết hợp các ban ngành, bộ phận trong và ngoài nhà trường.     17

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 19

PHẦN 3:            KẾT LUẬN CHUNG                                                     21

  1. Kết luận   21

  2. Đề xuất, kiến nghị                                                                             22

 

                                      TÀI LIỆU THAM KHẢO    

1.     Lý luận quản lý giáo dục và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trường THCS- tập 2- trường cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh. Năm 2003.

2.     Tạp chí Thế giới trong ta – số 74+75 năm 2008-Hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam.

 

-         Sách giáo dục thời đại

-         Báo thiếu niên tiền phong

-         Báo hoa học trò

-         Báo dân trí

 

1

Giáo sinh: Lương Thị Diễm My

nguon VI OLET