GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH 12

BÀI 1 : ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ

-         Hiểu được ý nghĩa của điều lệnh đội ngũ, nắm chắc thứ tự các bước tập hợp đội hình cơ bản của tiểu đội, trung đội.

-         Thực hiện thuần thực động tác đội ngũ từng người không có súng và động tác chỉ huy đội hình cơ bản của tiểu đội, trung đội bằng các khẩu lệnh.

-         Xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành ngiêm các chế độ, nề nếp sinh hoạt và học tập tại nhà trường.

Điều lệnh đội ngũ hiện hành là văn bản pháp quy thuộc hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kí quyết định ban hành ngày 17/10/2002.  Điều lệnh đội ngũ quy định động tác đội ngũ từng người, đội ngũ đơn vị từ cấp tiểu đội đến cấp trung đoàn của Quân đội nhân dân Việt Nam; đồng thời quy định trách nhiệm của người chỉ huy và quân nhân trong hàng ngũ. Chấp hành điều lệnh có tác dụng rèn luyện cho mọi quân nhân ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong khẩn trương, tinh thần sẵn sàng chấp hành mệnh lệnh được giao. Phạm vi bài này chỉ đề cập đến đội ngũ tiểu đội, trung đội không có súng.

I – ĐỘI NGŨ TIỂU ĐỘI

1. Đội hình tiểu đội hàng ngang

 Đội hình tiểu đội hàng ngang gồm có : Đội hình tiểu đội 1 hàng ngang và đội hình tiểu đội 2 hàng ngang. Trình tự các bước tập hợp đội hình tiểu đội hàng ngang bao gồm : Tập hợp đội hình ; Điểm số ; Chỉnh đốn hàng ngũ và giải tán.

 Bước 1 : Tập hợp đội hình

 Khẩu lệnh : “Tiểu đội X thành 1(2) hàng ngang - Tập hợp

 Hô khẩu lệnh xong, tiểu đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn. Nghe khẩu lệnh “Tiểu đội X”, toàn tiểu đội quay mặt về phía tiểu đội trưởng, đứng nghiêm chờ lệnh. Nghe dứt động lệnh “Tập hợp”, các chiến sĩ im lặng, nhanh chóng chạy vào vị trí tập hợp đứng bên trái tiểu đội trưởng thành 1(2) hàng ngang, đứng đúng gián cách, cự li quy định ( gián cách giữa hai người đứng cạnh nhau là 70cm, tính từ giữa hai gót chân), tự động gióng hàng, xong đứng nghỉ (hình 1.1); khi tập hợp 2 hàng ngang, số lẻ đứng hàng trên, số chẵn đứng hàng dưới (hình 1.2). Khi thấy 2 – 3 chiến sĩ đứng vào vị trí bên trái mình, tiểu đội trưởng đi về phía trước chính giữa đội hình cách đội từ 3 - 5 bước dừng lại, quay vào đội hình đôn đốc tập hợp.

 

 

         

 3 – 5 bước       3 – 5 bước

 

 

 

      Hình 1.1 :  Tiểu đội 1 hàng ngang   Hình 1.1 :  Tiểu đội 2 hàng ngang

Bước 2 : Điểm số.

Khẩu lệnh : “Điểm số”.

Tiểu đội đang đứng nghỉ, nghe khẩu lệnh “Điểm số”, các chiến sĩ thứ tự từ bên phải sang bên trái trở về tư thế đứng nghiêm, hô rõ số của mình, đồng thời quay mặt sang bên trái 450, khi điểm số xong quay mặt trở lại. lần lượt điểm số từ 1 cho đến hết tiểu đội, người đứng cuối cùng của hàng, khi điểm số không phải quay mặt, sau khi điểm số của mình xong, hô “Hết”.

Đội hình tiểu đội 2 hàng ngang không điểm số.

Bước 3 : Chỉnh đốn hàng ngũ.

Khẩu lệnh : “Nhìn bên phải (trái) – Thẳng”.

Nghe dứt động lệnh “Thẳng” , trừ chiến sĩ làm chuẩn (người đứng đầu hàng bên phải hoặc bên trái đội hình) vẫn nhìn thẳng, các chiến sĩ còn lại phải quay mặt hết cỡ sang phải (trái), xê dịch lên, xuống để gióng hàng cho thẳng và điều chỉnh giản cách. Muốn gióng hàng ngang thẳng , từng người phải nhìn được nắp túi áo ngực bên phải (trái) của chiến sĩ đứng thứ 4 về bên phải (trái) mình (nếu là chiến sĩ nữ thì phải nhìn thấy ve cổ áo). Nghe dứt động lệnh “Thôi”, các chiến sĩ quay mặt trở lại nhình thẳng về phía trước, đứng nghiêm, không xê dịch vị trí đứng.

Khi tập hợp đội hình 2 hàng ngang, các chiến sĩ đứng hàng thứ 2 điều chỉnh gióng cả hàng ngang và hàng dọc.

Tiểu đội trưởng đi về phía người làm chuẩn, đến ngang người làm chuẩn và cách người làm chuẩn 2 – 3 bước dừng lại, quay vào đội hình để kiểm tra hàng ngang. Khi kiểm tra thấy gót chân và ngực của chiến sĩ cùng nằm trên một đường thẳng là được. Nếu chiến sĩ nào đứng chưa thẳng hàng, tiểu đội trưởng dùng khẩu lệnh “ đồng chí (hoặc số)… lên (hoặc xuống)”. Cũng có thể cùng một lúc, tiểu đội trưởng sửa cho 3 – 4 chiến sĩ. Chiến sĩ khi nghe tiểu đội trưởng gọi tên mình phải quay mặt về phía tiểu đội trưởng và làm theo lệnh của tiểu đội trưởng, tiến lên (hoặc lùi xuống). Khi tiến lên (hoặc lùi xuống) phải kết hợp gióng hàng cho thẳng. Khi thấy các chiến sĩ đã đứng thẳng hàng, tiểu đội trưởng hô “Được”. Nghe dứt động lệnh “Được”, chiến sĩ quay mặt trở lại, mắt nhìn thẳng. Sau đó, tiểu đội trưởng đi đầu về vị trí chỉ huy.

Đội hình 2 hàng ngang phải kiểm tra cả cự li giữa hàng trên và hàng dưới.

Bước 4 : Giải tán.

Khẩu lệnh : “Giải tán”.

Nghe dứt động lệnh, các chiến sĩ trong hàng nhanh chóng tản ra. Nếu đang đứng ở tư thế nghỉ phải trở về tư thế nghiêm rồi mới tản ra.

2. Đội hình tiểu đội hàng dọc

Đội hình tiểu đội hàng dọc gồm có: Đội hình tiểu đội 1 hàng dọc và đội hình tiểu đội 2 hàng dọc. Trình tự các bước tập hợp đội hình tiểu đội hàng dọc gồm: Tập hợp đội hình ; Điểm số ; Chỉnh đốn hàng ngũ và giải tán.

Bước 1 : Tập hợp đội hình

Khẩu lệnh : “Tiểu đội X thành 1(2) hàng dọc - Tập hợp

Bước 2 : Điểm số.

Khẩu lệnh : “Điểm số”.

Bước 3 : Chỉnh đốn hàng ngũ.

Khẩu lệnh : “Nhìn bên phải (trái) – Thẳng”.

Bước 4 : Giải tán.

Khẩu lệnh : “Giải tán”.

3. Tiến, lùi, qua phải, qua trái:

a) Động tác tiến, lùi:

Khẩu lệnh: Tiến(lùi) X bước – bước

Nghe dứt động lệnh “bước”, toàn tiểu đội đồng loạt tiến (lùi) X bước theo khẩu lệnh. Khi bước đủ số bước quy điịnh thì dừng lại, dồn và gióng hàng sau đó trở về tư thế đứng nghiêm.

b) Động tác qua phải, qua trái.

Khẩu lênh: Qua phải (trái) X bước – bước

Khi nghe dứt động lệnh bước, toàn tiểu đội đồng loạt qua phải (trái) X bước theo khẩu lệnh. Khi bước đủ số bước theo quy định thì dừng lại, dồn và gióng hàng sau đó trở về tư thế đừng nghiêm.

4. Giãn, thu đội hình.

Trước khi giãn đội hình phải điển số. Nếu giãn sang bên trái thì điểm số từ phải sang trái. Khẩu lệnh hô: Từ phải sang trái - điểm số.

Nếu giãn đội hình sang bên phải thì điểm số từ trái sang phải. Khẩu lệnh: Từ trái sang phải - điểm số.

a) Giãn đội hình hàng ngang.

Khẩu lệnh: Giãn cách X bước nhìn bên phải(trái) - thẳng.

Khi nghe dứt động lệnh thẳng, chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại lấy số đã điểm của mình trừ đi 1 rồi nhân với số bước mà tiểu đội trưởng đã quy định để tính số bước mình phải di chuyển, đồng loạt quay bên phải (trái) đi đều về vị trí mới. khi về đến vị trí mới, chiến sĩ cuối cùng hô “xong”. Nghe dứt động lệnh “xong”, các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, quay mặt hết cỡ về bên phải (trái) để gióng hàng. Khi các chiến sĩ đồng loạt quay bên trái (phải) đi đều về vị trí mới, tiểu đội trưởng quay bên trái (phải) đi đều về vị trí chỉ huy ở chính giữa phía trước đội hình đôn đốc chiến sĩ gióng hàng. Khi các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, đã ôn định đội hình, tiểu đội trưởng hô “thôi”. Khi nghe dứt động lệnh “thôi” các chiến sĩ quay mặt trở lại, về tư thế đứng nghiêm.

b) Thu đội hình hàng ngang

Khẩu lệnh: Về vị trí nhìn bên phải (trái) – thẳng

Khi nghe dứt động lệnh “thẳng”, chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại đồng loạt quay bên phải (trái), đi đều về vị trí cũ. Khi chiến sĩ cuối cùng về đến vị trí thì hô “xong”. Nghe dứt động lệnh “xong” các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, quay mặt hết cỡ sang phải (trái) để gióng hàng. Khi các chiến sĩ đồng loạt quay bên phải (trái) đi đều về vị trí cũ, tiểu đội trưởng quay bên trái (phải) đi đều về vị trí chỉ huy ở vị trí chính giữa phía trước đội hình đôn đốc gióng hàng. Khi các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, đã ổn định đọi hình, tiểu đội trưởng hô “thôi”, các chiến sĩ quay mặt trở lại, tư thế đứng nghiêm.

c) Giãn đội hình hàng ngang.

Khẩu lệnh: Cự ly X bước nhìn trước – thẳng

Khi nghe dứt động lệnh “thẳng”, chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại lấy số đã đếm của mình trừ đi 1 rồi nhân với số bước tiểu đội trưởng đã quy định để tính số bước mình phải di chuyển. Đồng loạt quay đằng sau, đi đều về vị trí mới. khi về đến vị trí mới, chiến sĩ cuối cùng hô “xong”. Nghe dứt động lệnh “xong”, các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ nhìn thẳng về phía trước để gióng hàng.

d) Thu đội hình hàng dọc.

Khẩu lệnh: Về vị trí nhìn trước – thẳng.

Nghe dứt động lệnh “thẳng”, chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại đi đều về vị trí cũ, nhìn thẳng về phía trước gióng hàng. Khi thấy các chiến sĩ đã đi đều về vị trí cũ, gióng hàng đã thẳng tiểu đội trưởng hô “thôi”.

5. Ra khỏi hàng, về vị trí

 Khẩu lệnh : “Đồng chí (số) … Ra khỏi hàng” ; “Về vị trí

 Chiến sĩ  được gọi tên (số) của mình đứng nghiêm trả lời “Có”. Khi nghe lệnh “Ra khỏi hàng”, chiến sĩ  hô “” sau đó đi đều hoặc chạy đều đến trước tiểu đội trưởng, cách tiểu đội trưởng 2-3 bước thì dừng lại, chào và báo cáo “Tôi có mặt” . Nhận lệnh xong, hô “. Khi đứng trong đội hình hàng dọc, chiến sĩ  bước qua phải (trái) một bước rồi mới đi đều hoặc chạy đều đến gặp tiểu đội trưởng. Nếu đứng hàng thứ hai trong đội hình hàng ngang, chiến sĩ  phải quay đằng sau rồi vòng bên phải (trái), đi đều hoặc chạy đều đến gặp tiểu đội trưởng . Khi mệnh lệnh “Về vị trí”, thực hiện động tác chào trước khi rời khỏi tiểu đội trưởng . Nếu phải quay đằng sau thì trước khi quay phải bước sang bên phải (trái) một bước`, sau đó đi đều hoặc chạy đều về vị trí cũ.

II – ĐỘI NGŨ TRUNG ĐỘI

1. Đội hình trung đội hàng ngang

 Đội hình trung đội hàng ngang gồm : Trung đội 1,2 và 3 hàng ngang .

 Động tác của trung đội trưởng và cán bộ , chiến sĩ  trong trung đội cơ bản như tập hợp ở đội hình tiểu đội hàng ngang , chỉ khác :

 Bước 1 : Tập hợp đội hình

 Khẩu lệnh : “Trung đội X thành 1(2,3) hàng ngang – Tập hợp ”.

 Dứt động lệnh “Tập hợp ”, phó trung đội trưởng nhanh chóng chạy đến đứng sau trung đội trưởng theo đúng cự li, gián cách quy định, tự gióng hàng, xong đứng nghỉ; bên trái trung đội trưởng là tiểu đội 1,2,3.

 

 

 

 

 Khi thấy phó trung đội trưởng và tiểu đội 1 đã đứng vào vị trí tập hợp , trung đội trưởng chạy đều về phía trước, chính giữa đội hình, cách đội hình từ 5 – 8 bước dừng lại, quay vào đội hình đôn đốc tập hợp, phó trung đội trưởng đứng lên ngang với tiểu đội (hình 1.5, 1.6, 1.7)

 Bước 2: Điêm số

 Khẩu lệnh : “Điểm số ” hoặc “Từng tiểu đội điểm số ”.

 Khi nghe dứt động lệnh “Điểm số ”, các chiến sĩ  trong toàn trung đội thực hiện động tác điểm số như ở đội hình tiểu đội hàng ngang.

 Khi nghe dứt động lệnh “Từng tiểu đội điểm số ”, từng tiểu đội điểm số của tiểu đội mình (tiểu đội trưởng không điểm số ).

 Trung đội 2 hàng ngang không điểm số.

 Trung đội 3 hàng ngang điểm số, chỉ có tiểu đội 1 điểm số (động tác điểm số như đội hình tiểu đội 1 hàng ngang ), tiểu đội trưởng không điểm số. Tiểu đội 2, tiểu đội 3 không điểm số mà lấy số đã điểm của tiểu đội 1 để tính số của tiểu đội mình. Nếu tiểu đội 2 và tiểu đội 3 thiếu hoặc thừa quân số so với quân số đã điểm của tiểu đội 1 thì người đứng cuối hàng của tiểu đội 2 và tiểu đội 3 phải báo cáo cho trung đội trưởng biết. Khi báo cáo phải đứng nghiêm, báo cáo xong, đứng nghỉ.

 Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ.

 Khẩu lệnh : “Nhìn bên phải (trái) – Thẳng”.

 Động tác của trung đội trưởng và cán bộ, chiến sĩ  cơ bản như trong đội hình tiểu đội hàng ngang. Khi chỉnh đốn hàng ngũ, trung đội trưởng chỉnh, sửa từ tiểu đội 1,tiểu đội 2 đến tiểu đội 3.

 Bước 4: Giải tán.

2. Đội hình trung đội hàng dọc

 Đội hình trung đội hàng dọc gồm : trung đội 1,2, và 3 hàng dọc .

 Động tác của trung đội trưởng và cán bộ, chiến sĩ  trong trung đội cơ bản như tập hợp ở đội hình tiểu đội hàng dọc, chỉ khác :

 Bước 1: Tập hợp đội hình.

 Khẩu lệnh : “đội X thành 1(2,3) hàng dọc  – Tập hợp”.

 

 Dứt động lệnh “Tập hợp”, phó trung đội trưởng nhanh chóng chạy đến đứng sau trung đội trưởng theo đúng cự li, gián cách, tự gióng hàng, xong đứng nghỉ; Tiếp đến là tiểu đội 1,2,3.

 Khi thấy phó trung đội trưởng và tiểu đội 1 đã đứng vào  vị trí tập hợp, trung đội trưởng chạy đều về phí trước, cách đội hình từ 5 – 8 bước, dừng lại, quay vào đội hình đôn đốc tập hợp (hình 1.8, 1.9, 1.10).

 Bước 2: Điểm số (Trung đội 2 hàng dọc không điểm số )

 Khi nghe dứt động lệnh “Điểm số”, các chiến sĩ  trong toàn trung đội điểm số từ 1 đến hết, các tiểu đội trưởng cũng điểm số. Động tác điểm số của từng người như điểm số trong đội hình tiểu đội hàng dọc.

 Khi nghe dứt động lệnh “Từng tiểu đội điểm số”, các tiểu đội lần lượt điểm số theo đội hình tiểu đội (tiểu đội trưởng không điểm số).

 Trung đội 3 hàng dọc, chỉ có tiểu đội 1 điểm số. Tiểu đội 2, tiểu đội 3 dựa vào số đã điểm của tiểu đội 1 để nhớ số của tiểu đội mình. Nếu tiểu đội 2 và tiểu đội 3 thiếu hoặc thừa quân số so với quân số đã điểm của tiểu đội 1 thì người đứng cuối hàng của tiểu đội 2 và tiểu đội 3 phải báo cáo cho trung đội trưởng biết. Khi báo cáo phải đứng nghiêm, báo cáo xong, đứng nghỉ.

Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ.

 Động tác của trung đội trưởng và cán bộ, chiến sĩ  cơ bản như trong đội hình tiểu đội hàng dọc. Khi chỉnh đốn hàng ngũ, trung đội trưởng sửa theo thứ tự từ tiểu đội 1,tiểu đội 2 đến tiểu đội 3.

 Bước 4: Giải tán.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thực hiện động tác tập hợp đội hình tiểu đội 1 và 2 hàng ngang.

2. Thực hiện động tác tập hợp đội hình tiểu đội 1 và 2 hàng dọc.

3. Thực hiện động tác tập hợp đội hình trung đội 1,2 và 3 hàng ngang.

4. Thực hiện động tác tập hợp đội hình trung đội 1,2 và 3 hàng dọc.

 

BÀI 2 :

MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN, AN NINH NHÂN DÂN

 

-         Hiểu được những nội dung tối thiểu về nền quốc phòng toàn dân,an ninh nhân dân và xây dựng nền quốc phòng toàn dân , an ninh nhân dân.

-         Xây dựng ý thức trách nhiệm công dân đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.

1. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng về thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong thời kì mới.

 Để hiểu được những tư tưởng chỉ đạo cơ bản của Đảng về thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong thời kì mới, cần nắm được một số khái niệm về quốc phòng và an ninh.

a) Khái niệm cơ bản về quốc phòng, an ninh

 *Quốc phòng

 Là công việc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể hoạt động đối nội, đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học… của Nhà nước và nhân dân để tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, nhằm giữ gìn hòa bình, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, qui mô.

 *Quốc phòng toàn dân

 Nền quốc phòng mang tính chất “vì dân, do dân, của dân”, phát triển theo phương hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại ; Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, điều hành, nhân dân làm chủ, nhằm giữ vững hòa bình, ổn định đất nước, sẵn sàng đánh bại âm mưu, thủ đoạn xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 *An ninh quốc gia

 Là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

*An ninh nhân dân

Là sự nghiệp toàn dân, do dân tiến hành, lực lượng an ninh nhân dân làm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

Kết hợp phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng chuyên trách, nhằm đập tan mọi âm mưu và hành động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, cùng với quốc phòng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

b) Những tư tưởng chỉ đạo của Đảng

 Để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nề quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong thời kì mới, cần nắm vững một số tư tưởng chỉ đạo cơ bản của Đảng được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X xác định như sau :

 *Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

 Đây là quan điểm chỉ đạo, bao trùm, quan trọng nhất, quy định các mối quan hệ trong quá trình thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ; phản ánh quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc: quá trình dựng nước phải đi đôi với giữ nước.

Ngày nay, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, bảo đảm cho tổ quốc Việt nam phát triển ngày càng bền vững.

Cần khắc phục những nhận thức và hành động: coi nhẹ một trong hai nhiệm vụ, hoặc tách rời, đối lập hai nhiệm vụ đó trong chiến lược xây dựng kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh.

*Kết hợp quốc phòng và an ninh với kinh tế.

Nhằm tạo ra sức mạnh để củng cố quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, quá trình kết hợp phải đảm bảo có hiệu quả cả kế hoạch đầu tư cho quốc phòng, an ninh và đầu tư cho kinh tế.

Quá trình kết hợp phải từ trong chiến lược quy hoạch đầu tư phát triển toàn quốc cũng như đối với từng ngành, từng địa phương và từng doanh nghiệp.

*Gắn nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ an ninh; phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng an ninh với hoạt động đối ngoại.

Gắn nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ an ninh được cụ thể hóa trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc thời kì mới là: Bảo vệ vững chắc độc lập, an ninh chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động gây mất ổn định chính trị - xã hội, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, gây tổn hại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; ngăn chặn và trừng trị có hiệu quả mọi loại tội phạm.

Hoạt động quốc phòng và hoạt động an ninh có đối tượng đấu tranh cụ thể, bằng phương pháp và phương tiện đặc thù với tổ chức lực lượng riêng. Nhưng cần phải liên kết các hoạt động đó trong thực hiên các mục tiêu của nhiệm vụ chiến lược bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Cần khắc phục quan niệm cho rằng ngày nay, nhiệm vụ quốc phòng chỉ nhằm đánh giặc ngoại sâm, nhiệm vụ an ninh chỉ để giữ gìn an ninh trật tự bên trong của đất nước. đây là quan niệm không đầy đủ và không phù hợp với thực tiễn tình hình mới của đất nước, vì độc lập dân tộc phải gắn chặt chẽ với xây dựng chủ nghĩa xã hội trong mục tiêu cách mạng của đảng ta và được biểu hiện trong việc kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa .

Để phát huy sức mạnh tổng hợp xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân còn đòi hỏi phối hợp chặt chẽ hành động quốc phòng và an ninh với hành động đối ngoại.

Mục đích hành động đối ngoại của Nhà nước ta nhằm tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của quốc tế để không ngừng tranh thủ mọi nguồn lực từ bên ngoài, tăng cường nội lực trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước và củng cố sức mạnh quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, những thành tựu của đối ngoại không tách khỏi sự phát triển mọi mặt của đất nước, bao gồm trong đó sự vững chắc của nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân .

*Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân

Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân là lực lượng nòng cốt. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn có chính sách, kế hoạch cụ thể để động viên nhân dân tham gia tự giác, tích cực vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng tiềm lực và thế trận của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh.

Công tác quốc phòng, an ninh phải được quán triệt trong tư tưởng tiến công, tích cực, chủ động không chỉ sẵn sàng trong đối phó với các tình huống chiến tranh mà cả trong việc làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” và mọi âm mưu, thủ đoạn, phá hoại của các thê lực thù địch.

*Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc, thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, tăng cường quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh

Sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh phải được thể chế hóa bằng những văn bản mang tính pháp lí thể hiện vai trò, hiệu lực quản lí của Nhà nước đối với quốc phòng, an ninh.

Nội dung quản lí nhà nước về quốc phòng, an ninh cần tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau :

 - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ tổ quốc trong thời kì mới. Thể chế hóa các chủ trương, chính sách về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Có cơ chế kết hợp quốc phòng vói an ninh.

- Bộ quốc phòng, Bộ công an làm tốt chức năng quản lí nhà nước về quốc phòng, an ninh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Các bộ, ngành, các địa phương chấp hành tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của ngành, địa phương mình, của cấp mình, kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh .

- Tổ chức, củng cố, nâng cao chất lượng các cơ quan và cán bộ chuyên trách các cấp, các ngành. Mở rộng, nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng – an ninh cho toàn dân.

*Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, công an, đối với sự nghieẹp củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh.

Nguyên tắc Đảng lãnh đạo  quân đội nhân dân, công an nhân dân tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt. Thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, công an là yêu cầu hàng đầu để xây dựng quân đội, công an chính quy, hiện đại.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với quốc phòng, an ninh biểu hiện ở việc không ngừng hoàn thiện đường lối chiến lược quốc phòng, an ninh quốc gia ; lãnh đạo nhà nước thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng va nhà nước. Thường xuyên chăm lo công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong thời kì mới.

Nâng cao cảnh giác làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang nhân dân mà thực chất muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các lực lượng vũ trang.

Để luôn nắm chắc các lực lượng vũ trang, Đảng phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện phương thức, cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang ; nâng cao lòng tin của các lực lượng vũ trang vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

2. Nhiệm vụ, nội dung,niện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong thời kì mới.

 a) Đặc điểm

 xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân cần lưu ý một số đặc điểm chủ yếu sau :

 * Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là nền quốc phòng, an ninh “của dân, do dân, vì dân”

Đặc điểm này thể hiện truyền thống, kinh nghiệm của dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước ; phản ánh bản chất của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân của nước ta dựa trên sức mạnh tổng hợp của toàn dân, cho phép chúng ta huy động cao nhất sức người, sức của vào công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân ; thể hiện sự nhất quán trong đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước về lĩnh vực quốc phòng, an ninh phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng và khả năng của nhân dân.

* Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân nhằm mục đích duy nhất là tự vệ chính đáng.

Đặc điểm này nói lên tính chủ dộng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ; là cơ sở để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống của nhân dân, làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch bên trong và bên ngoài.

* Sức mạnh nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là cơ sở để triển khai một chiến lược tổng hợp bảo vệ Tổ quốc

Các thế lực thù địch hình thành sự liên kết chặt chẽ với nhau, dùng nhiều âm mưu, thủ đoạn đề chống phá cách mạng nước ta : đầu tiên chúng chống phá ta về chính trị - tư tưởng, kết hợp phá hoại về kinh tế, văn hóa ; chúng sử dụng lực lượng quân sự để răn đe và sẵn sàng chuyển sang tấn công khi có thời cơ. Do đó, chiến lược quốc phòng, an ninh bảo vệ tổ quốc của ta ngày nay phải kết hợp chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, vói nhiệm vụ sẵn sàng đối phó với các tình huống khác.

Để phát huy sức mạnh nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân phải dựa trên cơ sở sức mạnh tổng hợp của các yếu tố cả ở trong nước và ngoài nước, của dân tộc và của thời đại. trong đó, những yếu tố trong nước luôn giữ vai trò quyết định.

* Nền quốc phòng toàn dân,an ninh nhân dân được xây dựng toàn diện và từng bước hiện đại

Đặc điểm toàn diện được biểu hiện trên các mặt chính trị, quân sự, an ninh, kinh tế, văn hóa, khoa học ..; kết hợp giữa quốc phòng, an ninh với các mặt hoạt động xây dựng đất nước với hành động đối ngoại.

Đặc điểm hiện đại được biểu hiện ở sụ kết hợp giữa xây dựng con người có giác ngộ chính trị, có tri thức với vũ khí, trang bị kĩ thuật hiện đại ; phát triển công nghiệp quốc phòng, từng bước trang bị hiện đại cho các lực lượng vũ trang ; kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh.

* Nền quốc phòng toàn dân gắn chặt với nền an ninh nhân dân

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân đều nhằm mục đích tự vệ chính đáng, tạo sức mạnh tổng hợp chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ tổ quốc Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa ; đều có chung một tính chất là của dân, do dân, vì dâ. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân chỉ khác nhau về phương thức tổ chức lực lượng, hành động và mục tiêu cụ thể được phân công. Yêu cầu quá trình xây dựng phải đồng bộ, thống nhất trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch xây dựng, hành động trên phạm vi cả nước cũng như từng vùng, miền, địa phương, ở các ngành, các cấp …

b) Mục đích

xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong sự gắn kết chặt chẽ với nền an ninh nhân dân nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ; bảo vệ Đảng, bảo vệ nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa ; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ lợi ích quốc gia , dân tộc ; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa, xã hội … ; giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

c) Nhiệm vụ

nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân

 - Trong hòa bình, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 - Trong chiến tranh đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc và cuộc sống của nhân dân.

 - Thường xuyên ngăn chặn, đánh bại mọi âm mưu và hành động “diễn biến hòa bình ”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta.

  Nhiệm vụ xây dựn nền an ninh nhân dân

 - Giữ vững sự ổn định và phát triển mọi hành động, mọi ngành, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội trên cả nước.

 - Đấu tranh chống lại các hành động gây rối, phá hoại, lật đổ chế độ của các thế lực phản động, thù địch trong nước cũng như các tội phạm khác để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chính quyền của nhân dân.

 - Giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ những thành quả chung của xã hội và tính mạng, tài sản của mỗi gia đình và công dân.

d) Nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân thực chất là xây dựng tiềm lực mọi mặt của đất nước nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi trong công cuộc bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bao gồm: xây dựng tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân và xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh.

* xây dựng tiềm lực nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

Tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là sức mạnh tổng hợp của quốc gia và chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong thời bình, tiềm lực đó được thể hiện một phần ở lực lượng thường trực, trực tiếp và thường xuyên làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; còn một phần cực kì to lớn ở dạng tiềm tàng, nằm trong mọi mặt của đời sống xã hội, sẵn sàng được động viên theo yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.

Tiềm lực quốc phòng, an ninh được xây dựng toàn diện, trong đó tập trung vào bốn nội dung  sau đây:

Một là: Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thân.

Đây là nhân tố cơ bản tạo nên tiềm lực quốc phòng, an ninh, cũng là cơ sở, nền tảng chính trị - tinh thần của tiềm lực quân sự, an ninh nhằm tạo nên khả năng và sức mạnh về chính trị, tinh thần để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bảo vệ tổ quốc.

Tiềm lực chính trị, tinh thần được thể hiện ở ý chí quyết tâm của nhân dân và các lực lượng vũ trang trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra còn được biểu hiện ở năng lực lãnh đạo của đảng, sự quản lý điều hành của nhà nước đối với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ tổ quốc.

Ngày nay xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân cần tập trung:

- Xây dựng tình yêu quê hương đất nước, niềm tin đối với Đảng, nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, có đủ năng lực, trí tuệ, khả năng tổ chức thực hiện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng. xây dựng khối đại đoàn kết; xây dựng củng cố và phát huy hiệu lực của các tổ chức quần chúng, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Thức hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh; nâng cao cảnh giác cách mạng.

Hai là: xây dựng tiềm lực kinh tế.

Tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là khả năng về kinh tế của đất nước có thể khai thác, huy động nhằm phúc vụ củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh.

Tiềm lực kinh tế là cơ sở vật chất của các tiềm lực khác, là điều kiện vật chất đảm bảo cho sức mạnh quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong thời bình cũng như trong thời chiến.

Ngày nay, xây dựng tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

- Nhận thức được mối quan hệ của sự kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế.

- Tạo được thế bố trí chiến lược thống nhất về phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh, đảm bảo từng bước ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, đi đôi với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh .

- Đảm bảo cơ sở vật chất cho quốc phòng, an ninh trong thời bình và thời chiến; bảo đảm tính cơ động của nền kinh tế, có khả năng chuyển từ thời bình sang thời chiến và duy trì sự phát triển của nền kinh tế; bảo đảm sức sống của nền kinh tế, có khả năng ngăn ngừa, hạn chế được tối đa sự phá hoại của kể thù trong thời bình và trong chiến tranh.

- Gắn xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế với xây dạng cơ sở hạ tầng của nền quốc phòng, an ninh.

- Có kế hoạch động viên nền kinh tế khi tình hình đòi hỏi.

- Không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các lực lượng vũ trang nhân dân.

Ba là: Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghê.

Tiềm lực khoa học, công nghệ của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là khả năng của khoa học(bao gồm cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn) và công nghệ của quốc gia có thể khai thác, huy động để phục vụ cho quốc phòng, an ninh.

Tiềm lực khoa học và công nghệ là nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng, an ninh, ảnh hưởng trực tiếp đến khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự, cơ cấu tổ chức lực lượng vũ trang, công tác chỉ huy, quản lý bộ đội.

Tiềm lực khoa học, công nghệ được biểu hiện chủ yếu ở các mặt: Khả năng phát triển khoa học, đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, cơ sở vật chất có thể huy động phục vụ cho quốc phòng, an ninh và năng lực ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học có thể đáp ứng yêu cầu của quốc phòng, an ninh  và nhằm tạo nên khả năng về khoa học, công nghệ của quốc gia có thể khai thác huy động phục vụ cho quốc phòng, an ninh.

Ngày nay, xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ của nền quốc phòng toàn dân,an ninh nhân dân cần tập trung :

- Huy động các ngành khoa học, công nghệ quốc gia, trong đó khoa học quân sự,an ninh làm nòng cốt để nghiên cứu các vấn đề về quân sự, an ninh để sửa chữa, cải tiến, sản xuất các loại vũ khí trang bị.

- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật. kết hợp giữa đội ngũ cán bộ nghiên cứu về kinh tế với nghiên cứu quốc phòng, an ninh.

- Đổi mới và từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm.

Bốn là : Xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh.

Tiềm lực quân sự, an ninh của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là khả năng tiềm tàng về vật chát và tinh thần có thể huy động tạo thành sức mạnh phục vụ cho nhiệm vụ quân sự, an ninh, cho chiến tranh.

Tiềm lực quân sự, an ninh cũng là nhân tố cơ bản của tiềm lực quốc phòng, an ninh ; là biểu hiện tập trung, trực tiếp sức mạnh quân sự, an ninh của nhà nước, giữ vai trò nòng cốt để bảo vệ tổ quốc trong mọi tình huống.

Được thể hiện ơ khả năng duy trì và không ngừng hoàn thiện phát triển các lực lượng vũ trang; nguồn dự trữ về sức người , sức của trong thời bình và sẵn sàng chuyển thành sức mạnh phục vụ trong thời chiến.

Ngày nay, xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh, cần tập trung :

- Xây dựng quân đội và công an theo hướng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, nâng cao chất lượng tổng hợp, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở.

- Gắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với quá trình xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, vũ khí trang bị cho lực lượng vũ trang.

- xây dựng đội ngũ cán bộ trong lực lượng vũ trang nhân dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.

- Chuẩn bị về mọi mặt, xây dựng các phương án, đề phòng các` tình huống có thể xảy ra, sẵn sàng động viên thời chiến để đối phó và giành thắng lợi.

- tiếp tục tăng cường công tác nghiên cứu khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự, chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc luôn phù hợp với sự tiến bộ của khoa học, kĩ thuật.

- Thực hiện chính trị giáo dục quốc phòng – an ninh với mọi đối tượng. tổ chức học tập và chấp hành nghiêm chỉnh luật nghĩa vụ quân sự và luật an ninh nhân dân.

*Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân,an ninh nhân dân

Xây dựng tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân phải gắn liền với xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh, kết hợp “Lực” và “Thế”. Ngày nay, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là thế trận toàn dân giữ nước, toàn dân tham gia bảo vệ an ninh đất nước. thế trận đó sẽ được chuyển hóa, kết hợp chặt chẽ với “Lực” nhằm tạo nên sức mạnh lớn để giành thắng lợi và chủ động đối phó với mọi tình huống phức tạp có thể xảy ra.

Xây dựng thế trận đó cần tập trung vào các nội dung sau :

- Kết hợp chặt chẽ thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân trong một tổng thể thống nhất và phù hợp với thế bối trí chiến lược về kinh tế-xã hội .

- Phân vùng chiến lược về quốc phòng, an ninh kết hợp với phân vùng kinh tế trên cơ sở quy hoạch các vùng dân cư theo nguyên tắc bảo vệ đi đôi với xây dựng đất nước.

- Xây dựng phương án, bố trí hậu phương chiến lược, hậu phương vùng, hướng chiến lược và căn cứ hậu phương các cấp tạo chỗ dựa vững chắc cho thế trận quốc phòng, an ninh…

- Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) vững mạnh.

- Tổ chức xây dựng “kế hoạch phòng thủ dân sự”, đảm bảo an toàn và phòng tránh có hiệu quả.

- Xây dựng phương án, triển khai các lực lượng chiến đấu sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.

- Kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế với cải tạo địa hình, xây dựng các công trình quốc phòng, an ninh trọng điểm.

e) Những biện pháp chủ yếu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh hiện nay

Tập trung vào 3 biện pháp chủ yếu sau :

 * Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng – an ninh

Giáo dục quốc phòng – an ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc gia, tác động tích cực và trực tiếp đến nhận thức của toàn dân trong nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh của đất nước ; là một biện pháp cơ bản để thống nhất nhận thức, nâng cao trách nhiệm đối với nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng, an ninh.

Nội dung cần tập trung : Quán triệt những quan điểm cơ bản chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa ; tình hình nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ; âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá cách mạng ; quyền lợi, nghĩa vụ của công dân đối với xây dựng nền quốc phòng và an ninh ; truyền thống, kinh nghiệm trong dựng nước và giữ nước của dân tộc ; đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của nhà nước về quốc phòng, an ninh cùng những kiến thức về quốc phòng, quân sự, an ninh cần thiết khác.

Đối tượng giáo dục :  toàn dân, trước hết là cán bộ, đảng viên, những người công tác trong các cơ quan, đoàn thể, trường học ; thế hệ trẻ: học sinh, sinh viên.

Các cấp, các ngành cần hoàn thiện nội dung, chương trình, cơ chế, chính sách, đáp ứng mục đích, yêu cầu thiết thực.

*Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lí của nhà nước đối với nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của nhà nước là yêu cầu tất yếu đảm bảo xây dựng nền quốc phòng, an ninh vững mạnh.

Vai trò đó phải được thể hiện toàn diện trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc, được cụ thể hóa ở chiến lược kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh.

Ngoài việc Đảng lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Đảng còn phải lãnh đạo bao quát xây dựng nền quốc phòng tdm nền an ninh nhân dân, từ quyết định các vấn đề chiến lược quốc phòng, an ninh đến lãnh đạo triển khai xây dựng các vùng chiến lược, các khu vực phòng thủ, hậu phương chiến lược, căn cứ hậu phương và thực hiện chính sách quốc phòng, an ninh …

Để nâng cao hiệu lực quản lí của nhà nước đối với nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân , nhà nước cần thể chế hóa đường lối của Đảng về xây dựng quốc phòng, an ninh bảo vệ tổ quốc thành pháp luật, nghị định một cách hệ thống, đồng bộ ;  có cơ chế điều hành, tổ chức thực hiện và phương pháp quản lí chặt chẽ, phù hợp.

* Không ngừng nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang nhân dân, nòng cốt là quân đội và công an

Các lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm : Quân đội nhân dân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phươn, bộ đội biên phòng ), dân quân tự vệ và công an nhân dân.

Quân đội và công an – nòng cốt của lực lượng vũ trang, đang được xây dựng theo phương hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” . trong đó nâng cao chất lượng tổng hợp, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở là quan trọng nhất.

Về chính trị trong xây dựng quân đội, công an, yêu cầu hàng đầu là : Tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân ; giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt các lực lượng vũ trang.

3. Nâng cao trách nhiệm của học sinh trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

 Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là trách nhiệm của toàn dân, trong đó học sinh – những chủ nhân tương lai của đất nước có vị trí, vai trò quan trọng.

 Trước hết, học sinh phải luôn tích cực học tập tốt, rèn luyện tốt, có niềm tin vào thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, vững tin vào con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. mỗi học sinh không ngừng học tập, bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, góp sức cùng với toàn Đảng, toàn dân phấn dấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đồng thời cần phải nâng cao nhận thức về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng đất nước phải đi đôi với bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống bình yên của nhân dân.

 Để phát huy vai trò, trách nhiệm trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ngày càng vững mạnh đòi hỏi học sinh cần nhận rõ được âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch trong âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, chống phá cách mạng nước ta hiện nay ; phải tự giác, tích cực học tập nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt, nắm vững kiến thức về quốc phòng, an ninh ; luyện tập các kĩ năng quân sự, an ninh và chủ động tham gia các hành động về quốc phòng, an ninh do nhà trường, địa phương tổ chức.

 Trước mắt, học sinh cần tích cực học tập hiểu biết được những nội dung cơ bản về xây dựng nền quốc phòng, an ninh, góp phần cùng toàn đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân của đất nước trong thời kì mới.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

2. Trình bày nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân hiện nay,

3. Nêu những biện pháp chủ yếu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

4. Học sinh có trách nhiệm gì để góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh ?

 

BÀI 3 : TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM

 

 

I. Quân đội nhân dân Việt Nam

1. Tổ chức và hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam.

a) Tổ chức của quân đội nhân dân việt nam:

quân đội nhân dân việt nam của nước CHXHCNVN, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối,

trực tiếp về mọi mặt của Đảng CSVN, thuộc quyền thống lĩnh của chủ tịch nước CHXHCNVN và chỉ huy điều hành của bộ trưởng BQP.

Quân đội nhân dân việt nam gồm: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng; lực lượng thường trực và lực lượng dự bị; được tổ chức theo một hệ thống thống nhất, chặt chẽ, từ trung ương đến cơ sở.

b) Hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân việt nam.

- Bộ quốc phòng.

- Các cơ quan BQP:

+ Gồm có BTTM và năm tổng cục

+Văn phòng BQP, thanh tra BQP

+ Viện kiểm sát quân sự trung ương, tòa án quân sự trung ương.

+ Cục điều tra hình sự, Cục đối ngoại, cục tài chính, cục kế hoạch và đầu tư, cục khoa học – công nghệ và môi trường, phòng thi hành án…

- Các đơn vị thuộc BQP:

+ Các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, bộ đội biên phòng.

+ Các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu khoa học.

+ Các học viện, trường đào tạo sĩ quan, trường nghiệp vụ các cấp.

+ Các xí nghiệp quốc phòng, các binh đoàn làm kinh tế.

- Các bộ, ban chỉ huy quân sự.

+ Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, TP trực thuộc TW.

+ Ban chỉ huy quân sự cấp quận, huyện.

2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong quân đội nhân dân việt nam.

a) Bộ quốc phòng: là đơn vị thuộc chính phủ do bộ trưởng BQP đứng đầu.

Chức năng: Quản lý nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, quân đội và dân quân tự vệ; chỉ đạo và chỉ huy quân đội và dân quân tự vệ cùng nhân dân đấu tranh bảo vệ vững chắc tổ quốc.

b) Bộ tổng tham mưu và cơ quan tham mưu các cấp trong quân đội nhân dân việt nam

Bộ tổng tham mưu là cơ quan chỉ huy lực lượng vũ trang quốc gia có chức năng bảo đảm trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang và điều hành các hoạt động quân sự trong thời bính, thời chiến. Bộ TTM và cơ quan tham mưu các cấp có nhiệm vụ tổ chức nắm chắc tình hình địch, ta; nghiên cứu, đề xuất những chủ trương chung về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật; tổ chức lực lượng, chỉ huy quân đội và dân quân tự vệ trong huấn luyện, tác chiến, điều hành các hoạt động quân sự phòng thủ đất nước theo chức năng nhiệm vụ của từng cấp.

c) Tổng cục chính trị và cơ quan chính trị các cấp trong quân đội nhân dân việt nam.

Tổng cục chính trị là cơ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của ban bí thư, và sự lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp của ĐUQSTW và bộ trưởng BQP.

Tổng cục chính trị có nhiệm vụ đề nghị ĐUQSTW quyết định những chu trương, biện pháp lớn về công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội, đề ra những nội dung, biện pháp, kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra cấp dưới thực hiện.

Cơ quan chính trị các cấp có nhiệm vụ nghên cứu, đề xuất những chủ trương, biện pháp công tác đảng, công tác chính trị của toàn quân cũng như từng đơn vị; hướng dẫn và tổ chức cho các cơ quan, đơn vị tổ chức tiến hành và thực hiện có hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị.

d) Tổng cục hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp trong quân đội nhân dân việt nam.

Tổng cục hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp có chức năng bảo đảm vật chất, quân y,  vận tải cho toàn quân và từng đơn vị theo phân cấp. có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các vấn đề có liên quan đến công tác tổ chức lực lượng, chỉ đạo công tác đảm bảo hậu cần chung của nền quốc phòng toàn dân, của quân đội, của lực lượng vũ trang, của từng đơn vị trong huấn luyện và trong chiến tranh.

e) Tổng cục kĩ thuật và cơ quan kĩ thuật các cấp trong quân đội nhân dân việt nam

Có chức năng đảm bảo vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh cho toàn quân và từng đơn vị theo phân cấp. có nhiệm vụ bảo đảm kĩ thuật, nghiên cứu đề xuất các vấn đề có liên quan đến tổ chức lực lượng, kế hoạch bảo đảm kĩ thuật cho quân đội trong thời bình cũng như trời chiến.

g) Tổng cục công nghiệp quốc phòng, cơ quan, đơn vị sản xuất quốc phòng trong quân đội nhân dân việt nam.

Có chức năng quản lý các cơ sở sản xuất của quân đội và của từng đơn vị theo phân cấp. có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các vấn đề có liên quan đến tổ chức bảo đảm công nghiệp quốc phòng, chỉ đạo các đơn vị sản xuất trang thiết bị của ngành công nghiệp quốc phòng, bảo đảm cho lực lượng vũ trang thời bình và thời chiến.

h) Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng.

- Quân khu: Là tổ chức quân sự theo lãnh thổ, trực thuộc BQP (gồm một số tỉnh, thành gần nhau có liên quan về quân sự)

LLVT quân khu thường có một số đơn vị chủ lực, các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.

Cơ quan chỉ huy là bộ tư lệnh quân khu, có chức năng nhiệm vụ chỉ đạo công tác quốc phòng, xây dựng tiềm lực quân sự trong thời bình, chỉ đạo LLVT quân khu trong thời chiến để bảo vệ lãnh thổ quân khu.

- Quân đoàn: Là đơn vị tác chiến chiến dịch, là lực lượng thường trực của quân đội. quân đoàn có thể tác chiến độc lập hoặc đảm nhiệm một hướng chiến dịch trong đội hình cấp trên. Có nhiệm vụ huấn luyện, nâng cao trình độ SSCĐ và sức chiến đấu cho các đơn vị.

- Quân chủng: Là bộ phận của quân đội hoạt động ở môi trường địa lý nhất định. Được tổ chức, biên chế, trang bị, huấn luyện theo đặc trưng chức năng, nhiệm vụ và phương thức tác chiến riêng như quân chủng HQ, PKKQ.

- Binh chủng: Có chức năng trực tiếp chiến đấu hoặc bảo đảm chiến đấu có vũ khí, trang bị kĩ thuật và phương pháp hoạt động tác chiến đặc thù. Như binh chủng pháo binh, TTG, công binh, đặc công, thông tin, hóa học…

- Bộ đội biên phòng: Là bộ phận của quân đội nhân dân việt nam . có chức năng làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia.

3. Quân hiệu, cấp hiệu và phù hiệu của quân đội nhân dân việt nam

a) Những quy định chung:

- Sĩ quan quân đội nhân dân việt nam được chia thành hai ngach: sĩ quan tại ngũ và dự bị.

- Hạ sĩ quan binh sĩ theo luật nghĩa vụ quân sự.

b) Hệ thống cấp bậc hàm của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân việt nam.

- Sĩ quan: Có 3 cấp, 12 bậc (cấp tướng, tá, úy. Mỗi cấp 4 bậc)

- Quân nhân chuyên nghiệp: có 2 cấp, 8 bậc.

- Hạ sĩ quan: có 3 bậc

- Chiến sĩ: có 2 bậc

c) Quân hiệu, cấp hiệu quân đội nhân dân việt nam

II- CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM

1. Tổ chức, hệ thống tổ chức của công an nhân dân Việt Nam.

a) Tổ chức của công an nhân dân việt nam

công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặtcủa Đảng CSVN, sự thống lĩnh của chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý của chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của bộ trưởng bộ công an.

Là lực lượng nòng cốt của LLVT nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Công an nhân dân gồm lực lượng an ninh và lực lượng cảnh sát được tổ chức tập trung, thống nhất theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.

b) Hệ thống tổ chức của công an nhân dân việt nam.

- Bộ công an

- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc TW

- Công an quân, huyên, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Công an phường, xã, thị trấn.

2. Chức năng nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong công an nhân dân việt nam.

a) Bộ công an: Là đơn vị thuộc chính phủ, do bộ trưởng bộ công an đứng đầu.

chức năng: quản lý nhả nước về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nền an ninh nhân dân và các lực lượng công an.

b) Tổng cục an ninh: Là lực lượng nòng cốt của công an,  có nhiệm vụ nắm chắc tình hình liên quan đến an ninh quốc gia, đấu tranh phòng chống tội phạm, làm thất bại mọi âm mưu, hành động xâm phạm an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh quốc gia.

c) Tổng cục cảnh sát: Là lực lượng nòng cốt, có nhiệm vụ chủ động đấu tranh phòng chống tội phạm, làm thất bại mọi âm mưu hành động gây mất trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ trật tự an toàn xã hội.

d) Tổng cục xây dựng lực lượng: Là cơ quan chuyên trách đảm nhiệm công tác xây dựng hệ thống tổ chức, cán bộ, các lực lượng nghiệp vụ trong bộ công an.

e) Tổng cục hậu cần: Là cơ quan tham mưu, bảo đảm về mặt hậu cần, cơ sở vật chất và khai thác sử dụng vật tư, trang bị cho các lực lượng của bộ công an.

g) Tổng cục tình báo: Là lực lượng đặc biệt, hoạt động cả trong và ngoài nước, nhằm ngăn chặn và đập những âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh quốc gia.

h) Tổng cục kĩ thuật: Là lực lượng đảm bảo trang bị phương tiện kĩ thuật cho các hoạt động, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào nghiệp vụ công an.

i) Bộ tư lệnh cảnh vệ: Là lực lượng bảo vệ cho cán bộ cao cấp, cơ quan đầu não của Đảng, nhà nước, các đoàn khách, cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế, chuyên gia nước ngoài đến công tác tại việt nam an toàn tuyệt đối.

k) Văn phòng: Là cơ quan tham mưu giúp thủ trưởng bộ công an nắm chắc tình thình, nghiên cứu đề xuất những chủ trương, giải pháp về mọi mặt của ngành công an.

l) Thanh tra: Có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành công an.

m) Cục quản lý trại giam: Chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về thi hành án phạt tù, quản lý các trại giam, cơ sở giáo dục trại tạm giam, nhà tạm giữ, quản chế hành chính.

n) Vụ tài chính: Có nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản, đất đai chuyên dùng được giao và tổ chức ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.

p) Vụ pháp chế: Giúp bộ công an ban hành các chỉ thị, thông tư về các lính vực của bộ, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.

q) Vụ hợp tác quốc tế: Là cơ quan tham mưu giúp thủ trưởng bộ công an trong  đối ngoại trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

r) Công an xã: Là lực lượng vũ trang bán bán chuyên trách làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở, chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của uy ban nhân dân xã và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan công an cấp trên.

3. Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của công an nhân dân Việt Nam.

a) Hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân:

- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:

+ SĨ quan cấp tướng có 4 bậc.

+ Sĩ quan cấp tá có 4 bậc.

+ Sĩ quan cấp úy có 4 bậc.

+ Hạ sĩ quan có 3 bậc.

- Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật.

+ Cấp tá có 3 bậc.

+ Cấp úy có 4 bậc

+ Hạ sĩ quan có 3 bậc.

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn.

+ Hạ sĩ quan có 3 bậc

+ Chiến sĩ có 2 bậc.

b) Công an hiệu, cấp hiệu công an nhân dân Việt Nam. (Phụ lục)

 

BÀI 4:

NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI, CÔNG AN

VÀ TUYỂN SINH ĐÀO TẠO

- Hiểu được hệ thống các nhà trường quân đội, công an và chế độ tuyển sinh vào các trường quân sự và công an.

- Giúp học sinh định hướng nghề nghiệp, hăng hái tham gia đăng kí tuyển sinh quân đội và công an.

I. NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI VÀ TUYỂN SINH QUÂN SỰ

1. Hệ thống nhà trường quân đội:

a) Các học viện:

1- Học viện quốc phòng.

2- Học viện lục quân.

3- Học viện chính trị.

4. Học viện hậu cần.

5- Học viện kĩ thuật quân sự.

6- Học viện quân y.

7- Học viện khoa học quân sự.

8- Học viện hải quân.

9- Học viện PKKP

10- Học viện biên phòng.

b) Các trường sĩ quan, đại học, cao đẳng.

1- Trường sĩ quan lục quân 1

2- Trường sĩ quan lục quân 2

3- Trường sĩ quan chính trị

4- Trường sĩ quan pháo binh

5- Trường sĩ quan công binh

6- Trường sĩ quan thông tin

7- Trường sĩ quan Tăng – thiết giáp

8- Trường sĩ quan đặc công

9- Trường sĩ quan phòng hóa

10- Trường sĩ quan không quân

11- Trường đại học văn hóa – nghệ thuật quân đội

12- Trường CĐKT Vin hem pích (Nay là trường SQKTQS)

c) Ngoài các trường nêu trên, hệ thống các trường quân đội còn có trường quân sự quân khu, quân đoàn, tỉnh, thành phố, các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề.

Hằng năm một số trường quân đội có tuyển sinh nguồn từ thanh niên, học sinh, được bộ quốc phòng thông báo trong thông tư về tuyển sinh quân sự. thí sinh có nguyện vọng thi váo các trường quân đội sẽ liên hệ với ban chỉ huy quân sự quân, huyện, thị xã ( Nơi có hộ khẩu thường trú) và tìm hiểu thông tin chi tiết trong cuốn “những điều cần biết về tuyển sinh đại học cao đẳng hàng năm do bộ GD-ĐT phát hành.

2. Tuyển sinh đào tạo sĩ quan bậc đại học trong các trường quân đội

a) Đối tượng tuyển sinh:

- Quân nhân tại ngũ là hạ sĩ quan, chiến sĩ, QNCN có từ 6 tháng tuổi quân trở lên, công nhân viên chức quốc phòng có thời gian phục vụ quân đội từ 12 tháng trở lên. BQP sẽ phân bổ chi tiêu cho các đơn vị.

- Nam thanh niên ngoài quân đội (kể cả quân nhân đã xuất ngũ) số lượng đăng kí dự thi không hạn chế.

- Nữ thanh niên ngoài quân đội và nữ quân nhân: tuyển sinh vào đào tạo dược sĩ, bác sĩ quân y tại học viện quân y và các ngành ngoại ngữ tại HV KHQS, kĩ sư quân sự ngánh CNTT và điện tử viễn thông tại HVKTQS. Số lượng tuyển sinh hằng năm BQP có quy định cụ thể.

b) Tiêu chuẩn tuyển sinh:

Thí sinh trúng tuyển là những người có đủ các tiêu chuẩn sau:

- Tự nguyện đăng kí dự thi, khi trúng tuyển chấp hành sự phân công ngành học của trường; khi tốt nghiệp chấp hành sự phân công công tác của BQP.

- Có lý lịch chính trị gia đành và bản thân rõ ràng; đủ điều kiện để kết nạp vào ĐCSVN, đủ tiêu chuẩn đưa vào đội ngũ sĩ quan quân đội. có phẩm chất đạo đức tốt, là đoàn viên thanh niên  cộng sản HCM; riêng quân nhân phải hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tại ngũ.

- Về văn hóa: Tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT, thi tuyển sinh đủ điểm quy định vào trường dự thi.

- Về sức khỏe: Thực hiện theo chỉ thị của BQP và hướng dẫn của liên cục quân y – nhà trường về tuyển chọn sức khỏe tuyển sinh quân sự hàng năm.

c) Tổ chức tuyển sinh quân sự.

* Phương thức tiến hành tuyển sinh quân sự:

Hằng năm, hội đồng tuyển sinh quân sự BQP ban hành thông tư tuyển sinh và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, quy định chỉ tiêu, phương thức tiến hành tuyển sinh quân sự của năm đó.

Tất cả các thí sinh muốn dự thi vào các trường quân đội đều phải qua sơ tuyển tại hội đồng tuyển sinh quân sự địa phương.

* Môn thi, nội dung và hình thức thi: Thông tin tuyển sinh quân sự của BQP được thông báo chi tiết trong cuốn những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng hằng năm do bộ GD – ĐT ban hành.

* Các mốc thời gian tuyển sinh quân sự: Các mốc thời gian đăng kí dự thi, thời gian thi tuyển sinh, thông báo kết quả, gọi nhập học theo quy định chung của nhà nước.

* Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh quân sự: Theo quy định chung của nhà nước.

* Dự bị đại học: BQP tổ chức các lớp đào tạo dự bị đại học theo quy chế tuyển sinh dự bị đại học của nhà nước đối với một số đối tượng hưởng chính sách như: thí sinh là người dân tộc thiểu số, thí sinh ở các tỉnh phía nam, quân nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các đảo.

* Một số quy định chung:

BQP cấp quân trang, tiền ăn, phụ cấp theo chế độ quy định. Học viên phải nghiêm chỉnh thực hiện mọi điều lệnh của quân đội và nội quy của nhà trường.

Học viên tốt nghiệp được phong quân hàm sĩ quan và phải ngiêm chỉnh chấp hành sự phận công công tác của BQP.

II. NHÀ TRƯỜNG CÔNG AN VÀ TUYỂN SINH ĐÀO TẠO

1. Hệ thống nhà trường công an:

Hiện nay công an nhân dân có 3 học viện đào tạo đại học: học viện an ninh nhân dân, học viện cảnh sát nhân dân, học viện tình báo và ba trường đại học: đại học an ninh nhân dân, đại học cảnh sát nhân dân, đại học phòng cháy, chữa cháy.

Các trường khác thuộc hệ thống nhà trường công an nhân dân gồm: Trường trung cấp an ninh I và II. Trường trung cấp cảnh sát I, II và III; trường trung cấp kĩ thuật nghiệp vụ công an nhân dân, trường trung cấp cảnh sát vũ trang, trường bồi dưỡng nghiệp vụ hậu cần công an nhân dân, trường văn hóa I, II,III.

Ngoài ra còn có ba trung tâm bồi dưỡng của các tổng cục; 63 cơ sở đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ trực thuộc công an các tỉnh, thành phố.

2. Tuyển sinh đào tạo đại học trong các trường công an nhân dân.

a) Mục tiêu, nguyên tắc tuyển chọn.

- Mục tiêu: Tuyển chọn công dân vào công an nhân dân phải đảm bảo đúng quy trình, đối tượng, chỉ tiêu, tiêu chuẩn. quá trình tuyển chọn phải thực hiện đúng quy chế dân chủ.

- Nguyên tắc tuyển chọn: Hằng năm căn cứ vào tổng biên chế của công an nhân dân đã được phên duyệt. Bộ trưởng BCA phân bổ chỉ tiêu và hướng dân cụ thể trình tự, thủ tục tuyển chọn công dân vào công an nhân dân.

b) Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn vào công an nhân dân.

Trug thành với tổ quốc; có lý lịch bản thân và gia đình rõ ràng, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước; có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt; có sức khỏe, trình độ học vấn và năng khiếu phù hợp với công tác công an, có nguyện vọng phục vụ trong lực lượng công an.

Bộ trưởng BCA quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn công dân vào công an nhân dân đối với từng lực lượng, từng vùng miền và từng thời kì cụ thể.

Lưu ý:

- Tất cả thí sinh dự thi vào học viện, trường đại học công an, đều phải qua sơ tuyển tại công an các tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi thí sinh đăng kí hộ khẩu thường trú.

- Về tuổi đời (tính đến năm dự thi): Học sinh THPT hoặc bổ túc THPT không quá 20 tuổi, học sinh có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số không quá 22 tuổi.

- Việc sơ tuyển học sinh nữ do giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc TW, thủ trưởng các đơn vị có chỉ tiêu tuyển sinh quy định.

- Những thí sinh không trúng tuyển vào các học viện, trường công an được tham gia xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng khối dân sự theo quy định chung.

c) Ưu tiên tuyển chọn sinh viên học sinh vào công an nhân dân.

Ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học viên tốt nghiệp xuất sắc ở các nhà trường dân sự có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào công an. Việc tuyển chọn sĩ quan, hạ sĩ quan được đào tạo các chuyên ngành phù hợp tại các trường công an nhân dân do bộ trưởng BCA quy định.

d) Tuyển chọn, đào tạo công dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vúng xa, biên giới, hải đảo vào công an nhân dân.

Để đản bảo an ninh, trật tự các địa bàn trọng yếu, hằng năm bộ công an được ưu tiên tuyển chọn công dân là người dân tộc thiểu số hoặc công dân khác có thới gian thường trú từ 10 năm liên tục trở lên ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vào công an nhân dân.

Bộ công an có kế hoạch tuyển chọn, công khai chỉ tiêu, tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn và thực hiện việc đào tạo, bòi dưỡng văn hóa, nghiệp vụ, pháp luật phù hợp với yêu cầu công tác của công an nhân dân.

e) Chọn cử học sinh, sinh viên cán bộ công an nhân dân đào tạo tại các cơ sở giáo dục ngoài công an nhân dân.

Bộ công an được chọn cử học sinh, sinh viên, cán bộ công an nhân dân đến các cơ sở giáo dục ngoài công an nhân dân để đào tạo chuyên ngành thích hợp phục vụ nhiện vụ công tác ở trong ngành công an. Bộ công an chủ trì, phối hợp với bộ GD-ĐT và các cơ quan hữu quan có quy định cụ thể về chọn cử học sinh, sinh viên và cán bộ công an nhân dân đến đào tạo tại các cơ sở giáo dục ngoài công an nhân dân.

 

BÀI 5:

LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ LUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN

 

- Hiểu được những nội dung cơ bản của luật sĩ quan quân đội nhân dân việt nam và luật công an nhân dân.

- Hiểu được những điều kiện tuyển chọn, đào tạo, quyền lợi,nghĩa vụ của sĩ quan quân đội và công an.

- Xây dựng ý thức trách nhiệm, phương hướng phấn đấu, trở thành sĩ quan quân đội, công an nhân dân.

I. LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Luật sĩ quan quân đội nhân dân việt nam hiện hành đã được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam khoa X, kì họp thứ 6 thông qua ngày 21/12/1999 và được sửa đổi bổ sung tại kì họp thứ 3 quốc hội khóa XII ngày 3/6/2008.

1. Vị trí, chức năng của sĩ quan quân đội nhân dân việt nam

a) Khái niệm về sĩ quan, ngạch sĩ quan

- Sĩ quan: Là quân nhân phục vụ trong lực lượng vũ trang có quân hãm cấp úy trở lên.

- Sĩ quan quân đội nhân dân việt nam (gọi chung là sĩ quan): là cán bộ của ĐCSVN và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được nhà nước phong quân hàm cấp úy, tá, tướng.

- Ngạch sĩ quan: Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị

+ Ngạch sĩ quan tại ngũ: Gồm những sĩ quan thuộc lực lượng thường trực, đang phục vụ trong quân đội hoặc đang biệt phái ở các cơ quan tổ chức ngoài quân đội.

+ Ngạch sĩ quan dự bị: Gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên, được đăng kí quản lý tại cơ quan quân sự địa phương nơi công tác hoặc cư trú, được huấn luyện kiểm tra theo định kỳ(trong thời bình), gọi nhập ngũ theo lệnh động viên.

- Sĩ quan biệt phái: là sĩ quan tại ngũ được cử đến công tác ở cơ quan tổ chức ngoài quân đội.

- Chế độ phục vụ, nghĩa vụ và quyền lợi sĩ quan quân đội được quy định trong luật và các văn bản pháp quy của nhà nước cho từng cấp hàm, chức vụ, độ tuổi.

b) Vị trí, chức năng của sĩ quan: Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội. đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lí hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội SSCĐ và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

2. Tiêu chuẩn của sĩ quan; lãnh đạo, chỉ huy, quản lý sĩ quan; điều kiện tuỷen chọn đâò tạo sĩ quan; nguần bổ sung sĩ quan tại ngũ.

a) Tiêu chuẩn chung:

- Có bản lĩnh chính trị vưngc vàng, tuyệt đối trung thành với tổ quốc và nhân dân, với đảng và nhà nước; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

- Có phẩm chất đạo đức cách mạng; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của đảng, nhà nước, có tinh thần đoàn kết, giữ nghiêm kỉ luật quân đội, được quần chúng tín nhiệm.

- Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạo lý luận vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân và quân đội nhân dân, có kiến thức về các lĩnh vực và năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhận.

b) Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý đội ngũ sĩ quan.

Đội ngũ sĩ quan do đảng lãnh đạo tuuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt, thuộc quyền thống lĩnh của chủ tịch nước.

Sự quản lý thống nhất của chính phủ; chỉ huy, quản lý trực tiếp của bộ trưởng BQP.

c) Điều kiện tuyển chọn đào tạo sĩ quan.

- Công dân nước Viêtn Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời.

- Có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự.

d) Nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ.

- Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội.

- Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng tại ngũ, tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của bộ trưởng BQP.

- Cán bộ công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên được điều động vào phục vụ trong quân đội đã được đào tạo, bồi dưỡng chươn trình quân sự theo quy định của bộ trưởng BQP.

- Sĩ quan dự bị.

3. Nhóm ngành, cấp bậc, chức vụ của sĩ quan

a) Nhóm ngành của sĩ quan.

- Sĩ quan chỉ huy, tham mưu: Là sĩ quan đảm nhiệm công tác tác chiến, huấn luyện và xây dựng lực lượng, có thể được bổ nhiệm làm các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của tổ chức.

- Sĩ quan chính trị: Là sĩ quan đảm nhiệm cồn tác đảng, công tác chính trị trong quân đội.

- Sĩ quan hậu cần: Là sĩ quan đảm nhiệm công tác hậu cần trong quân đội, có thể giữ chức vụ khác do yêu cầu của tổ chức.

- Sĩ quan kĩ thuật: Là sĩ quan đảm nhiệm công tác kĩ thuật trong quân đội, có thể đảm nhiệm công tác khác do yêu cầu của tổ chức.

Ngoài ra trong quân đội còn có các sĩ quan chuyên môn khác đảm nhiệm công tác trong nhóm các ngành không thuốc 4 nhóm ngành quy định trên như sĩ quan quân pháp, quân y…

b) Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan.

Gồm 3 cấp, 12 bậc:

- Cấp úy gồm có thiếu úy, trung úy, thượng úy, đại úy.

- Cấp tá gồm có thiếu tá, trung tá, thượng tá, đại tá.

- Cấp tướng gồm có thiếu tướng, trung tướng, thượng tướng, đại tướng.

Lưu ý:

- Cấp chuẩn đô đốc hải quân tương đương với thiếu tướng.

- Cấp phó đô đốc hải quân tương đương với trung tướng.

- Cấp đô đốc hải quân tương đương với thượng tướng

c) Hệ thống chức vụ cơ bản của sĩ quan:

- Trung đội trương.

- Đại đội trưởng, chính trị viên đại đội.

- Tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn.

- Trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn.

- Lữ đoàn trưởng, chính ủy lữ đoàn.

- Sư đoàn trưởng, chính ủy sư đoàn.

- Tư lệnh quân đoàn, chính ủy quân đoàn, tư lệnh binh chủng, chính ủy binh chủng.

- Tư lệnh quân khu, chính ủy quân khu, tư lệnh quân chủng, chính ủy quân chủng, tự lệnh bộ đội biên phòng, chính ủy bộ đội biên phòng.

- Chủ nhiệm tổng cục, chính ủy tổng cục.

- Tổng tham mưu trưởng, chủ nhiệm tổng cục chính trị.

- Bộ trưởng BQP.

Lưu ý:

- Chỉ huy trưởng, chính ủy bộ chỉ huy quân sự, bộ đội biên phòng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW tương đương sư đoàn trưởng.

- Cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tương đương cấp trung đoàn.

- Chỉ huy trưởng, chính ủy vùng hải quân, vùng cảnh sát biển tương đương sư đoàn trưởng.

4. Nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

a) Nghĩa vụ của sĩ quan

 - Sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ vững chắc Tổ quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân, tham gia xây dựng đất nước.

- Luôn giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực mọi mặt để hoàn thành nhiệm vụ;

 - Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh và nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, chế độ, quy định của quân đội; giữ gìn bí mật quốc gia, bí mật quân sự.

 - Luôn chăm lo đời sống vật chất và tinh thần bộ đội;

 - Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân.

b) Trách nhiệm của sĩ quan

 - Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên và cấp dưới thuộc quyền; về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền.

 - Lãnh đạo, chỉ huy, quản lí đơn vị, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ theo chức trách được giao;

 Những việc sĩ quan không được làm :

 - Vic trái với pháp luật, kỉ luật quân đội.

 - Việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.

c) Quyền lợi của sĩ quan

 - Có quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật ;

 - Được nhà nước bảo đảm về chính sách, chế độ ưu đãi phù hợp với tính chất hành động đặc thù quân sự.

II - LUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN

 Luật công an nhân dân hiện hành đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.

 Ngày 19 tháng 8 hàng năm là ngày truyền thống của công an nhân dân và là ngày hội “Ngày hội toàn dân bảo vệ an tổ quốc ”.

1. Vị trí, chức năng, nguyên tắc tổ chức và hành động của công an nhân dân

a) Khái niệm về sĩ quan, hạ sĩ quan và công nhân viên chức

- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ : là công dân Việt Nam được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và hành động trong lĩnh vực nghiệp vụ của công an, được nhà nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng, cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan.

- Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật : là công dân Việt Nam, có trình độ chuyên môn kĩ thuật, hành động trong công an, được nhà nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan.

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn : là công dân Việt Nam được tuyển chọn vào phục vụ trong công an, thời hạn 3 năm, được nhà nước phong, thăng cấp bậc hàm thượng sĩ, trung sĩ, hạ sĩ, binh nhất, binh nhì.

- Công nhân, viên chức : là người được tuyển dụng vào làm việc trong công an mà không thuộc diện được nhà nước phong cấp bậc hàm sĩ quan , hạ sĩ quan, chiến sĩ.

b) Vị trí, chức năng của công an nhân dân

 Công an nhân dân gồm lực lượng an ninh nhân dân và cảnh sát nhân dân.

- Vị trí : là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của nhà nước.

- Chức năng của công an nhân dân

+ Tham mưu cho Đảng, nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ;

+ Thực hiện thống nhất quản lí về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ;

+ Đấu tranh phòng, chống âm mưu, hành động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội .

c) Nguyên tắc tổ chức và hành động của công an nhân dân

 - Đàng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt; sự thống lĩnh của chủ tịch nước; sự thống nhất quản lí của chính phủ ; sự chỉ huy, quản lí trực tiếp của bộ trưởng bộ công an.

 - Tổ chức tập trung, thống nhất và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.

 - Hoạt động tuân thủ hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên ; dựa vào dân và chịu sự giám sát của dân và bảo vệ lợi ích của nhà nước, của nhân dân.

2. Tổ chức của Công an nhân dân

a) Hệ thống tổ chức của công an nhân dân

- Bộ công an;

- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Công an xã, phường, thị trấn.

Ngoài ra, theo yêu cầu nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bộ trưởng bộ công an quyết định thành lập các đồn, trạm công an và các đơn vị độc lập bố trí tại những địa bàn cần thiết.

b) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của công an nhân dân

- Bộ công an do chính phủ quy định.

- Các tổng cục, đơn vị công an do Bộ trưởng Bộ công an quy định.

c) Chỉ huy trong công an nhân dân

- Bộ trưởng Bộ công an là người chỉ huy cao nhất.

- Chỉ huy công an cấp dưới chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên về tổ chức và hoạt động  của đơn vị công an được giao phụ trách.

- Chỉ huy công an địa phương chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên và trước cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp.

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an có chức vụ hoặc cấp hàm cao hơn là cấp trên của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có chức vụ hoặc cấp hàm thấp hơn. Nếu cấp bậc hàm ngang nhau hoặc thấp hơn nhưng có chức vụ cao hơn thì người đó là cấp trên.

3. Tuyển chọn công dân vào công an nhân dân

- Công dân có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn , sức khỏe; có nguyện vọng và năng khiếu phù hợp với công tác công an thì có thể được tuyển chọn vào công an nhân dân.

- Công an được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc ở các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào công an nhân dân.

Hàng năm, công an được tuyển chọn công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi để phục vụ trong công an nhân dân với thời hạn là 3 năm. Số lượng, tiêu chuẩn, thủ tục tuyển chọn do chính phủ quy định.

4.  Cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và chức vụ cơ bản trong công an nhân dân

a) Phân loại sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân

- Phân loại theo lực lượng có :

 + Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ an ninh nhân dân;

 + Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ cảnh sát nhân dân;

- Phân loại theo tính chất hoạt động có

 + Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật;

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn.

b) Hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân

- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ :

+ Sĩ quan cấp tướng gồm có : thiếu tướng, trung tướng, thượng tướng, đại tướng.

+ Sĩ quan cấp tá gồm có: thiếu tá, trung tá, thượng tá, đại tá.

+ Sĩ quan cấp úy gồm có: thiếu úy, trung úy, thượng úy, đại úy.

+ Hạ sĩ quan gồm có : hạ sĩ, trung sĩ, thượng sĩ.

- Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật :

+ Sĩ quan cấp tá gồm có: thiếu tá, trung tá, thượng tá.

+ Sĩ quan cấp úy gồm có: thiếu úy, trung úy, thượng úy, đại úy.

+ Hạ sĩ quan gồm có : hạ sĩ, trung sĩ, thượng sĩ.

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn :

+ Hạ sĩ quan gồm có : hạ sĩ, trung sĩ, thượng sĩ.

+ Chiến sĩ gồm có : bình nhì, binh nhất.

c) Đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân

 - Đối tượng xét phong cấp bậc hàm :

 + Sinh viên tốt nghiệp đại học tại các trường của công an được phong cấp bậc hàm thiếu úy ; học sinh tốt nghiệp trung cấp tại các trường của công an được phong cấp bậc hàm trung sĩ.

 + Cán bộ, công chức hoặc người tốt nghiệp các học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề được tuyển dụng vào công an căn cứ vào trình độ và nhiệm vụ sẽ được phong cấp bậc hàm tương đương.

 + Công dân phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân được phong cấp bậc từ binh nhì đến thượng sĩ.

 - Điều kiện và thời hạn xét thăng cấp bậc hàm :

 Được quy định cụ thể trong luật và các văn bản pháp quy khác của nhà nước cho từng cấp hàm, chức vụ, thời gian.

d) Hệ thống chức vụ cơ bản và cấp bậc hàm sĩ quan công an nhân dân

 - Hệ thống chức vụ cơ bản trong công an nhân dân :

 + Tiểu đội trưởng;

 + Trung đội trưởng;

 + Đại đội trưởng;

 + Tiểu đoàn trưởng, Trưởng công an phường ( thị trấn ), Đội trưởng;

 + Trung đoàn trưởng, trưởng công an huyện ( quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ), Trưởng phòng ;

 + Giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

 + Tư lệnh, cục trưởng, vụ trưởng;

 + Tổng cục trưởng;

 + Bộ trưởng bộ công an.

 - Các chức vụ tương ứng với hệ thống chức vụ cơ bản trên và chức vụ, chức danh khác trong công an nhân dân do pháp luật quy định ( trừ chức vụ Tổng cục trưởng và Bộ trưởng ).

e) Hệ thống cấp bậc hàm của sĩ quan công an nhân dân

- Cấp bậc hàm của sĩ quan đảm nhiệm chức vụ cơ bản trong công an nhân dân được quy định như sau :

+ Tiểu đội trưởng : thiếu úy, trung úy, thượng úy;

+ Trung đội trưởng : trung úy, thượng úy, đại úy ;

+ Đại đội trưởng : thượng úy, đại úy, thiếu tá ;

+ Tiểu đoàn trưởng, Trưởng công an phường ( thị trấn ), Đội trưởng : thiếu tá, trung tá ;

+ Trung đoàn trưởng, trưởng công an huyện ( quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ), Trưởng phòng  : trung tá, thượng tá ;

+ Giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cục trưởng, vụ trưởng : thượng tá, đại tá ;

+ Giám đốc công an thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,Tư lệnh cảnh vệ : đại tá, thiếu tướng ;

+ Tổng cục trưởng : thiếu tướng, trung tướng ;

+ Bộ trưởng bộ công an : thượng tướng, đại tướng .

5. Nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân

a) Nghĩa vụ, trách nhiệm và những việc sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân được làm

- Nghĩa vụ, trách nhiệm :

+ Tuyệt đối trung thành với tổ quốc và nhân dân.

+ Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước, điều lệnh công an, chỉ thị, mệnh lệnh cấp trên.

+ Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ.

+ Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của dân, vì dân phục vụ.

+ Luôn học tập nâng cao trình độ mọi mặt ; rèn luyện phẩm chất cách mạng, ý thức tổ chức kỉ luật và thể lực.

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên và cấp dưới thuộc quyền : về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh cấp trên và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền.

- Những việc sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân không được làm :

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xâm phạm lợi ích của nhà nước, của dân.

+ Những việc trái với pháp luật, điều lệnh công an và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.

b) Quyền lợi

- Có quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

- Được nhà nước bảo đảm về chế độ chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù của lực lượng vũ trang.

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật và kiến thức cần thiết khác phù hợp với nhiệm vụ được giao ; được nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện phát triển tài năng để phục vụ công an nhân dân.

III – TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THAM GIA XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ SĨ QUAN QUÂN ĐỘI, CÔNG AN

 Bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân, trong đó hs Trung học phổ thông có vai trò quan trọng. Đường lối của Đảng, pháp luật nhà nước và những nguyện vọng chính đáng của tuổi trẻ chỉ có thể được thực hiện bằng những việc làm thiết thực, thể hiện trách nhiệm công dân của học sinh trong thời kì mới. vì vậy, ngoài việc tích cực học tập, nâng cao trình độ văn hóa, học sinh cần phải học tập, hiểu rõ và thực hiện đúng pháp luật nhà nước, trong đó có luật sĩ quan quân đội và luật công an nhân dân.

 Trước mắt, mỗi người học sinh có thái độ nghiêm túc trong học tập, hiểu được những nội dung có bản của luật sĩ quan quân đội, luật công an nhân dân.

 Thông qua học tập về luật sĩ quan quân đội và luật công an nhân dân, học sinh sẽ hiểu được nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quan quân đội và công an ; hiểu được điều kiện tuyển chọn đào tạo bổ sung vào đội ngũ sĩ quan quân đội và vào lực lượng công an nhân dân. Từ đó biết được phương pháp đăng kí dự tuyển đào tạo để trở thành sĩ quan quân đội và cán bộ, chiến sĩ công an.

Trở  thành sĩ quan của quân đội nhân dân và công an nhân dân là niềm vinh dự, tự hào của thế hệ trẻ.

Để đạt được nguyện vọng của mình, trước hết mỗi học sinh cần ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện để vừa trau dồi, nâng cao những kiến thức cần thiết theo chuyên ngành, làm cơ sở sau khi ra trường sẽ phục vụ ngày càng tốt hơn đáp ứng đòi hỏi của xã hội ; đồng thời, phải ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tích cực tìm hiểu về truyền thống  yêu nước của dân tộc, truyền thống anh hùng của quân đội nhân dân và công an nhân dân Việt Nam.

Trên cơ sở xác định rõ nguyện vọng phục vụ lâu dài trong lực lượng quân đội, công an, sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, mỗi học sinh có thể đăng kí dự thi vào các trường quân đội hoặc công an nhân dân.

Thực tiến cách mạng Việt Nam cho thấy, pháp luật không chỉ là công cụ quan trọng của nhà nước, mà còn là công cụ chủ yếu của mỗi công dân sủ dụng để xây dựng cuộc sống của mình và góp phần vào sự bình yên, trật tự, phát triển của đất nước. Học sinh hiều, làm theo hiến pháp và pháp luật là lối sống văn minh thể hiện nếp sống  đạo đức , kỉ cương của mỗi người.

 

BÀI 6 :  CÁC TƯ THẾ , ĐỘNG TÁC CƠ BẢN VẬN ĐỘNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG

- Hiểu được ý nghĩa, tác dụng các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường của cá nhân.

- Làm được các tư thế, động tác, vận động trong chiến đấu.

- Bước đầu biết vận dụng phù hợp các tư thế, động tác với địa hình, địa vật và các tình huống thực tế

I – Ý NGHĨA, YÊU CẦU

1. Ý nghĩa,

 Tư thế, vận động là những động tác cơ bản thường vận dụng trong chiến đấu để nhanh chóng, bí mật đến gần mục tiêu, tìm mọi cách tiêu diệt địch.

2. Yêu cầu

 - Luôn quan sát địch, địa hình, địa vật và đồng đội, vận dụng các tư thế vận động phù hợp.

 - Hành động mưu trí, mau lẹ, bí mật.

II – CÁC TƯ THẾ, ĐỘNG TÁC CƠ BẢN KHI VẬN ĐỘNG

1. Động tác đi khom

 Đi khom thường vận dụng trong trường hợp gần địch có địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc đêm tối sương mù địch khó phát hiện.

- Đi khom cao khi không có chướng ngại vật

+ Tư thế chuẩn bị: Chân trái bước lên một bước, mũi bàn chân hơi chếc sang phải, chân phải dùng mũi bàn chân làm trụ xoay gót lên cho người nghiêng sang phải(thu nhỏ mục tiêu) hai chân chùng, trong lượng dồn đều vào hai chân, từ bụng trở lên cúi thấp, mắt quan sát địch, tay trái cầm ốp lót tay, tay phải cầm tay cầm, ngón trỏ đặt ngoài vành cò, mặt súng nghiêng sang trái, đầu nòng súng cao ngang mắt, súng ở tư thế sẵn sàng chiến đấu.

+ Khi tiến: Chân phải bước lên đặt cả bàn chân xuống đất, mũi bàn chân chếch sang phải, hai chân vẫn chùng. Cứ như vậy hai chân bước đến vị trí đã định.

- Đi khom thấp: Giống như đi khom cao, chỉ khác là hai chân chùng hơn, người cúi thấp hơn.

- Đi khom khi có chướng ngại vật: Động tác cơ bản như đi khom ở địa hình bình thường, chỉ khác dây súng đeo vào vai phải, tay phải nắm ốp lót tay, cánh tay cặp chặt súng vào người, tay trái cầm cành lá ngụy trang hoặc vạch đường để tiến.

Khi mang vật chất, khí tài, trang bị, động tác cơ bản như trên, chỉ khác súng đêo sau lưng, hai tay mang vật chất khí tài.

Chú ý: Trường hợp thuận tay trái, động tác thực hiện ngược lại.

- Khi mang súng trường, đông tác đi khom như khi mang tiểu liên, chỉ khác là tay phải cầm cổ báng súng.

- Khi đi khom, người không được nhấp nhô, không ôm súng.

Trong chiến đấu, động tác đi khom không có khẩu lệnh, khi tập luyện có thê sử dụng khẩu lệnh “ đi khom cao(thấp)chuẩn bị, tiến”.

2. Động tác chạy khom: Thường vận dụng trong trường hợp cần vận động nhanh từ địa hình này sang địa hình khác. Động tác cơ bản như đi khom, chi khác là tốc độ nhanh hơn, bước chân dài hơn.

3. Động tác bò cao

Thường vận dụng ở những nơi gần địch, có địa hình, địa vật cao ngang tư thế người ngồi, nhưng chủ yếu vận dụng để vận động qua nơi địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động như: nơi gạch ngói, sỏi, đá lởm chởm, cành khô, lá cây…cần dùng tay để dò mìn.

- Bò cao hai chân, một tay: Vận dụng khi gần địch, sẵn sàng dùng súng hoặc một tay dò mìn, mang, ôm khí tài trang bị…

+ Tư thế chuẩn bị: Người ngồi xổm, chân trái trước, chân phải sau, hai bàn chân hơi kiễng, trọng lượng dồn đều vào hai mũi bàn chân, dây súng đeo vào vai phải, tay phải cầm ốp lót tay, cánh tay kẹp chặt súng vào thân người.

+ Khi tiến: Người hơi ngả về trước, năm ngón tay trái chụm lại đưa về trước (tìm chỗ đặt chân) chống xuống đất trước mũi chân phải, rồi từ từ xòe ra đẩy nhẹ lá cây, cỏ khô về các phía, lấy đầu các ngón tay và chân trái làm trụ, chuyển dần trọng lượng thân người sang bên trái, chân phải bước lên đặt mũi bàn chân sát dưới lòng bản tay trái.

Chuyển trọng lượng thân người dồn vào hai chân, tay trái đưa về trước, năm ngón tay chụm lại chống trước mũi bàn chân trái, thực hiện động tác như trên. Cứ như vậy, tay trái và hai mũi bàn chân phối hợp nhịp nhàng tiến đến vị trí xác định, mắt luôn quan sát hướng địch.

- Bò cao hai chân, hai tay: Vận dụng trong trường hợp chưa cần dùng đến súng, tay không bận.

Động tác cơ bản như hai chân một tay, chỉ khác là súng đeo sau lưng, khi tiến thì tay nào dò đường chân đó.

Chú ý:

- Khi tiến không để báng súng chạm đất, không đặt cả bàn chân.

- Ở nơi có cây cỏ thấp, không có mìn, có thể tay phải cầm cành lá ngụy trang.

Khi tập luyện có thể dung khẩu lệnh “bò cao hai chân một tay chuẩn bị - tiến”

4. Động tác lê

Động tác lê thường vận dụng khi gần địch, cần thu hẹp mục tiêu, nơi địa hình, địa vật che khuất cao ngang tầm người ngồi, động tác cần nhẹ nhàng, thận trọng.

a) Lê cao:

- Tư thế chuẩn bị: Người ngồi nghiêng xuống đất, mông trái và đùi trái tiếp đất, chân trái co lên để đùi trái gần vuông góc với hướng tiến, cẳng chân gần vuông góc với đùi, chân phải duỗi thẳng tự nhiên, tay trái chống trước đùi trái, đầu hơi cúi. Tay phải cầm ốp lót tay, đặt súng trên đùi và cẳng chân, súng nằm thăng bằng trên cẳng chân trái, hộp tiếp đạn quay ra ngoài, nòng súng hơi chếch sang trái hoặc có thể đặt súng trên hông phải.

- Khi tiến: Chân phải co lên, đặt sát bàn chân vào bàn chân trái, tay trái chống về trước một cánh tay, bàn tay hơi chếch sang phải, dùng sức của chân phải và tay trái nâng thân người lên khỏi mặt địa hình và đẩy người về trước. khi chân phải duỗi thẳng tự nhiên thì đặt đùi và cẳng chân trái xuống. cứ như vậy chân phải tay trái phối hợp đảy người tiến đến vị trí sác định, mắt luôn quan sát hướng địch.

b) Lê thấp: Động tác cơ bản như lê cao, chỉ khác là khi tiến đặt cả cẳng tay trái xuống đất, bàn tay quay sang phải, đàu cúi thấp hơn.

- Khi mang vật chất khí tài: động tác cơ bản như trên, chỉ khác là súng đeo sau lưng, để vật chất lên cẳng chân, hoặc tay kẹp vật chất đặt lên xườn để tiến.

Chú ý:

- Trường hợp thuận tay trái thì làm động tác ngược lại.

- Không để súng chạm đất.

Khi luyện tập có thể dùng khẩu lệnh “lê thấp (cao) chuẩn bị - tiến”

5. Động tác trườn: Vận dụng ở nơi gần địch, để dò, gỡ mìn, chui qua hàng rao của địch, hoặc khi cần vượt qua địa hình bằng phẳng, nơi vật che khuất cao ngang tầm người nằm.

a) Trườn ở địa hình bằng phẳng:

- Tư thế chuẩn bị: Người nằm sấp, súng đặt bên phải dọc theo thân người, cách thân người 25 – 30cm đầu nòng súng hướng về phía trước và cao ngang tầm đầu, hộp tiếp đạn quay ra ngoài. Hai tay gập, khuỷu tay rộng hơn vai, hai bàn tay và hai cẳng tay úp xuống đất sát vào nhau và đặt dưới cằm hoặc hơi chếch về trước. hai chân duỗi thẳng, hai mũi bàn chân chống xuống đất, hai bàn chân khép lại tự nhiên.

- Khi tiến: Hai tay đưa về phía trước khoảng 10 – 15cm, hai mũi bàn chân co về trước, dùng sức của hai tay và hai mũi bàn chân nâng người lên và đẩy, người về trước, bụng và ngực lướt trên mặt đất, đầu cúi xuống, cằm gần sát địa hình. Cứ như vậy, phối hợp hai chân hai tay để tiến. tiến được 2 đến 3 nhịp, tay phải cầm ốp lót tay đưa súng về trước đặt nhẹ xuống địa hình, rối tiếp tục tiến.

b) Trườn ở địa hình mấp mô.

Động tác cơ bản giống như trườn ở địa hình bằng phẳng, chỉ khác: hai tay co, khuỷu tay khép sát sườn, hai bàn tay chống sát nách, nâng người cao hơn để tiến.

Khi mang vật chất, khí tài, trang bị: Động tác cơ bản như trên, chỉ khác là súng đeo sau lưng, vật chất để bên phải thân người. khi lấy vật chất, người nghiêng sang trái, chân phải co lên, hai tay đưa vật chất về trước, rồi tiếp tục tiến.

Chú ý:

- Không để súng chạm vào các vật sung quanh.

- Không đưa súng qua đầu.

Khi tập luyện có thể dụng khẩu lệnh “trườn chuẩn bị - tiến”

6. Động tác vọt tiến

Thường vận dụng khi vượt qua địa hình trống trải, khi địch tạm ngưng hỏa lực. vọt tiến thực hiện ở tất cả các động tác đứng, quỳ, nằm…

- Động tác vọt tiến ở tư thế cao: khi đang đi, đứng, quỳ, ngồi… tay phải sách súng, nếu có trang bị khác thì đeo súng vào sau lưng, hai tay ôm trang bị. người hơi cúi về trước, dùng sức của hai chân bật người về trước chạy nhanh. Quá trình vận động chuyển súng thành tư thế sẵn sàng chiến đấu.

- Động tác vọt tiến ở tư thế thấp: Khi đang nằm, bò, trườn… người hơi nghiêng về bên trái, chân trái co lên đùi cao ngang thắt lưng, chân phải duỗi thẳng tự nhiên, tay phải chuyển súng hoặc trang bị dọc theo người đặt ngang bên hông, dùng sức của tay trái và hai chân nâng và đẩy người bật dậy, chân phải bước lên vụt chạy. Quá trình vận động chuyển súng thành tư thế sẵn sàng chiến đấu.

- Động tác vọt tiến vận dụng: Tay phải cầm ốp lót tay, đặt súng sang bên phải, hai tay chống xuống trước ngực, dùng lực của hai tay, hai chân nâng người lên, chân phải bước về trước thành tư thế chạy nhanh. Quá trình vận động chuyển súng thành tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Chú ý:  Trước khi vọt tiến nếu địch đang theo dõi thì phải di chuyển vị trí sang trái hoặc phải rồi mới vọt tiến.

Khi luyện tập có thể dụng khẩu lệnh “vọt tiến”

 

BÀI 7 : LỢI DỤNG ĐỊA HÌNH, ĐỊA VẬT

- Hiểu rõ khái niệm, ý nghĩa, yêu cầu lợi dụng các loại địa hình, địa vật.

- Nắm được những điểm chú ý khi lợi dụng các loại vật che khuất, che đở.

- Biết vận dụng phù hợp các tư thế, động tác với các loại địa hình, địa vật trong các tình huống.

 

I – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊA HÌNH, ĐỊA VẬT

1. khái niệm về địa hình, địa vật che khuất, che đỡ

a) Địa hình, địa vật che khuất

 Là những vật có thể che được hành động, nhưng không chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom (pháo, cối, lựu đạn) của địch xuyên qua.

 Ví dụ : bụi cây, bụi cỏ rậm rạp, cánh cửa …

b) Địa hình, địa vật che chở

 Là những vật chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom ( đạn pháo, cối, lựu đạn) của địch, đồng thời che kín được hành động như địa hình, địa vật che khuất.

 Ví dụ : mô đất, gốc cây, bờ ruộng, vật kiến trúc kiên cố, …

c) Địa hình trống trải

 Là những nơi không có vật che khuất hoặc che đỡ

 Ví dụ : bãi bằng phẳng, đồi trọc, mặt đường …

2. Ý nghĩa , yêu cầu

a) ý nghĩa

  Lợi dụng địa hình, địa vật là để che khuất và che đỡ hành động của ta, dùng vũ khí tiêu diệt địch thuận lợi, bảo vệ mình.

b) Yêu cầu

 - Quan sát được địch nhưng địch khó phát hiện ta.

 - Tiện đánh địch nhưng địch khó đánh ta.

 - Hành động phải khéo léo, bí mật, tinh khôn.

 - Ngụy trang phù hợp, không làm rung động và thay đổi hình dáng, màu sắc địa vật lợi dụng.

 - Tránh lợi dụng địa vật đột xuất.

3. Những điểm chú ý khi lợi dụng

 Khi lợi dụng một vật cụ thể phải căn cứ vào nhiệm vụ, ý định hành động của mình;  tình hình địch; thời tiết, ánh sáng ; hình dáng, tính chất, màu sắc của vật lợi dụng để xác định cách lợi dụng cho phù hợp.

 Trước khi lợi dụng phải xác định rõ :

 - Lợi dụng để làm gì ? ( quan sát, vận động, ẩn nấp, bắn súng, ném lựu đạn, làm công sự, bố trí vật cản …)

 - Vị trí lợi dụng ở đâu ? ( phía sau, bên phải, bên trái hay phía trước, cách xa hay gần vật lợi dụng …)

 - Vận dụng tư thế, động tác nào ? (đứng, quỳ, năm, đi , chạy hay bò … )

 Hành động khi lợi dụng : nhẹ nhàng, thận trọng hay nhanh, mạnh …

II – CÁCH LỢI DỤNG ĐỊA HÌNH, ĐỊA VẬT

1. Lợi dụng địa hình, địa vật che khuất

 Lợi dụng địa hình, địa vật che khuất chủ yếu để che kín một số hành động như : quan sát, vận động, ẩn nấp hoặc làm công sự, bố trí vật cản … để tiêu diệt địch

a) Vị trí lợi dụng

 Tùy theo thời tiết, ánh sáng, tính chất kín đáo và màu sắc của vật lợi dụng để lợi dụng phía sau, bên cạnh hoặc phía trước, gần hoặc xa vật lợi dụng …

 - Đối với vật che khuất kín đáo : dug điều kiện thời tiết, ánh sáng, màu sắc như thế nào đều có thể lợi dụng phía sau vật. Ban đêm, nếu vật lợi dụng có màu sắc và ánh sáng ( sáng, tối) phù hợp với người có thể lợi dụng cả bên cạnh hoặc phía trước.

 - Đối với vật che khuất không thật kín đáo : chủ yếu là lợi dụng phía sau. Nếu về phía địch có ánh sáng nhiều hơn phía ta thì lợi dụng sát gần vật ; nếu ánh sáng phía ta nhiều hơn phía địch thì không nên lợi dụng. Nếu phía ta và địch có ánh sáng đều nhau, vị trí lợi dụng phải ở xa vật một khoảng cách phù hợp.

b) Tư thế động tác khi lợi dụng

 Tùy theo vật lợi dụng cao hay thấp, to hay nhỏ để vận dụng các tư thế phù hợp . vận dụng tư thế  : đi, chạy, bò , trườn (khi vận động ), đứng, quỳ, nằm ( khi ẩn nấp ) đều phải thấp và nhỏ hơn vật lợi dụng.

 - Hành động khi lợi dụng phải hết sức bí mật, khéo léo, thận trọng, không làm rung động, thay đổi hình dạng và màu sắc của vật lợi dụng

Chú ý :

- Trường hợp để làm công sự, bố trí vật cản để tiêu diệt địch, phải chọn nơi kín đáo, bất ngờ, tiện ngụy trang, địch khó phát hiện.

- Khi đã tiêu diệt địch hoặc bị địch phát hiện phải nhanh chóng rời khỏi vị trí đó, tiếp tục lợi dụng vật khác.

2. Lợi dụng địa hình, địa vật che đỡ

 Lợi dụng địa hình, địa vật che đỡ chủ yếu để có tư thế  vững vàng, dùng hỏa lực tiêu diệt địch chính xác, đồng thời tránh đạn bắn thẳng, mảnh bom, mảnh đạn của địch gây thiệt hại cho ta. Trong mọi trường hợp cần che giấu hành động có thể lợi dụng vật che đỡ.

a) Vị trí lợi dụng

 - Lợi dụng để che dấu hành động khi quan sát, vận động, ẩn nấp. Vị trí lợi dụng cơ bản như lợi dụng vật che khuất.

 - Lợi dụng để bắn súng, ném lựu đạn, làm công sự, bố trí vật cản. vị trí lợi dụng chủ yếu ở phía sau hoặc phía sau bên phải vật.

b) Tư thế, động tác khi lợi dụng

 - Tùy theo vật lợi dụng cao hay thấp để vận dụng các tư thế  : đứng, quỳ hay nằm bắn hoặc ném lựu đạn cho phù hợp, nhưng chủ yếu phải lấy yếu tố thuận lợi để tiêu diệt địch đồng thời bảo vệ được mình.

 - Động tác cụ thể khi lợi dụng vật che đỡ để bắn súng, ném lựu đạn ở tư thế đứng và tư thế  quỳ.

3. Vận động ở địa hình trống trải

 - Khi vận động : dù ban đêm hay ban ngày đều phải lợi dụng sơ hở của địch hoặc sương mù, khói bụi che mắt địch … vận dụng động tác vọt tiến để nhanh chóng vượt qua địa hình trống trải. ban đêm, nếu điều kiện không vọt tiến được thì ngụy trang phù hợp, dùng tư thế  thấp, nghiêng người để thu nhỏ mục tiêu, khéo léo thận trọng tiến thẳng về hướng địch, người không nhấp nhô và không làm rung động ngụy trang khi đến gần địch hoặc lợi dụng được địa hình kín đáo.

 - Khi ẩn nấp và quan sát, chủ yếu lợi dụng nơi có màu sắc thích hợp, dùng tư thế  thấp thu nhỏ mục tiêu, hành động phải hết sức không khéo, thận trọng, chủ yếu là không làm thay đổi hình dạn tư thế  một cách đột ngột và rung động ngụy trang.

 

BÀI 8 : CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN

- Hiểu được khái niệm, đặc điểm, yêu cầu và những nội dung cơ bản của công tác phòng không nhân dân

- Nhận thức được trách nhiệm của công dân đối với công tác phòng không nhân dân

I – SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN

1.  Khái niệm chung về công tác phòng không nhân dân

  Công tác phòng không nhân dân là tổng hợp các biện pháp và hoạt động của quần chúng nhân dân nhằm đối phó với các cuộc tiến công hảo lực bằng đường không ( máy bay, tên lửa hành trình, bom đạn công nghệ cao và bom đạn thông thường … ) của địch. Phòng không nhân dân chủ yếu do đông đảo quần chúng nhân dân tiến hành bao gồm toàn bộ các cấp, các ngành, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội tham gia, được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và điều hành thống nhất tập trung của nhà nước từ trung ương đến địa phương. Phòng không nhân dân được tổ chức, chuẩn bị chu đáo, luyện tập thuần thục trong thời bình và sẵn sàng chuẩn bị đối phó với chiến tranh có thể bất ngờ xảy ra.

 Công tác phòng không nhân dân coi các hoạt động sơ tán, phòng tránh khắp phục hậu quả để giảm bớt tổn thất đến mức thấp nhất là chính, đồng thời phát động toàn dân bắn máy bay địch, bắt giặc lái cùng các lực lượng phòng không hình thành một hệ thống hỏa lực phòng không rộng khắp, vững chắc đánh thắng tiến công hỏa lực bằng đường không của địch. Phòng không nhân dân nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho nhân dân, bảo đảm lực lượng chiến đấu, bảo vệ các mục tiêu quan trọng của đất nước, giảm thiệt hại về người và tài sản do tiến công đường không của địch gây ra, giữ vững sản xuất đời sống, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2. Sự hình thành và phát triển của công tác phòng không nhân dân

a) Âm mưu của địch tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại  bằng không quân và hải quân ra miền Bắc ( 1964 – 1972 )

 Đế quốc Mĩ đã tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại trên miền Bắc (1964 – 1972 ), đó là cuộc tiến công hỏa lực liên tục dài ngày bằng bom đạn của máy bay, pháo hạm. Trong cuộc chiến tranh đó, hỏa lực chủ yếu là bom đạn của không quân, mục đích là phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, làm lung lay quyết tâm đánh Mĩ của nhân dân ta, ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn ( miền Bắc ) cho tiền tuyến lớn ( miền Nam).

b) Những chủ trương, biện pháp tiến hành công tác phòng không nhân dân của ta trong  thời kì chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ

 - Nhận rõ âm mưu của địch, với nghệ thuật chiến tranh nhân dân, Đảng và nhà nước ta đã tổ chức vận dụng kết hợp cả 2 hình thức:

 + Chủ động sơ tán, phòng tránh bảo toàn và giữ vững, phát triển tiềm lực đất nước

 + Kiên quyết đánh trả tiêu diệt lực lượng tiến công đường không của địch.

 Sơ tán, phòng tránh và đánh trả đều mang tính chủ động tích cực và kiên quyết được liên kết chặt chẽ với nhau nhằm đạt mục đích chung đánh thắng chiến tranh phá hoại của không quân Mĩ. Nếu chỉ sơ tán, phòng tránh mà không tổ chức duy trì, ổn định phát triển kinh tế, chính trị, xã hội để bảo đảm cho chiến tranh thì hoạt động sơ tán phòng tránh trở nên hoàn toàn bị động, khó bảo toàn được tiềm lực. Nếu chỉ sơ tán, phòng tránh mà không kiên quyết đánh trả để địch tự do hoạt động đánh phá thì không thể nào bảo toàn được. Ngược lại nếu chỉ chú trọng đầu tư, tổ chức đánh trả địch tiến công đường không mà không chủ động tổ chức phòng tránh thì dù lực lượng phòng không mạnh đến đâu cũng không thể ngăn chặn được hoàn toàn lực lượng tiến công đường không của địch để bảo toàn lực lượng ta.

 - Ngày 20/5/1963, Bộ chính trị, ban chấp hành trung ương Đảng đã ra chỉ thị đầu tiên về công tác phòng không nhân dân trên toàn miền Bắc.

 - Ngày 25/7/1963 , Chính phủ ra nghị định số 112/CP về việc tổ chức công tác phòng không nhân dân.

-Tháng 1/1964, được sự ủy quyền của chính phủ, bộ tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức hội nghị phòng không nhân dân toàn miền Bắc lần thứ nhất. Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ cụ thể của công tác phòng không nhân dân bao gồm cả đánh địch, sơ tán, phòng tránh và khắp phục hạu quả, bảo đảm giao thông, quy định rõ nhiệm vụ và tổ chức phòng không nhân dân ở các cấp, các ngành.

- Tháng 06/1964, Bộ chính trị, Ban chấp hành trung ương Đảng ra chỉ thị “Tăng cường sẵn sàng chiến đấu chống lại mọi âm mưu khiêu khích, phá hoại miền Bắc”. thực hiện chỉ thị trên, ngày 24/06/1964 Chính phủ ra quyết định số 100/CP về công tác phòng không nhân dân. Sau đó ngày 23/12/1964 Chính phủ ra quyết định số 184/CP thành lập ủy ban phòng không nhân dân Trung ương do phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh làm chủ nhiệm, để điều hành công tác phòng không nhân dân trên toàn miền Bắc.

Triển khai thực hiện nghiêm túc , hiệu quả các chỉ thị của bộ chính trị, nghị quyết của chính phủ về công tác phòng không nhân dân,  chúng ta đã tạo nên một thế trận phòng không ba thứ quân vững chắc, có hỏa lực đánh địch ở mọi độ cao, trong đó chỉ tính riêng hỏa lực phòng không của lực lượng dân quân, tự vệ đã bắn rơi 424 chiếc máy bay các loại của Mĩ, chiếm 10% tổng số máy bay Mĩ bị bắn rơi trên miền Bắc, bắt sống hàng trăm giặc lái Mĩ.

Đồng thời với đánh trả, chúng ta đã chủ động triển khai nhanh chóng công tác sơ tán, phòng tránh, công tác tu sửa, đào mới hầm hào, thực hành, thông báo, báo động phòng không kịp thời, thường xuyên , đảm bảo cho nhân dân xuống nơi ẩn nấp, nên đã hạn chế thiệt hại do địch gây nên. Về khắp phục hậu quả, các địa phương đều tổ chức lực lượng chuyên cứu hỏa, cứu sập, cứu thương, cơ động ứng cứu sửa chữa, khôi phục trận địa chiến đấu, cầu đường bảo đảm giao thông vận chuyển. thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân trên mặt trận đất đối không, đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ. Cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, toàn dân bắn máy bay, bắt giặc lái, toàn dân làm công tác sơ tán, phòng tránh, khắp phục hậu quả, toàn dân bảo đảm giao thông vận tải.

c) Yêu cầu, nhiệm vụ công tác phòng không nhân dân trong tình hình mới.

 Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc ( nếu xảy ra ) sẽ có nhiều đặc điểm mới và khác so với các cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng trước đây. Đó là cuộc chiến tranh xảy ra với vũ khí công nghệ cao. Thời gian chiến tranh diễn ra có thể ngắn hơn, nhưng mức độ khốc liệt, tàn phá sẽ lớn hơn nhiều. khái niệm “thời kì đầu”, chuyển tiếp từ thời bình sang thời chiến chỉ còn ý nghĩa tương đối. nếu không chuẩn bị và luyện tập kĩ lưỡng, đất nước có thể bị bất ngờ, thế trận có thể bị phá vỡ, do khó khăn, mất mát từ hậu phương, từ các có sở kinh tế - chính trị - xã hội.

 Để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ công tác phòng không nhân dân trong tình hình mới, ngày 01/7/2002 thủ tướng chính phủ kí ban hành nghị định số 65/2002NĐ-CP về công tác phòng không nhân dân. Đây là cơ sở pháp lí để tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài, nhằm tăng cường xây dựng thế trận quốc phòng về phòng không nhân dân trên phạm vi cả nước. nghị định này thay thế nghị định số 112/CP ngày 25/7/1963 của hội đồng chính phủ về tổ chức công tác phòng không nhân dân trong thời kì chiến tranh chống Mĩ.

 Nghị định xác định rõ vị trí, vai trò và mục đích công tác phòng không nhân dân là một nội dung quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, là một bộ phận của thể trận chiến tranh nhân dân trên mặt trận đất đối không, nhằm thực hiện phòng tránh, đánh trả và khắp phục hậu quả các hành động xâm nhập tiến công đường không của địch, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ tài sản nhà nước, tài sản của nhân dân.

II – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN TRONG TÌNH HÌNH MỚI

1. Xu hướng phát triển của tiến công hỏa lực

a) Phát triển về vũ khí trang bị

 Mang tính đa năng, tầm xa, tác chiến điện tử mạnh, tàng hình, hệ thống điều khiển hiện đại, độ chính xác cao, sức công phá mạnh và ngày càng hoàn thiện.

b) Phát triển về lực lượng

 Theo hướng tinh gọn, đa năng, cơ động, hiệu quả, tính tổng thể, tính liên quân, hợp thành cao, cơ cấu hợp lí, cân đối, bảo đảm cho mỗi thành phần, mỗi đơn vị đều có khả năng độc lập tổ chức thực hiện nhiệm vụ của mình.

c) Phát triển về nghệ thuật tác chiến

 Do sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện vũ khí, trang bị và tổ chức lực lượng, tiến công hỏa lực đường không đã phát triển mang tính đột phá. Nó đã phát triển, trở thành một biện pháp tác chiến chiến lược, phương thức tiến hành chiến tranh mới cao hơn, nó là một kiểu chiến tranh mới – chiến tranh bằng tiến công hỏa lực từ xa của chủ nghĩa đế quốc vì các nguyên nhân sau :

- Tiến công hỏa lực đường không hiện nay có thể tiến công từ xa, ngoài phạm vi biên giới, vùng trời, vùng biển của một quốc gia, ngoài phạm vi sát thương của hỏa lực phòng không đối phương, không phải trực tiếp tiếp xúc với các lực lượng đánh trả nên tránh được thương vong về sinh lực, đây là vấn đề nhạy cảm đối với dư luận trong nước.

- Tiến công hỏa lực hiện nay không phụ thuộc nhiều vào không gian, thời gian tiến hành, tiến công có thể ban ngày, ban đêm, vào bất kì lúc nào, không phụ thuộc nhiều vào không gian và thời gian của mục tiêu định tiến công.

- Tiến công hỏa lực không cần đưa quân đi chiếm đất, nhưng áp đặt được mục đích chính trị, đạt được mục tiêu chiến lược lại hạn chế được dư luận trong và ngoài nước lên án.

 

2. Phương thức phổ biến tiến hành tiến công hỏa lực của địch

a) Tiến công từ xa

b) Đánh đêm bay thấp, sử dụng phương tiện tàng hình, tác chiến điện tử mạnh, đánh từng đợt lớn kết hợp đánh nhỏ lẻ liên tục ngày đêm

 Địch không chỉ tiến công từ xa, mà buộc phải đột nhập vào các khu vực mục tiêu vì các nguyên nhân sau :

 - Tiến công từ xa khó đánh được các mục tiêu di động, cơ động.

 - Một số lớn mục tiêu, địch nắm không chắc các thông tin cần thiết để đặt chương trình cho tên lửa hành trình.

 - Số lượng tên lửa hành trình có hạn, lại không thể đánh được tất cả các loại mục tiêu.

c) Sử dụng vũ khí chính xác, công nghệ cao đánh vào các mục tiêu trọng yếu

- Chia đợt và các mục tiêu đánh :

+ Đợt 1 : đánh các lực lượng phòng không, không quân, các trung tâm thông tin, viễn thông.

+ Đợt 2 : đánh các sở chỉ huy, trung tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giao thông chiến lược, trung tâm kinh tế, tiềm lực quốc phòng.

+ Đợt 3 : đánh vào các mục tiêu quân sự như khu vực bố trí các tập đoàn quân chiến lược, chiến dịch, không loại trừ địch đánh vào các trung tâm đông dân cư, đánh đòn tâm lý gây hoang mang, dao động sợ hãi trong nhân dân.

- Thủ đoạn trong hoạt động :

   + Tổ chức trinh sát nắm chắc các mục tiêu định tiến công và tình hình các mặt, nghi binh chiến lược, chiến dịch chiến thuật, tác chiến điện tử mạnh, rộng rãi, sử dụng phương tiện tiến công tàng hình, đột nhập độ cao thấp, ban đêm để tạo bất ngờ, đặc biệt là đợt đầu tiên.

   + Sử dụng tổ hợp các loại phương tiện trang bị, vũ khí có tính năng tác dụng khác nhau, tiến công đồng thời từ nhiều hướng, nhiều độ cao, đánh vào nhiều mục tiêu cùng một lúc. Đánh ác liệt từng đợt lớn kết hợp với đánh nhỏ lẻ liên tục ngày đêm 24/24 giở, đánh vào khu đông dân cư, vào lực lượng vũ trang gây tâm lý hoang mang, sợ chiến đấu lâu dài hi sinh gian khổ.

   + Sử dụng hệ thống chỉ huy, tình báo, thông tin hiện đại tổ chức điều hành, nắm chắc tình hình các mặt, phản ứng kịp thời, linh hoạt . đặc biệt sử dụng máy bay trinh sát báo động sớm AWACS, E-2C, E-3A, E-8 cùng máy bay tiêm kích khống chế làm chủ bầu trời, khống chế hoạt động của không quân.

   + Kết hợp tiến công hỏa lực với các hoạt động bạo loạn lật đổ, tình báo, ngoại giao, kinh tế …

3. Đặc điểm, yêu cầu công tác phòng không nhân dân

a) Đặc điểm

 - Công tác phòng không nhân dân được tiến hành trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, có ưu thế vượt trội về phương tiện trang bị, gây khó khăn cho công tác phòng tránh, cơ động, sơ tán, phân tán, đặc biệt đối với các mục tiêu cố định và ít kiên cố.

 - Công tác phòng không nhân dân được tiến hành trong điều kiện vừa phải đối phó với địch trên không, vừa phải sẵn sàng đối phó với địch mặt đất, mặt nước và bọn phản động nội địa gây bạo loạn, gây cháy nổ, phá hoại. Đây là vấn đề luôn được quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể , khi xác định khu vực sơ tán, phân tán.

 - Công tác phòng không nhân dân được tiến hành trong tình hình đổi mới của đất nước :

 + Nhiệm vụ phòng không nhân dân gắn liền với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

 + Hệ thống mục tiêu cần phải tổ chức phòng tránh đa dạng về chủng loại, phức tạp về yêu cầu bảo vệ, có nhiều khu vực mục tiêu kinh tế, quốc phòng có quy mô và tầm quan trọng chiến lược, kể cả trên bờ và trên biển, đảo.

 + Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi công tác phòng không nhân dân cũng phải đổi mới phù hợp.

 - Công tác phòng không nhân dân là một bộ phận quan trọng của thế trận chiến tranh nhân dân trên mặt trận đất đối không, nên phải có sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ của các lực lượng vũ trang  , lực lượng phòng không ba thứ quân, trên cơ sở nòng cốt là lực lượng bộ đội phòng không và không quân của quân chủng phòng không – không quân, các quân khu, quân đoàn.

b) Yêu cầu công tác phòng không nhân dân

 - Công tác phòng không nhân dân tiến hành theo yêu cầu quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay là phải kết hợp chặt chẽ kinh tế xã hội với quốc phòng, an ninh. Kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, các ngành, các cấp với phương châm cơ bản là : “Toàn dân – toàn diện – tích cực chủ động – kết hợp giữa thời bình và thời chiến ”

 - Công tác phòng không nhân dân là đảm nhiệm phần “phòng” trong nhân dân, đó là công tác quân sự phổ thông của quần chúng, kết hợp với công tác chuyên môn của nhiều ngành nghiệp vụ, của nhà nước để chống tiến công đường không của địch. Thể hiện tính chất nhân dân, tính chất quần chúng trong chiến tranh.

 Địch có ưu thế mạnh mẽ về vũ khí phương tiện tiến công đường không mang tính bất ngờ cao, trong khi ta chưa có khả năng ngăn chặn loại trừ, do đó công tác phòng không nhân dân phải được chuẩn bị từ thời bình, để chủ động đề phòng và xử lý khi có tình huống xảy ra.

 - Công tác phòng không nhân dân yêu cầu lấy “phòng” và “tránh” là chính đồng thời phải chuẩn bị đầy đủ mọi mặt để sẵn sàng xử lý mọi tình huống.

 + Phòng tránh gồm : bí mật sơ tán, phân tán, phòng tránh, tại chỗ bằng công sự, hầm hào, ngụy trang nghi binh.

 + Chuẩn bị từ trước để xử lí như : kế hoạch sơ tán, phòng tránh, công tác tổ chức chỉ đạo đến các tổ đội khắp phục hậu quả.

 - Kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chuyên môn và bán chuyên môn của quần chúng, giữa hiện đại và thô sơ, kế thừa và phát huy vận dụng sáng tạo kinh nghiệm trong chiến tranh giải phóng trước đây.

 - Hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng phòng không ba thứ quân để cung cấp tin tức và giúp đỡ kĩ thuật, huấn luyện chuyên môn cho phòng không nhân dân. Hiệp đồng giữa các ngành chặt chẽ thống nhất theo kế hoạch chung.

 

4. Nội dung công tác phòng không nhân dân

a) Tuyên truyền giáo dục về công tác phòng không nhân dân

- Nâng cao nhận thức về nghĩa vụ công tác phòng không nhân dân của mọi công dân trong toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, học sinh, sinh viên.

- Học tập các kiến thức phòng không phổ thông (hiểu biết về địch trên không, về các phương tiện tiến công đường không , máy bay, tên lửa hành trình, bom, đạn…) về tổ chức sử dụng các phương tiện vũ khí bộ binh đánh địch ; về tổ chức thông báo, báo động ; về tổ chức sơ tán, phòng tránh ; về tổ chức khắp phục hậu quả, cứu thương, cứu sập , phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo thong tin liên lạc, đảm bảo giao thông vận chuyển…

- Huấn luyện kĩ thuật, chuyên môn ngiệp vụ cho các tổ, đội chuyên trách.

b) Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động phòng không nhân dân, quan sát diễn biến các đợt đánh phá của địch, đánh dấu vị trí bom, đạn chưa nổ.

* Yêu cầu

- Hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng phòng không quốc gia với các nguồn tình báo, mạng trinh sát của lực lượng phòng không ba thứ quân, để xây dựng hệ thống trinh sát, thông báo tình hình địch kịp thời trong mọi tình huống.

- Triệt để tận dụng các yếu tố địa hình có lợi như điểm cao đột xuất, cửa sông, cửa biển, các đảo gần bờ … để bố trí các đài quan sát phòng không.

- Kết hợp chặt chẽ giữa hiện đại và thô sơ, tận dụng mạng thông tin liên lạc dân sự, hệ thống phát thanh truyền thanh, truyền hình để thông báo, báo động phòng không.

* Nội dung

- Tổ chức các đài quan sát bằng mắt để trinh sát phát hiện địch, thông  báo cho lực lượng phòng tránh và đánh trả.

- Tổ chức thu tin tức tình báo trên không từ sở chỉ huy cấp trên, sở chỉ huy các đơn vị hiệp đồng, từ các trạm rada ở gần (bao gồm cả rada phòng không – không quân và rada hải quân ) và từ các đài quan sát bằng mắt của các đơn vị bạn có trên địa bàn tác chiến.

- Tổ chức mạng thông tin thông báo, báo động trong nhân dân và định kì tổ chức luyện tập .

- Xác định các quy chế, quyền hạn, thứ tự ưu tiên thông tin, thông báo, báo động phòng không trên từng địa bàn và quyền ra lệnh tình trạng khẩn cấp và thông báo tin tức theo quy định của Bộ Quốc phòng. Thông báo tin tức về phòng không là chủ nhiệm phòng không các cấp.

- Các đài quan sát phòng không được trang bị khí tài quang học như kính chỉ huy TZK, ống nhòm, phương tiện thông tin liên lạc bằng vô tuyến, hữu tuyến điện, kể cả các phương tiện thô sơ như : còi, kẻng, ánh sáng, tiếng súng …

Việc truyền các tin tức tình báo từ các đài quan sát phòng không đến các đơn vị phòng không và các địa phương để phục vụ công tác phòng không nhân dân phải được tiến hành cả trên 2 mạng thông tin quân sự và dân sự bằng tất cả các phương tiện, hình thức thông tin có trên địa bàn như vô tuyến điện, hữu tuyến điện, thông tin vận động, thông tin tín hiệu, phát thanh, truyền hình, truyền thanh…

c) Tổ chức ngụy trang, sơ tán và phòng tránh

- Yêu cầu chung

 + Đảm bảo an toàn nơi sơ tán, phân tán ;

 + Đảm bảo ổ định sản xuất và đời sống nhân dân ;

 + Không tạo ra mục tiêu mới ở khu vực sơ tán ;

 + Không gây hoang mang, rối loạn nơi sơ tán (công tác tổ chức sơ tán phải chặt chẽ , quản lý được dân số ở nơi sơ tán );

 + Phải có kế hoạch từ thời bình và bổ sung, điều chỉnh kịp thời khi tình hình thay đổi .

 - Nội dung sơ tán, phân tán

 + Sơ tán đến khi ổn định mới trở lại : người già, trẻ em , những người không tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu. các xí nghiệp, cơ quan, nhà máy rời đi nhưng vẫn bảo đảm hoạt động bình thường đặc biệt là kho tàng, tài liệu, chất cháy nổ.

 + Sơ tán tại chỗ trong tình huống khẩn cấp : được thực hiện đối với lực lượng phải ở lại bám trụ trên địa bàn, khi phát hiện địch có khả năng đánh lớn, để duy trì sản xuất đảm bảo cho nhu cầu quốc phòng và nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân. Phải thực hiện phân tán, giãn dân tại chỗ để giảm mật độ người, tài sản, phương tiện ở các trọng điểm đánh phá.

 + Tổ chức phòng tránh tại chỗ.

 Yêu cầu

  • Tận dụng lợi thế địa hình tự nhiên để tổ chức phòng tránh kết hợp chặt chẽ giữa hệ thống hầm hào, công trình phòng tránh với công trình chiến đấu.
  • Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong tổ chức xây dựng công trình phòng tránh ;
  • Thực hiện nhà nước, nhân dân cùng làm, lấy lực lượng nhân dân tại chỗ, cơ sở địa phương là chính.
  • Kết hợp chặt chẽ giữa thô sơ và hiện đại trong tổ chức ngụy trang, xây dựng công trình phòng tránh ;
  • Cần có giải pháp đồng bộ phòng chống tác chiến điện tử và vũ khí công nghệ cao của địch. Kết hợp chặt chẽ công tác tổ chức với các biện pháp kĩ thuật và chiến thuật, kết hợp thô so và hiện đại.

Nội dung

  • Cải tạo hệ thống hang động để cất giấu tài sản, cơ sở vật chất kĩ thuật, kho tàng …
  • Xây dựng các công trình ngầm để phòng tránh ;
  • Xây dựng hệ thống hầm, hào trú ẩn ở các gia đình, cơ quan , xí nghiệp cơ sở kinh tế và ở các khu vực công cộng ;
  • Ngụy trang các mục tiêu bảo vệ và ngụy trang chống trinh sát của địch. Có nhiều cách ngụy trang, từ đơn giản đến phức tạp như : làm biến dạng bên ngoài mục tiêu, che phủ giống như môi trường xung quanh, khó phân biệt mục tiêu, chống phản xạ, tạo màn khói, làm mục tiêu giả … ;
  • Khống chế ánh sáng các mục tiêu và khu vực mục tiêu không thành quy luật ;
  • Xây dựng công trình bảo vệ :  như tường chắn, địa đạo, công trình ngầm giao thông hào, hầm trú ẩn cá nhân, hầm chữ A cho 5 – 7 người, loại đơn giản và kiên cố.
  • Phòng gian, giữ bí mật. thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp chống gián điệp, nội gián, các quy định về bảo mật phòng gian các công trình phòng thủ quân sự, dân sự …

d) Tổ chức đánh trả và phục vụ chiến đấu

 Cách đánh : Dựa vào thế trận khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố và thế trận chiến tranh nhân dân, tạo thành thế trận phòng không vững mạnh, rộng khắp và có trọng điểm. Tập trung đánh địch bảo vệ các trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế quan trọng đồng thời đánh địch rộng khắp, ngay trên đường bay của chúng.

 Lực lượng phòng không nhân dân nòng cốt là phòng không dân quân tự vệ, lấy đánh rộng khắp mọi nơi, mọi lúc, mọi điều kiện với trang bị có trong tay cả hiện đại, chưa hiện đại và thô sơ để đánh địch. Phát động toàn dân và huy động mọi lực lượng, phương tiện tham gia đánh địch, toàn dân bắn máy bay, toàn dân vây bắt giặc lái, tạo thế và lực cho lực lượng phòng không chủ lực có trang bị hiện đại, xác suất tiêu diệt lớn, phát huy hiệu quả, đánh thắng tiến công hỏa lực bằng đường không của địch.

e) Tổ chức khắp phục hậu quả

 Yêu cầu

- Sử dụng các tổ chức, lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất kĩ thuật tại chỗ sẵn có ở các cơ quan, xí nghiệp, cơ sở kinh tế, địa phương.

- Công tác tổ chức phải chặt chẽ, kết hợp giữa các lực lượng chuyên nghiệp và không chuyên trong đó có các tổ, đội chuyên trách làm lực lượng nòng cốt, chuẩn bị đầy đủ phương tiện chuyên dùng được huấn luyện và luyện tập thường xuyên.

- Phải tích cực chủ động kịp thời để giảm bớt thiệt hại, nhanh chóng ổn định đời sống xã hội với phương châm : sử dụng lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất tại chỗ là chính .

 Nội dung khắp phục hậu quả

- Tổ chức cứu thương bao gồm : tự cứu ở từng gia đình, cá nhân và tổ chức các tuyến cấp cứu, các đội cấp cứu từ cơ sở trở lên.

- Tổ chức lực lượng cứu sập ở các cấp tỉnh, thành, quận, huyện, thị xã, xã, phường, cơ quan, xí nghiệp, cơ sở kinh tế.

- Tổ chức cứu hỏa ; cứu hộ trên sông, biển.

- Tổ chức khôi phục đảm bảo giao thông, thông tin liên lạc …

- Tổ chức lực lượng chôn cất nạn nhân chiến tranh, làm sạch môi trường, phòng chống dịch bệnh, ổn định đời sống xã hội.

5. Tổ chức, chỉ đạo công tác phòng không nhân dân ở các cấp

 Để thực hiện công tác phòng không nhân dân được hiệu quả, ngày 06/01/2003 thủ tướng chính phủ đã quyết định thành lập ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân Trung ương do đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban, các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ cử một đồng chí Thứ trưởng làm ủy viên. Ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân địa phương do Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban, Trưởng các ban, ngành của địa phương là ủy viên. Hiện nay, hệ thống chỉ đạo công tác phòng không nhân dân từ trung ương đến cư sở đã đi vào hoạt động, nhiều nơi đã tổ chức diễn tập nhằm cụ thể hóa các nội dung công tác phòng không nhân dân trong điều kiện mới.

 

BÀI 9 : TRÁCH NHIỆM VỦA HỌC SINH VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC

 - Hiểu được tầm quan trọng của an ninh quốc gia và một số nội dung cơ bản trong phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc.

 - Xây dựng ý thức trách nhiệm của học sinh đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc.

 

I – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ AN NINH QUỐC GIA

1. Bảo vệ an ninh quốc gia

 Là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

 Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

2. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia

 - Bảo vệ chế độ chính trị , nhà nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Na xã hội chủ nghĩa.

 - Bảo vệ an ninh về tư tưởng, văn hóa, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

 - Bảo vệ an ninh kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia.

 - Bảo vệ bí mật nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.

 - Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm và nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia.

3. Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia

a) Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ

 Là nội dung trọng  yếu hàng đầu, thường xuyên, cấp bách hiện nay của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành. Nội dung cơ bản là :

 - Bảo vệ chế độ chính trị, Nhà nước, Đảng.

 - Giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của tổ chức Đảng, nhà nước.

 - Bảo vệ các cơ quan và những người Việt Nam đang làm việc, học tập ở nước ngoài.

 - Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá, gây chia rẽ đoàn kết và làm tha hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên.

b) Bảo vệ an ninh kinh tế

 - Bảo vệ sự ổn định, phát triển của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

 - Bảo vệ đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh.

c) Bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng

 - Bảo vệ sự ổn định và phát triển bền vững của văn hóa, tư tưởng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

 - Bảo vệ sự đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống tinh thần và xã hội.

 - Bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc,

 - Bảo vệ đội ngũ văn nghệ sĩ, những người làm công tác văn hóa, văn nghệ.

d) Bảo vệ an ninh dân tộc

 - Bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc cùng phát triển theo đúng Hiến pháp, pháp luật của nhà nước.

 - Ngăn ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc để làm những việc trái pháp luật, xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

e) Bảo vệ an ninh tôn giáo

 - Đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng, nhà nước đối với nhân dân.

 - Đấu tranh với các đối tượng, các thế lực lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng.

 - Thực hiện đoàn kết, bình đẳng giúp nhau cùng phát triển giữa các tôn giáo, cộng đồng dân cư bảo đảm tốt đời, đẹp đạo, phụng sự Tổ quốc.

g) Bảo vệ an ninh biên giới

 - Bảo vệ an ninh, trật tự của tổ quốc ở khu vực biên giới quốc gia, cả đất liền và trên biển.

 - Chống các hành vi xâm phạm chủ quyền biên giới, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng theo tinh thần “giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là vùng biển đảo”

h) Bảo vệ an ninh thông tin

 - Bảo đảm an toàn, nhanh chóng, chính xác và bí mật của thông tin trong quá trình xác lập, chuyển tải, thu nhận, xử lí và lưu giữ thông tin,

 - Chống lộ, lọt những thông tin bí mật của nhà nước.

 - Ngăn chặn các hoạt động khai thác thông tin trái phép, dò tìm mật mã, mật khẩu để đánh cắp thông tin trên mạng.

IIHỌC SINH VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC

 Bảo vệ an ninh tổ quốc là nhiệm vụ của toàn xã hội, là trách nhiệm của mọi công dân. Để thực hiện trách nhiệm công dân, mỗi học sinh cần thực hiện được những vấn đề sau :

1. Nâng cao nhận thứuc, trách nhiệm của học sinh về nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc trong thời kì mới

 - Nhận thức được tính chất, nhiệm vụ, nội dung nhiệm vụ an ninh quốc gia là thường xuyên, phức tạp, quyết liệt và lâu dài. Từ đó xác định trách nhiệm là một lực lượng tuyên truyền tích cực cho nhiệm vụ này.

 - Tích cực học tập nâng cao kiến thức về Hiến pháp và pháp luật, hiểu được những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia.

 - Luôn nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.

 - Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ an ninh tổ quốc.

2. Thực hiện tốt những nội dung bảo vệ an ninh quốc gia

 - Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, tự giác chấp hành pháp luật và quy chế nhà trường, chính quyền, đoàn thể, góp phần xây dựng phong trào sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

 - Thực hiện phương châm : học sinh với 3 không.

 + Không xem, đọc, lưu truyền các văn hóa phẩm phản độn, đồi trụy ;

 + Không a dua bôi nhọ, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước, chế độ và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc ;

 + Không truy cập các website chứa những nội dung không lành mạnh, phản động.

 - Không tự pháp lập hội, câu lạc bộ, ra báo, bản tin, tạp chí và các hình thức khác trái quy định của pháp luật. cảnh giác, tích cực phòng ngừa những âm mưu, thủ đoạn phá hoại cách mạng của các thế lực thù địch.

 - Đoàn kết, tương trợ giúp lẫn nhau trong học tập, rèn luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, góp phần xây dựng đoàn thanh niên vững mạnh.

 - Tích cực tham gia tuyên truyền, hướng dẫn cùng mọi người thực hiện nhiệm vụ, nội dung bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới.

3, Nâng cao cảnh giác, chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần bảo vệ an ninh tổ quốc

 - Luôn nên cao cảnh giác, phát hiện và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin về : người có dấu hiệu nghi vấn phạm tội ; hoạt động tệ nạn xã hội ; chống đối, xuyên tạc chế độ và chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước.

 - Chủ động đề phòng, không để bị kẻ xấu kích động, lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật, gây rối an ninh trật tự. tích cực, tự giác tham gia giải quyết các nhiệm vụ theo yêu cầu của công tác an ninh và giữ gìn trật tự an ninh xã hội.

 - Gần gũi, động viên giúp đỡ những người lầm lỡ, sa ngã để giúp họ mau chóng tiến bộ, hòa nhập với cộng đồng. đồng thời, kiên quyết không bao che khuyết điểm mà phải cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho nhà trường hoặc gia đình để có biện pháp giải quyết kịp thời, tích cực.

 - Phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, tổ chức cho học sinh tham gia trong chính trị phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ an ninh tổ quốc.

 

 

nguon VI OLET