Bài 5: THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ
LOẠI BOM, ĐẠN VÀ THIÊN TAI

I. THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ LOẠI BOM, ĐẠN :
1. Tác hại của một số loại bom đạn :
Trong các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, bọn đế quốc đã dùng nhiều loại bom, đạn để đánh phá ta, gây cho nhân dân ta những thiệt hại vô cùng to lớn về người và của. Hơn thế nữa nó còn hủy hoại về môi trường, để lại những di chứng của chiến tranh cho các thế hệ sau này.
Ví dụ : Về cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.
Ngày nay, nguy cơ của các cuộc chiến tranh trên thế giới chưa mất đi; vì vậy việc tìm hiểu để nắm được tác hại và tính năng cơ bản của một số loại bom, đạn từ đó để có biện pháp phòng tránh tích cực là hết sức cần thiết đối với mỗi chúng ta.
Xin giới thiệu một số loại bom, đạn gây nguy hiểm mà địch thường dùng trong chiến tranh. Mức độ sát thương, hiệu lực của chúng.
- Loại bom : * Bom phá : 250 (bảng Anh). Bán kính sát thương người không ẩn nấp là : 100 m tạo thành hố sâu 2 - 3 m.
500 (BA) sát thương : 100 m - hố sâu 4 - 5 m
750 (BA) sát thương : 100 m - hố sâu 5 - 7 m
1000 (BA) sát thương : 100 m - hố sâu 6 m
2000 (BA) sát thương : 100 m - hố sâu 7 - 9 m
3000 (BA) sát thương : 350 m - hố sâu 8 - 10 m
* Bom chùm : thả bằng bom mẹ chứa 200 - 250 bom con ( bom bi hình cầu, sát thương 10- 15 m.
* Bom cháy : (na pan, phốt pho)
Na pan 6 - 10 kg gây cháy bán kính 3 - 5 m
100 kg 20 - 25 m
có nhiệt độ từ 800 - 1000oC
Phốt pho : 59,4 kg gây cháy bán kính 20 - 25 m
* Các loại đạn :
- Đạn đại bác 105 mm, độ sát thương 25 - 30 m
203 mm, độ sát thương 30 - 40 m
- Đạn súng cối 81 mm, độ sát thương 15 - 20 m
127 mm, độ sát thương 20 - 25 m
- Đạn phóng lựu M79, độ sát thương 10 m
Lưu ý : Ngoài sức công phá sát thương bằng mảnh gây sát thương, khi bom, đạn nổ lượng thuốc sẽ tạo ra áp suất lớn gây hủy hoại môi trường, làm hư hại tài sản và tính mạng của nhân dân.
2. Một số biện pháp phổ thông phòng tránh bom, đạn :
a/ Quan sát, báo động :
Mục đích nhằm phát hiện hoạt động của địch, nhất là bằng máy bay, kịp thời phát tín hiệu báo động cho nhân dân phòng tránh, tín hiệu thường dùng bằng còi điện, loa truyền thanh, trống, mỏ, kẻng.
b/ Làm hầm hố phòng tránh bom, đạn :
Mục đích nhằm tránh tác hại khi bom , đạn nổ :
- Mảnh bom, các loại đạn bắn thẳng.
- Nhà đổ, đất đá do bom, đạn bắn ra.
- Cháy thường và cháy do các chất hóa học tạo ra.
- Ở từng vùng, từng địa phương tùy theo điều kiện vật liệu, địa hình đất đai để làm hầm hố tránh bom, đạn cho phù hợp.
- Có thể làm hầm hố cá nhân.
- Có thể là hầm hố tập thể.
- Có thể là hào ẩn nấp, hay là địa đạo...
Trong chiến tranh chống Mỹ, thường dùng hầm chữ A, hầm tròn, hào giao thông, địa đạo Vĩnh Mốc...
- Thường người ta bố trí hầm hào ở những nơi thuận tiện như chỗ ở, nơi sản xuất, lớp học, những nơi công cộng. Chú ý khi có báo động phải nghe theo hướng dẫn để tới nơi trú ẩn. Chú ý người già, phụ nữ, trẻ em...
Khi vào hầm, hố trú ẩn phải giữ trật tự, không được hốt hoảng chạy đi chạy lại nơi ẩn nấp, hoặc nhô ra khỏi hầm.
Trường hợp khi không có hầm hố, hoặc chạy chưa kịp tới vị trí ẩn nấp, khi nghe bom rít thì nhanh chóng nằm sát đất cạnh các địa vật gần nhất như cống rãnh, mô đất, bờ ruộng, cây to. Khi nằm sấp, cần kê tay dưới ngực, hơi há miệng để tránh sức ép tới ngực và tai.
c/ Che ánh sáng ngụy trang :
- Nhằm hạn chế khả năng quan sát, phát hiện của F.
d/ Sơ tán, phân tán người và phương tiện máy móc ở các trọng điểm địch có thể đánh phá :
- Nhằm giảm bớt tới mức thấp
nguon VI OLET